Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 24/04/2018, 07:57 AM

Chùa Ôn Lăng 300 tuổi ở quận 5

Chùa Ôn Lăng còn được gọi là chùa Ông Lào, hội quán Ôn Lăng, hay chùa Quan Âm, tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, P.11, Q.5, Tp.Hồ Chí Minh.

 
Người Hoa có truyền thống giúp đỡ đồng hương với nhau, mà giúp một cách rất tận tình, theo kiểu, đã giúp là giúp cho thật tốt, cho nên hay lập ra các hội quán, trước để làm nơi tâm linh, thờ cúng các tín ngưỡng của dân tộc mình, sau là để làm nơi gặp gỡ, giao lưu, giúp đỡ đồng hương với nhau.
 Sân trước chùa Ôn Lăng
Đó là lý do khu phố người Hoa (Chợ Lớn, quận 5) tại Sài Gòn thường có các hội quán này nọ, với hoạt động tương tự như chùa chiền, miếu mão.
 Phù điêu trên tường ở mặt trước chùa
 
 
Ban đầu, chùa có tên là hội quán Ôn Lăng, được lập ra vào năm 1740 để thờ Thiên Hậu Thánh mẫu và nhiều vị thần theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hoa. Sau này, hội quán thờ thêm Quan Âm Bồ Tát nên còn được gọi là chùa Quan Âm.
 Phù điêu tường trên hành lang sân trước
 
 Hai chiếc lồng đèn lớn được trang trí hai bên hành lang
 
Cái tên “Ôn Lăng” là một địa danh của phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc xưa. Tương truyền, vào cuối thế kỷ XVII, một số người Hoa thuộc phủ Tuyền Châu đã di cư sang Việt Nam và định cư tại vùng Chợ Lớn ngày nay. Sau đó, họ đã lập ra hội quán Ôn Lăng.
 
 Phù điêu trên tường
 Quan Âm Bồ Tát
 Quầy bán nhang đèn
Chùa Ôn Lăng rất rộng và được chia thành nhiều khu vực, nhiều gian thờ thờ nhiều nhân vật tâm linh - lịch sử theo văn hóa Trung Hoa, như: Thiên Hậu Thánh mẫu, ông Bổn (ông Địa), Bà chúa Thai Sinh, Quan Âm, Quan Công, Bao Công, Thành Hoàng, Phật Tổ, các vị La Hán, Tề Thiên Đại Thánh…
 
 
 Cổng hình vòm đi ra phía sau
 Nhang vòng ghi lời khấn nguyện của khách đến chiêm bái
 Đức Phật Thích Ca
 Các vị La Hán
 Giếng trời
 

 Khu vực nuôi rùa
 Hồ nước non bộ
 Đối diện cổng chùa, cách con đường nhỏ…
 … là hồ thả cá/ rùa
 
 Tuy nhiên, có lẽ quá nhiều khách phóng sinh cá, rùa nên hiện tại trước hồ treo biển ngăn không được phóng sinh cá, rùa xuống nữa. Đây là tình trạng chung thường thấy của một số chùa Trung Hoa đông khách đến chiêm bái.

Nguyễn Thị Bình An
Nguồn: https://anvietnam.net/2016/07/16/chua-on-lang-300-tuoi-o-quan-5/
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm