Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 28/01/2023, 13:15 PM

Chùa Giác Hoa: Ngôi cổ tự trăm tuổi với kiến trúc độc đáo ở Bạc Liêu

Chùa Giác Hoa (Bạc Liêu) được xây dựng cách nay hơn 100 năm, với kiến trúc nghệ thuật kết hợp giữa phương Đông và phương Tây.

Chùa Giác Hoa (tọa lạc ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) thờ Phật theo phái Bắc tông. Tháng 3/1919, cô Hai Ngó (Huỳnh Thị Ngó) hiến tiền, đất xây dựng ngôi chùa theo lối “nội công, ngoại quốc”, kết hợp kiến trúc nghệ thuật giữa phương Đông và phương Tây.

Chùa là tổng thể các công trình kiến trúc lớn nhỏ, được bố trí chặt chẽ, cân đối. Phía trước là Chánh điện, phía sau là sân Thiên tịnh và ngôi nhà Hậu tổ (thờ gia tiên và cô Hai Ngó, người sáng lập ra ngôi chùa).

Chùa Giác Hoa được xây dựng kết hợp kiến trúc nghệ thuật giữa phương Đông và phương Tây.

Chùa Giác Hoa được xây dựng kết hợp kiến trúc nghệ thuật giữa phương Đông và phương Tây.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, ngôi chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Và người dân ở các nơi đến cầu tự, tham gia các hoạt động lễ hội thường niên như: rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, rằm tháng Mười, ngày lễ Phật đản…

Từ năm 1940 đến 1975, ngôi chùa là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, nơi đóng quân của bộ đội 1046 và bộ đội Năm Chà, là địa điểm liên lạc của các cán bộ cách mạng.

Đây cũng là nơi tập kết đưa cán bộ vào nội ô thị xã Bạc Liêu và căn cứ của Thị ủy Bạc Liêu ở ấp Đông Hưng, xã Vĩnh Hưng hoạt động. Có thể kể như bà Trần Thị Mạnh (Ba Đào), Nguyễn Văn Đằng (hòa thượng Thích Hiển Giác), Trần Thanh Hồng (Tư Hồng)…

Đặc biệt giai đoạn năm 1940 - 1951, cô Hai Ngó lúc còn sống đã ủng hộ cho cách mạng 40 tấn lúa, nhiều thuốc men chữa bệnh, văn phòng phẩm và nhiều đồ dùng cần thiết khác...

Dưới đây là một số hình ảnh về chùa Giác Hoa ở Bạc Liêu:

Ngôi chùa xây dựng quay về hướng Bắc, mái chùa lợp ngói âm dương, toàn bộ khung sườn như cột, kèo, xiên, đòn tay… làm bằng gỗ căm xe và thao lao, nền lót gạch tàu, tường xây gạch.

Ngôi chùa xây dựng quay về hướng Bắc, mái chùa lợp ngói âm dương, toàn bộ khung sườn như cột, kèo, xiên, đòn tay… làm bằng gỗ căm xe và thao lao, nền lót gạch tàu, tường xây gạch.

Hai bên Chánh điện có nhà Đông lang và Tây lang. Có thể nói ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.

Hai bên Chánh điện có nhà Đông lang và Tây lang. Có thể nói ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.

Sau 18 tháng thi công, ngôi chùa đã được hoàn thiện, khánh thành và đưa vào sử dụng.

Sau 18 tháng thi công, ngôi chùa đã được hoàn thiện, khánh thành và đưa vào sử dụng.

Chùa thờ Phật theo phái Bắc tông và được đặt tên là chùa Giác Hoa. (tượng Đức Phật Dược Sư cao 33m, còn tính từ mặt đất lên là 44m bên trong chùa Giác Hoa).

Chùa thờ Phật theo phái Bắc tông và được đặt tên là chùa Giác Hoa. (tượng Đức Phật Dược Sư cao 33m, còn tính từ mặt đất lên là 44m bên trong chùa Giác Hoa).

