Thứ bảy, 11/04/2020, 11:12 AM

Chùa Giám - nơi lưu giữ bảo vật quốc gia

“Báu vật” quốc gia có từ cuối thế kỷ 17 tại ngôi chùa Giám, thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương chính là tòa Cửu phẩm liên hoa – Cối kinh. Đây là công trình Phật giáo độc đáo chỉ có duy nhất ở Việt Nam.

 > Chùa Việt Nam - cái nhìn tổng quát

Lược sử chùa Giám

Chùa Giám là một công trình kiến trúc Phật giáo tương truyền có từ thời Lý, xây dựng lại cuối thế kỷ 17 và trùng tu vào đầu thế kỷ 20. Tiền thân vốn là chùa Nghiêm Quang Tự nằm trên một cánh đồng phía đông huyện Cẩm Giàng, nơi thiền sư Tuệ Tĩnh từng hành nghề thuốc cứu người. Sau hơn 6 thế kỷ tồn tại, ngôi chùa cũ đã xuống cấp rất nhiều và bị đe dọa phá hủy bởi bom đạn, cho nên tới tháng 4-1970 phải dời đi gần 7km và dựng lại theo kiến trúc nguyên thủy tại vị trí hiện nay, cách Văn miếu Mao Điền ở phía tây-nam chừng 4km.

Danh y Tuệ Tĩnh.

Danh y Tuệ Tĩnh.

Thời đó đang có chiến tranh, việc tháo rời và di chuyển khối kiến trúc lớn cùng các pho tượng được bảo đảm cẩn thận nhưng chỉ thực hiện bằng phương tiện thô sơ, để hoàn thành phải mất tới 7 tháng trời. Ròng rã mãi đến năm 1975 công trình xây lại ngôi chùa Giám tại thôn Tân Sơn, xã Cẩm Sơn mới được hoàn chỉnh, đúng lúc hòa bình trở về Việt Nam.

Trụ trì chùa Giám hiện nay là Sư thầy Thích Thanh Lương. Trước tình hình nhiều hạng mục bằng gỗ của chùa hiện nay bị xuống cấp nghiêm trọng, Sư thầy và các Phật tử đang gắng sức tổ chức quyên góp để có thể trùng tu, sửa chữa, tiếp tục sự nghiệp bảo tồn di sản lịch sử và văn hóa của những người đi trước.

Chùa Giám hay còn gọi là Nghiêm quang tự.

Chùa Giám hay còn gọi là Nghiêm quang tự.

Kiến trúc chùa Giám

Trước cổng tam quan khá khiêm tốn của chùa Giám có đề 3 chữ Hán “Quán Tự Tại”. Sau tam quan là một sân gạch cũng không thuộc loại lớn rồi đến hồ nước hình chữ nhật, hai bên có các hàng cây xanh ven lối đi lát gạch. Du khách có thể hoặc rẽ trái sang thăm nghè Giám cạnh gốc đa cổ thụ, hoặc vòng qua hòn non bộ đến sân tiền đường rồi đi dọc theo bức tường dài phía bên phải để vào chùa trong.

Chùa Giám mang phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung hưng với mặt bằng hình “nội Công ngoại Quốc”. Khu chùa chính có tường vây kín xung quanh và cửa ngách thông sang nhà Tăng. Tiền đường thấp nhưng khá rộng, gồm 5 gian 2 dĩ, kết nối với hậu cung theo hình chuôi vồ. Các vì chạm hoa lá, các bức cốn và cửa võng chạm quần long cầu kỳ. Bên gian hữu mạc có treo một quả chuông cổ.

Sau hậu cung là một cột hương bằng đá cổ, rồi đến ngôi nhà phẩm xây trên nền cao, rộng gần 8m2 và cao trên 10m, gồm 3 tầng với 12 mái rất đẹp. Bộ khung nhà bằng gỗ, trên lợp ngói vẩy cá, các đầu đao uốn cong, phía dưới có các mảng gỗ được chạm khắc tinh xảo, bên trong đặt tòa Cửu phẩm Liên hoa nổi tiếng độc đáo.

Song song bên ngoài chính điện và nhà phẩm là 2 dãy hành lang tả hữu với mái cũng thấp, gồm 11 gian thờ tượng 18 vị La Hán chen lẫn các tấm bia đá cổ. Hậu đường không sâu nhưng rộng 7 gian, trong đó đặt các ban thờ Thiền Sư Tuệ Tĩnh, thờ Mẫu và thờ sư Tổ. Tại gian hữu cũng có treo một quả chuông cổ.

Bên hữu khu chùa chính có một vườn tháp mộ trầm mặc. Bên tả là sân cây cảnh với các dãy nhà Tăng, nhà khách, nhà thọ trai kề liền nhau thành hình thước thợ. Từ đây nhìn vào chùa chính chỉ thấy những phần mái cao và bức tường rất dài. Phần lớn diện tích của khuôn viên ngôi chùa Giám rộng lớn được che phủ bởi những tán lá cây xanh mát mẻ.

Nghệ thuật tượng sơn thếp của chùa Việt

Báu vật quốc gia: Tòa Cửu phẩm liên hoa

Nhà Cửu phẩm .

Nhà Cửu phẩm .

Điểm nhấn đặc sắc nhất của chùa Giám hiện nay là Tòa Cửu phẩm liên hoa được đặt ở chính giữa nhà cửu phẩm. Nhà Cửu phẩm hình vuông 4 mặt giống nhau, cao 3 tầng, 12 mái. Kiến trúc chính của nhà Cửu phẩm là 4 cột tứ trụ và 12 cột quân cùng hệ thống xà kẻ góc hầu hết bằng gỗ lim, tất cả các chi tiết đều được kiến tạo hết sức mềm mại đặc trưng của kiến trúc thời Hậu Lê. Mái tạo dáng 12 đầu đao cong, lợp ngói mũi, trên chóp có phù điêu hình nậm rượu.

Bảo vật quốc gia tại chùa Giám.

Bảo vật quốc gia tại chùa Giám.

Tòa Cửu phẩm được sơn son thiếp vàng với những nét hoa văn có giá trị thẩm mĩ cao. Tòa Cửu phẩm được đặt trên ngõng đá tựa ổ bi. Vào ngày lễ Phật mọi người đẩy cây cửu phẩm quay một cách nhẹ nhàng. Trên các tầng hoa sen có 144 pho tượng ở 54 lần cánh sen, tầng trên cùng có tượng A di đà. Cửu phẩm niên hoa còn được lưu giữ nguyên bản kiến trúc cổ và là một trong ba tòa Cửu phẩm (chùa Bút Tháp - Bắc Ninh, chùa Động Ngọ Thanh Hà - Hải Dương) có giá trị đặc biệt về nghệ thuật điêu khắc và trang trí ở nước ta.

Cách bài trí tượng chư Phật, chư Bồ tát ở các chùa Việt

"Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, hoa khai kiến phật ngộ vô sanh"

Tòa Cửu phẩm niên hoa chùa Giám còn được lưu giữ nguyên bản kiến trúc cổ và là một trong ba Tòa Cửu phẩm (chùa Bút Tháp - Bắc Ninh, chùa Động Ngọ Thanh Hà - Hải Dương) có giá trị đặc biệt về nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ truyền còn được lưu giữ ở nước ta cho đến ngày nay.

Năm 2016, tòa cửu phẩm liên hoa của chùa Giám được công nhận là bảo vật quốc gia.

Bảng công nhận tòa tháp trở thành bảo vật quốc gia vào năm 2015. Hiện nay, trên cả nước chỉ còn ba tòa Cửu Phẩm Liên Hoa còn tồn tại, trong đó có một tháp ở Bắc Ninh và hai tháp ở Hải Dương.

Bảng công nhận tòa tháp trở thành bảo vật quốc gia vào năm 2015. Hiện nay, trên cả nước chỉ còn ba tòa Cửu Phẩm Liên Hoa còn tồn tại, trong đó có một tháp ở Bắc Ninh và hai tháp ở Hải Dương.

Tháp cửu phẩm liên hoa có niên đại hơn 300 năm, là cổ vật mang đậm giá trị lịch sử, kiến trúc Phật giáo. Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh.

Tháp cửu phẩm liên hoa có niên đại hơn 300 năm, là cổ vật mang đậm giá trị lịch sử, kiến trúc Phật giáo. Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh.

Những đường nét điêu khắc tinh xảo.

Những đường nét điêu khắc tinh xảo.

Theo quan niệm của Phật giáo, cứ quay một vòng tháp Cửu Phẩm Liên Hoa thì lời trì tụng sẽ được nhân lên thành 3.542.400 lần, để người niệm mau đạt tới chính quả.

Mỗi tầng có 18 pho tượng Phật, trong đó tượng Phật A di đà ngồi thiền ở giữa còn 2 tượng Phật Quan âm đứng 2 bên. Tầng trên cùng là một pho tượng Phật A di đà lớn chạm trần nhà và được giữ cố định, mang ý nghĩa cho sự tĩnh lặng.

Mỗi tầng có 18 pho tượng Phật, trong đó tượng Phật A di đà ngồi thiền ở giữa còn 2 tượng Phật Quan âm đứng 2 bên. Tầng trên cùng là một pho tượng Phật A di đà lớn chạm trần nhà và được giữ cố định, mang ý nghĩa cho sự tĩnh lặng.

Cửu phẩm liên hoa không chỉ mang thông điệp từ bi, vị tha, bác ái của đạo Phật mà còn thể hiện sự phát triển của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử ở nước ta. Sự hiện diện của các tòa tháp Cửu phẩm liên hoa ở Việt Nam một lần nữa khẳng định nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao ở nước ta vào cuối thế kỷ 17, 18.

>Xem thêm video: Chân lý của hạnh phúc:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm