Cách chép kinh sám hối tại nhà Phật tử nên biết
Sám hối là hình thức nhận lỗi và sửa sai trong Phật giáo. Do đó, chép kinh sám hối cũng là cách nhìn nhận lại những sai lầm mà mình đã gây tạo trong quá khứ. Có nhiều loại kinh sám hối khác nhau để Phật tử chọn tụng và chép. Vậy cách chép kinh như thế nào là chuẩn xác?
Chép kinh sám hối là gì?
Sám hối là bày tỏ sự ăn năn với những lỗi lầm mà mình đã mắc phải và phát nguyện không tái phạm lỗi lầm đó. Theo Phật giáo, tất cả chúng sanh tồn tại trên đời đều không thể tránh khỏi lỗi lầm, điều quan trọng là phải mạnh dạn nhìn nhận lỗi lầm của mình để từ đó hướng đến cải thiện bản thân.
Sám hối trong đạo Phật không phải là lời xin lỗi suông, càng không phải là hành động mua chuộc thần linh để tạ tội. Thay vào đó, sám hối đúng nghĩa phải mang lợi ích tích cực ,giúp con người thay đổi hành vi, hướng đến lối sống tốt đẹp, không làm những điều tổn hại đến các chúng sanh khác…
Nghi thức sám hối có thể được thực hiện qua hình thức tụng đọc hay chép kinh đều được. Đây là cách để con người bày tỏ sự hối lỗi của mình về điều sai trái và nguyện vọng không tái phạm. Chép kinh sám hối tại nhà chính là cơ hội để mỗi người nghiền ngẫm ý nghĩa sâu xa trong kinh văn, nhận thức rõ lỗi lầm để không tái phạm.
Giá trị nhất của phương pháp chính là chuyển hóa bản thân. Mỗi người nên thành tâm phát nguyện trừ bỏ điều xấu, làm việc lành, mang đến an lạc và hạnh phúc.
Ý nghĩa của việc chép kinh sám hối
Nghi thức sám hối được thể hiện chủ yếu qua hình thức tụng đọc. Khi đó, con người dùng lời để bày tỏ sự hối lỗi của mình. Bên cạnh việc trì tụng, chúng ta cũng có thể dành thời gian chép tay từng câu kinh. Đó là cơ hội để nghiền ngẫm những ý nghĩa sâu sa trong kinh văn và nhận thức rõ hơn về những lỗi lầm của mình.
Chép kinh sám hối tuy không trực tiếp thể hiện qua lời nói về những lỗi lầm của mình, nhưng khi tâm hồn lắng đọng với từng con chữ, chúng ta vẫn nhận diện sâu sắc những điều sai trái mà mình đã gây ra, những tổn hại mà mình đã mang đến cho các chúng sanh khác.
Giá trị nhất của phương pháp sám hối là chuyển hóa bản thân. Do vậy, sau những lời dạy cao quý mà mình biên chép, chúng ta nên thành tâm phát nguyện trừ bỏ các việc xấu, thực hiện nhiều việc lành, mang đến an lạc cho đời. Như thế, việc chép kinh sám hối càng tăng thêm ý nghĩa.
Cách chép kinh sám hối
Mỗi Phật tử có thể chọn kinh sám hối khác nhau để chép dựa theo truyền thống tu học. Chúng ta cần chú tâm sâu sắc vào nội dung của bài kinh và tuân thủ các quy định khi chép kinh như:
- Lựa chọn địa điểm chép kinh yên tĩnh, không có tiếng ồn, không bị làm phiền bởi các yếu tố khác.
- Chuẩn bị tâm trạng, tâm hồn thoải mái, chân thành với niềm mong ước được xóa tan tội lỗi, tăm tối.
- Không nói bậy, nghĩ bậy hay suy nghĩ lệch lạc trong lúc chép kinh sám hối.
- Chuẩn bị tài liệu như sách kinh, bản in kinh, tài liệu trên internet để chép theo.
- Lựa chọn kinh sám hối có chữ phù hợp với mình để luyện chép.
- Tập trung tâm trí, lắng nghe, thành tâm hối lỗi, mong cầu được xá tội, sửa sai.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tứ trọng Sư
Góc nhìn Phật tử 08:29 18/11/2024Hơn hai tháng trước, vợ chồng tôi đưa hai con đi dự lễ Khai giảng mùng năm tháng chín tại trường Nguyễn Du cho cháu gái lớp Tám và trường An Cựu cho cháu trai lớp Hai.
Cô đơn giống như một cuộc hẹn hò với chính mình
Góc nhìn Phật tử 11:00 17/11/2024Thỉnh thoảng, trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa và giá trị thực sự của cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những cung đường của cô đơn.
Hạnh khiêm cung, nền móng vững chắc của sự thành công
Góc nhìn Phật tử 11:00 16/11/2024Hạnh khiêm cung là nét đẹp tinh tế trong con người, giúp ta bước đi trên con đường thành công một cách vững chắc và ấn tượng.
Tôn sư trọng đạo - nét đẹp tri thức và nhân văn
Góc nhìn Phật tử 06:00 16/11/2024Tôn sư trọng đạo là một trong những giá trị cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng là tinh thần quý báu được truyền thừa trong đạo Phật. Đây không chỉ là biểu hiện của lòng biết ơn đối với người thầy mà còn phản ánh chiều sâu của tri thức và nhân văn.
Xem thêm