Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/08/2023, 15:15 PM

Có nên thờ cốt tại nhà? Người mất đã tái sinh thì việc cúng giỗ hồi hướng có giá trị thế nào?

Vì giải tỏa nghĩa địa nên gia đình tôi đem hài cốt bố mẹ và thân nhân lên hỏa thiêu, đưa về thờ tại nhà thờ cốt được chúng tôi xây riêng, gần bên nhà để tiện hương khói (vì nhà chúng tôi cách chùa rất xa). Kính hỏi, việc thờ cốt tại nhà như vậy đối với quan điểm Phật giáo có nên không?

Hỏi:

Có nhất thiết phải đem cốt lên gởi thờ ở chùa không? Trong ngày giỗ, nên cúng ở bàn thờ gia tiên hay cúng ở nhà cốt? Việc chăm sóc mồ mả của người chết đã lâu năm có giá trị gì về mặt tâm linh hay chỉ đơn thuần là tinh thần hiếu đạo và tập tục của dân tộc? Nếu người chết đã tái sinh thì việc cúng giỗ, làm phước hồi hướng cho họ có giá trị thế nào?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Đối với vấn đề thân xác sau khi chết, thực chất không phải là điều quan tâm lớn của những người theo đạo Phật. Bởi lẽ, sau khi chết, thân xác tứ đại này (đất-thịt xương, nước-máu huyết, gió-hơi thở, lửa-thân nhiệt và năng lượng) theo thời gian tuần tự trả về cho tứ đại. Hỏa táng (thiêu) hay địa táng (chôn) chỉ là những cách tống táng khác nhau (lâm táng-bỏ xác vào rừng, thủy táng-bỏ xác xuống sông, không táng- treo xác lên cây hoặc vách núi…) tùy theo tập tục của mỗi dân tộc, các địa phương.

Đạo Phật quan tâm hơn đến việc cứu độ thần thức sau khi chết, nhất là khai thị, trợ niệm, cầu nguyện và làm phước hồi hướng cho hương linh để hướng thần thức tái sanh vào các cảnh giới an lành. Người Việt và một số nước vùng Đông Nam Á có tập tục địa táng lâu đời, thành ra mồ mả là vấn đề thiêng liêng. Do đó, tín niệm về “mồ yên mả đẹp” luôn gắn liền với đời sống tâm linh của hàng hậu thế đối với các bậc tiền nhân.

Riêng với những người theo đạo Phật, an táng thân nhân theo cách hỏa táng hay địa táng v.v… và việc xây đắp mồ mả ở nghĩa trang hay dựng nhà thờ cốt (để thờ hủ cốt) hoặc gởi tro cốt vào vãng sanh đường thờ ở chùa chỉ là tùy duyên, linh động tùy theo hoàn cảnh, cách nào cũng được miễn là trang nghiêm và đạt chuẩn an toàn về môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Vì thế, bạn không có gì phải băn khoăn khi thờ cốt của thân nhân trong nhà thờ cốt được xây cất riêng ở vườn nhà cả. Điều này cũng tương tợ như một vài nơi người ta chôn cất người thân trong khu đất vườn nhà rộng rãi của họ. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đời sống xã hội hiện nay, người Phật tử cần thay đổi tư duy truyền thống về địa táng bằng hỏa táng để âm dương đều lưỡng lợi.

Đến ngày giỗ, tất yếu phải thiết lễ và cúng kiến tại bàn thờ gia tiên ở gia đình hoặc cúng giỗ ở chùa nếu thờ linh, cốt tại chùa (cũng có thể thực hiện cả hai nơi, vừa cúng ở nhà vừa ở chùa). Kế đến là viếng mộ, tùy theo “mộ” của thân nhân gia đình ở nghĩa trang hay ở vãng sanh đường (hủ cốt) để đến dâng lễ, thắp hương… Thăm viếng, chăm sóc mồ mả tuy không liên hệ đến vấn đề tâm linh (nếu đã tái sinh) nhưng rất quan trọng vì đó là việc làm thể hiện tinh thần hiếu đạo, tưởng nhớ cội nguồn, tri ân tổ tiên. Thường thì đến ngày giỗ, hàng Phật tử cúng giỗ kết hợp với cầu siêu và cúng dường để hồi hướng phước báo cho hương linh ông bà cha mẹ...

Theo kinh Địa Tạng và các kinh điển Phật giáo Bắc truyền, việc làm hiếu đạo ấy hương linh được hưởng ba phần và thân nhân hưởng đến bảy phần phước báo. Tuy nhiên, từ ngày mất đến chung thất (trong vòng 49 ngày) mới là khoảng thời gian quan trọng nhất mà hương linh có thể tiếp nhận trọn vẹn phước báo nhờ thân nhân biết làm các việc phước thiện như bố thí, cúng dường để chuyển hướng tái sanh.

Trong trường hợp hương linh đã tái sanh thì dù sanh ở cõi nào cũng hưởng được phần phước báo ấy. Nếu hương linh tái sanh vào cảnh khổ thì nhờ phước báo mà bớt khổ, nếu sanh về cõi lành thì phước báo của họ càng tăng thêm. Do đó, những lễ nghi cho thân nhân sau khi chết (trong vòng 49 ngày) cần chú trọng đến nội dung nhằm chuyển hóa, trợ duyên, tạo phước cho hương linh.

Cần mạnh dạn loại bỏ những việc làm có tính hình thức không mang lại lợi ích thiết thực cho hương linh như sắm sửa lễ vật rình rang, rượu thịt cúng bái linh đình, thuê các ban nhạc (khí nhạc) đánh thổi và ca hát ồn ào…, chỉ nên tụng kinh cầu nguyện và làm phước hồi hướng cho hương linh. Những lễ lạt về sau như kỵ giỗ hàng năm hay xây dựng mồ mả, nhà thờ tự, thiết nghĩ cần nghiêng nặng hơn về nội dung tưởng niệm, kỷ niệm người quá cố.

Bởi lẽ, sau 49 ngày thì hầu hết các thần thức đều tái sanh vào các cảnh giới tương ứng với nghiệp thức của họ. Vì thế, người Phật tử tổ chức tưởng niệm húy nhật, kỵ giỗ thân nhân quá cố chính là dịp để hàng con cháu tri ân tiền bối, kết nối nguồn mạch tổ tông nhằm giúp con cháu trong dòng tộc đoàn kết thương yêu nhau hơn.

Người mất trong 49 ngày rất trông mong người thân làm phước

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào?

Hỏi - Đáp 13:03 14/04/2024

Câu hỏi: Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào? Nó sẽ giúp gì trong quá trình trị liệu tâm lý?

Mất phương hướng và cô độc

Hỏi - Đáp 08:50 13/04/2024

Em hiện tại đang rất mất phương hướng. Cuộc sống của em rất bí, ít có sự giao lưu với bên ngoài. Em luôn ý thức được điều này, nhưng không biết cách khắc phục, em đã sống cô độc và trầm cảm từ năm phổ thông trung học. Mặc dù gia đình luôn quan tâm, bố em là một người rất nghiêm khắc.

Nhiệm vụ của bạn là nở hoa trước

Hỏi - Đáp 09:00 12/04/2024

Hỏi: Bạch thầy làm sao con có thêm sức chịu đựng. Con đã từng yêu người ấy nhưng bây giờ thì...Bạch thầy con mệt mỏi quá! Mong thầy cho con lời khuyên ạ.

Pháp tu nào phù hợp cho Phật tử mới quy y Tam bảo?

Hỏi - Đáp 10:00 09/04/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử mới quy y nên rất ngỡ ngàng với các sinh hoạt tu học, cách xưng hô với đạo hữu cũng như quý Tăng/Ni trong chùa. Ở nhà, vì không có phòng thờ riêng nên cũng không đọc kinh và tọa thiền được...Mong được chỉ bày thêm để tôi có kinh nghiệm tu tập.

Xem thêm