Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/10/2021, 08:28 AM

Chùa Hương Lãng – tiếng vọng từ những dấu tích nghìn năm

Giá trị kiến trúc đặc sắc nhất còn được lưu giữ ở chùa Hương Lãng là hệ thống hiện vật thời Lý rất độc đáo. Chùa còn gọi là chùa Lạng thuộc thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm. Tương truyền chùa do Thái hậu Ỷ Lan xây dựng từ thế kỷ XI.

Lược sử Chùa Hương Lãng

Chùa Hương Lãng, tên ban đầu là Thạch Quang Tự, nay còn có tên là Viên Giác Tự. Hướng chính của chùa là hướng Nam nhìn ra sông Lạng. Chùa không chỉ thờ Phật mà còn thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan - một người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà dưới thời nhà Lý. Bà cũng là người có công xây dựng lên ngôi chùa này.

Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý, khoảng năm 1115 với cấu trúc bằng đá, có cấu tạo hình thù độc đáo mang đậm dấu ấn của nghệ thuật điêu khắc đá thời Lý bấy giờ. Chùa còn để lại một số di vật thời Lý như cột đá, sấu đá và đặc biệt là tượng sư tử bằng đá (người dân địa phương thường gọi là ông Sấm).

Nằm ở thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, chùa Hương Lãng, còn gọi là chùa Lạng là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt nam. Tương truyền, chùa do Thái hậu Ỷ Lan cho xây dựng vào thời Lý, khoảng năm 1115.

Nằm ở thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, chùa Hương Lãng, còn gọi là chùa Lạng là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt nam. Tương truyền, chùa do Thái hậu Ỷ Lan cho xây dựng vào thời Lý, khoảng năm 1115.

Do biến thiên của lịch sử và thời gian, ngôi chùa đã có nhiều lần được tu sửa lại. Ngày nay, chùa Hương Lãng được xây dựng nhỏ hơn so với nền móng cũ, gồm nhà đại bái, tiền đường và hậu cung. Trước chùa có 6 tượng sấu đá quay đầu ra phía trước, góp phần tạo nên nét riêng độc đáo cho ngôi chùa. Trên tượng sấu đá có những đường hoa văn mềm mại, sắc nét được điêu khắc tinh xảo. Đó là hình người cưa xẻ, leo cầu vồng, người vả và những hình rồng, phượng uốn lượn thanh thoát mang ý nghĩa cát tường. Bởi vậy, chùa Hương Lãng được coi là di tích lịch sử văn hóa, khoa học lâu đời.

Nằm ở thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, chùa Hương Lãng, còn gọi là chùa Lạng là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt nam. Tương truyền, chùa do Thái hậu Ỷ Lan cho xây dựng vào thời Lý, khoảng năm 1115

Được mở rộng qua nhiều triều đại, chùa từng có quy mô lớn với bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”. Đáng tiếc rằng trong kháng chiến chống Pháp, chùa đã bị phá huỷ. Các điện thờ của chùa hiện nay đều được xây lại sau năm 1954.

Được mở rộng qua nhiều triều đại, chùa từng có quy mô lớn với bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”. Đáng tiếc rằng trong kháng chiến chống Pháp, chùa đã bị phá huỷ. Các điện thờ của chùa hiện nay đều được xây lại sau năm 1954.

Kiến trúc chùa Hương Lãng

Tòa tiền đường có cấu trúc gồm 4 hàng cột, tất cả các cột đều được kê trên các tảng kê bằng đá có hình cánh sen, được trang trí hoa văn của thời nhà Lý. Tòa Hậu cung được kiến trúc gồm 2 tầng, 8 mái. Giữa hậu cung là tượng thần Sấm đội tòa sen. Những đường nét chạm trổ và hoa văn tinh tế tạo nên một không gian tâm linh huyền bí, hài hòa khiến cho mỗi du khách đến chùa đều cảm thấy cung kính và thanh tịnh.

Theo các nhà nghiên cứu di sản văn hoá, linh vật sư tử đội toà sen tại chùa Hương Lãng là bệ linh vật sư tử biểu trưng cho nghệ thuật điêu khắc thời Lý còn tương đối hoàn hảo, lớn nhất Việt Nam. Bệ đá hoa sen này có tổng chiều dài 4,2 m, rộng 3,5 m, cao 1,15 m được ghép bằng các viên đá vuông chạm hình hoa thiêng mềm mại, các khối nổi trên bề mặt tượng hầu như không có góc cạnh gồ ghề, tất cả đều nhẵn, êm và chau chuốt.

Ngoài thờ Phật, chùa Hương Lãng còn thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan – một người phụ nữ đã có những đóng góp to lớn cho việc trị quốc cũng như sự phát triển phật giáo của nhà Lý.

Ngoài thờ Phật, chùa Hương Lãng còn thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan – một người phụ nữ đã có những đóng góp to lớn cho việc trị quốc cũng như sự phát triển phật giáo của nhà Lý.

Sư tử đá tại chùa Hương Lãng là một trong ba tác phẩm điêu khắc đá đồ sộ, to lớn, mỹ thuật đẹp của thời Lý còn lưu giữ ở nước ta và là bệ đá hoa sen có hình tượng linh vật sư tử đội tòa sen lớn nhất cả nước mà đến nay chưa có bệ đá nào có thể so sánh được.