Sau khi xây dựng chùa xong, cô Hai Ngó luôn tham gia và thực hiện các công việc lợi ích xã hội như dạy học, giúp đỡ người nghèo…

Sau khi xây dựng chùa xong, cô Hai Ngó luôn tham gia và thực hiện các công việc lợi ích xã hội như dạy học, giúp đỡ người nghèo…

Ngôi chùa đi vào hoạt động không lâu, cô Hai Ngó giao ngôi chùa cho sư cô Diệu Ngọc đứng tên và trụ trì. Còn cô Hai Ngó tiếp tục làm từ thiện đến khi viên tịch (năm 1951).

Ngôi chùa đi vào hoạt động không lâu, cô Hai Ngó giao ngôi chùa cho sư cô Diệu Ngọc đứng tên và trụ trì. Còn cô Hai Ngó tiếp tục làm từ thiện đến khi viên tịch (năm 1951).

Hiện nay, ngôi chùa còn có Trường trung cấp Phật học của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu quản lý, đào tạo các ni cô.

Hiện nay, ngôi chùa còn có Trường trung cấp Phật học của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu quản lý, đào tạo các ni cô.

Sau khi cô Hai Ngó viên tịch ngày 24/4/1951, sư cô Diệu Ngọc trụ trì. Đến năm 1957 giao lại cho đại đức Thiện Quảng trụ trì đến năm 1959. Sau đó giao lại cho Hòa thượng Hồng Minh trụ trì đến năm 1967 thì viên tịch, không có người thay thế trụ trì.

Sau khi cô Hai Ngó viên tịch ngày 24/4/1951, sư cô Diệu Ngọc trụ trì. Đến năm 1957 giao lại cho đại đức Thiện Quảng trụ trì đến năm 1959. Sau đó giao lại cho Hòa thượng Hồng Minh trụ trì đến năm 1967 thì viên tịch, không có người thay thế trụ trì.

Sau khi cô Hai Ngó viên tịch ngày 24/4/1951, sư cô Diệu Ngọc trụ trì. Đến năm 1957 giao lại cho đại đức Thiện Quảng trụ trì đến năm 1959. Sau đó giao lại cho Hòa thượng Hồng Minh trụ trì đến năm 1967 thì viên tịch, không có người thay thế trụ trì.

Sau khi cô Hai Ngó viên tịch ngày 24/4/1951, sư cô Diệu Ngọc trụ trì. Đến năm 1957 giao lại cho đại đức Thiện Quảng trụ trì đến năm 1959. Sau đó giao lại cho Hòa thượng Hồng Minh trụ trì đến năm 1967 thì viên tịch, không có người thay thế trụ trì.

Năm 2011 UBND tỉnh đã phê duyệt dự án trùng tu chùa Giác Hoa với kinh phí 25 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di tích này.

Năm 2011 UBND tỉnh đã phê duyệt dự án trùng tu chùa Giác Hoa với kinh phí 25 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di tích này.

Đồng thời, còn có giá trị văn hóa về tâm linh, hướng con người sống một cuộc sống lương thiện. Chùa thường xuyên mở cửa đón khách thập phương nhân các ngày rằm, ngày lễ…

Đồng thời, còn có giá trị văn hóa về tâm linh, hướng con người sống một cuộc sống lương thiện. Chùa thường xuyên mở cửa đón khách thập phương nhân các ngày rằm, ngày lễ…

Chùa Giác Hoa vừa có giá trị về mặt lịch sử cách mạng, vừa có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật bởi nó là một công trình kiến trúc có sự kết hợp nhuần nhuyễn đường nét Đông - Tây hiếm thấy ở miền Tây Nam bộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Chùa Việt 09:00 19/11/2024

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa

Chùa Việt 16:47 18/11/2024

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.

Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang

Chùa Việt 08:50 18/11/2024

Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Xem thêm