Bức tượng được tạo hình từ một tảng đá nguyên khối, thể hiện linh vật sư tử trong tư thế phủ phục trên bệ đá, đầu đội tòa sen, dáng khỏe khoắn với những hoa văn tinh tế, đặc trưng thời Lý. Theo phỏng đoán, đây là phần bệ của tượng Phật đặt trong chính điện chùa xưa.

Ngoài ra, tại chùa Hương Lãng còn lưu giữ một số hiện vật quý từ thời nhà Lý như: 4 cột đá vuông góc đỡ các xà đá của công trình, nhiều tảng đá chân cột chạm khắc cánh hoa sen và hoa cúc rất tỉ mỉ, tinh vi... Với những giá trị về văn hóa – lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, chùa đã được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1974.

Giá trị kiến trúc đặc sắc nhất còn được lưu giữ ở chùa là hệ thống hiện vật thời Lý rất độc đáo. Nổi bật trong đó là tượng sư tử đá, hay còn gọi là tượng ông Sấm, được đặt ở hậu cung của chùa.

Giá trị kiến trúc đặc sắc nhất còn được lưu giữ ở chùa là hệ thống hiện vật thời Lý rất độc đáo. Nổi bật trong đó là tượng sư tử đá, hay còn gọi là tượng ông Sấm, được đặt ở hậu cung của chùa.

Bức tượng được tạo hình từ một tảng đá nguyên khối, thể hiện linh vật sư tử trong tư thế phủ phục trên bệ đá, đầu đội tòa sen, có chiều dài khoảng 2m, cao khoảng 1,2m, dáng khẻa khoắn với những hoa văn tinh tế, đặc trưng thời Lý. Theo phỏng đoán, đây là phần bệ của tượng Phật đặt trong chính điện chùa xưa.

Bức tượng được tạo hình từ một tảng đá nguyên khối, thể hiện linh vật sư tử trong tư thế phủ phục trên bệ đá, đầu đội tòa sen, có chiều dài khoảng 2m, cao khoảng 1,2m, dáng khẻa khoắn với những hoa văn tinh tế, đặc trưng thời Lý. Theo phỏng đoán, đây là phần bệ của tượng Phật đặt trong chính điện chùa xưa.

Ngoài ra chùa Hương Lãng còn một tấm bia đá ghi lại việc trùng tu chùa vào thế kỷ 16. Tượng sư tử, các bức tay vịn bằng đá là những tác phẩm điêu khắc đá vô giá của thời Lý hiện còn trên đất nước ta.

Những hiện vật thời Lý khác của chùa Hương Lãng là một loạt bức tay vịn bằng đá đồ sộ nằm trước Phật điện.

Những hiện vật thời Lý khác của chùa Hương Lãng là một loạt bức tay vịn bằng đá đồ sộ nằm trước Phật điện.

Các tay vin này vốn nằm hai bên các bậc cấp dẫn lên chính điện chùa xưa, được chạm hình tượng phượng, sấu và hoa cúc dây rất tinh xảo.

Các tay vin này vốn nằm hai bên các bậc cấp dẫn lên chính điện chùa xưa, được chạm hình tượng phượng, sấu và hoa cúc dây rất tinh xảo.

Dù không còn nguyên vẹn, số lượng và mức độ cầu kỳ của các bức tay vịn là minh chứng cho tầm vóc cùa chùa Hương Lãng thời kỳ khởi lập.

Dù không còn nguyên vẹn, số lượng và mức độ cầu kỳ của các bức tay vịn là minh chứng cho tầm vóc cùa chùa Hương Lãng thời kỳ khởi lập.

Rải rác trong khuôn viên chùa còn có nhiều tảng đá chân cột chạm khắc cánh sen và hoa cúc điển hình thời Lý.

Rải rác trong khuôn viên chùa còn có nhiều tảng đá chân cột chạm khắc cánh sen và hoa cúc điển hình thời Lý.

Ngoài ra còn có rất nhiều kết cấu kiến trúc bằng đá của ngôi chùa cổ, là tư liệu nghiên cứu quan trọng về nghệ thuật kiến trúc của người Việt xưa.

Ngoài ra còn có rất nhiều kết cấu kiến trúc bằng đá của ngôi chùa cổ, là tư liệu nghiên cứu quan trọng về nghệ thuật kiến trúc của người Việt xưa.

Với những giá trị về văn hóa – lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, chùa Hương Lãng đã được hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1974.

Với những giá trị về văn hóa – lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, chùa Hương Lãng đã được hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1974.

Đi lễ chùa Việt ở các nước trên thế giới

Hằng năm, cứ vào dịp mùng 10 tháng 3 âm lịch, nhân dân trong vùng và khách thập phương lại hành hương về đây tham dự lễ hội truyền thống của chùa. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm vốn có và tọa lạc giữa làng quê yên ả. Với những di vật còn để lại từ thời Lý đến nay, chùa Hương Lãng xứng danh trở thành một di tích lịch sử, văn hóa lâu đời. Đó là niềm tự hào của nhân dân Hưng Yên nói chung và của người dân Minh Hải nói riêng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Xem thêm