Thứ sáu, 07/12/2018, 10:08 AM

Chùa Phật Quang nơi chứa nhiều báu vật và nhà sư đi chân đất

Chùa Phật Quang là một trong những ngôi chùa sớm nhất của Bình Thuận. Căn cứ vào nhiều tài liệu, có thể trước đây chùa Phật Quang còn có tên “Bồ Đề tự”, dân gian còn gọi là chùa Cát, thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa đã trải qua 18 đời truyền thừa đã được trùng tu nhiều lần, còn giữ được nhiều pho tượng và pháp khí cổ. Ở nơi đây có vị sư trụ trì đã có nhiều công kiến tạo xây dựng chùa, chữa bệnh cho nhân dân với một đời sống rất giản dị, an lạc.

Phát hiện Bộ kinh Pháp hoa cổ nhất thế giới khắc trên gỗ Thị đỏ

Nhân một lần quét dọn Tam Bảo, các sư thầy chùa Phật Quang đã phát hiện một số tấm ván lót dưới nền bị gập ghềnh, khi kéo ra để sắp xếp lại,các sư đã phát hiện cửa của một căn hầm ngay giữa chính điện.

Bài liên quan

Trong hầm có chứa một cũi to rất kiến cố làm bằng gỗ căm xe (loại gỗ quý có thớ mịn, cây cổ thụ có đường kính 1,2 m và cao trên 30m, rất quý hiếm).

Khi tìm cách mở nắp cũi ra, các sư thầy và tăng ni Phật tử rất ngỡ ngàng và vui mừng khôn xiết khi thấy trong đó là một bộ kinh Pháp Hoa được khắc trên 118 tấm gỗ Thị đỏ. Được biết, cây Thị đỏ chỉ phát triển duy nhất tại vùng Bình Thuận, Ninh Thuận, hiện nay đã tuyệt chủng. Một năm, Thị đỏ chỉ rụng 7 lá, thân cây phát ra một nhiệt lượng nóng không loài vật nào dám tới gần. Vào đời vua Lê-chúa Trịnh, Thị đỏ được cống nạp ra Bắc để trưng dụng chạm khắc những tài liệu quan trọng của triều đình.

Bộ kinh Pháp Hoa được tìm thấy dưới nền chùa trong một căn hầm rộng và kiên cố.

Bộ kinh Pháp Hoa được tìm thấy dưới nền chùa trong một căn hầm rộng và kiên cố.

Theo thông tin trên các bản khắc, 3 vị Thiền sư Minh Dung hiệu Pháp Không, Khánh Tài hiệu Thiện Huệ, Thiện Pháp hiệu Bảo Hương và 12 đệ tử thực hiện trong 28 năm (từ 1706-1734) để khắc xong bộ Kinh Pháp hoa gồm 118 bản gỗ Thị huyết với 600.000 con chữ cùng nhiều hình ảnh đức Phật thuyết pháp.

Bộ Kinh Pháp hoa gồm 118 bản gỗ Thị huyết với 600.000 con chữ cùng nhiều hình ảnh đức Phật thuyết pháp.

Bộ Kinh Pháp hoa gồm 118 bản gỗ Thị huyết với 600.000 con chữ cùng nhiều hình ảnh đức Phật thuyết pháp.

Hiện nay trên thế giới chỉ tồn tại 3 bộ kinh Pháp Hoa có niên đại lâu đời, gồm 2 bộ kinh của Trung Quốc và 1 bộ của chính chùa Phật Quang tại Việt Nam. Tuy nhiên, hai bộ kia khắc trên đồng và đá, qua thời gian đã bị mai một nhiều nên nội dung không còn đầy đủ. Chỉ có bộ kinh của chùa Phật Quang do được khắc trên gỗ Thị đỏ nên bộ kinh còn nguyên vẹn 100% cho dù đã có niên đại hơn 300 năm.

Trên thế giới chỉ tồn tại 3 bộ kinh Pháp Hoa có niên đại lâu đời, gồm 2 bộ kinh của Trung Quốc và 1 bộ của chính chùa Phật Quang, Bình Thuận

Trên thế giới chỉ tồn tại 3 bộ kinh Pháp Hoa có niên đại lâu đời, gồm 2 bộ kinh của Trung Quốc và 1 bộ của chính chùa Phật Quang, Bình Thuận

Bộ kinh vô giá đã được xác lập kỷ lục “Bộ kinh Pháp hoa cổ nhất Việt Nam” vào năm 2006 và chưa hết, chùa Phật Quang còn nhận thêm một kỷ lục là ngôi chùa có “mõ gia trì lớn nhất Việt Nam”.

Đào móng chùa, phát hiện 3 pho tượng cổ và 1 quả bom

Năm 2002, chùa khởi công trùng kiến. Khi đào tới móng thứ 9, phát hiện 3 tượng Phật bằng đồng trên 300 năm (hiện đã bị lấy cắp mất 1 tượng) và 1 số cổ vật khác.

Bài liên quan

Đào móng 18, phát hiện một quả bom dài hơn 1,8m, nặng 500kg sót lại từ thời Mậu thân 1968.. Mất 13 ngày công binh mới vô hiệu hóa và mang được quả bom ra khỏi chùa.

Hơn 48 tấn mảnh sành được chở từ Bắc, Nam vào, do các nghệ nhân người Huế lựa chọn sử dụng. Những mảng ghép sành sức mang tính mỹ thuật và kỹ thuật cao khiến ngôi chùa có vẻ đẹp khác biệt độc đáo.

Ngôi chùa có mái và các đầu đao sử dụng chất liệu mảnh sành một cách nghệ thuật

Ngôi chùa có mái và các đầu đao sử dụng chất liệu mảnh sành một cách nghệ thuật

Tính tới thời điểm này, chùa Phật Quang đã được công nhận là ngôi chùa có 3 kỷ lục Guiness Việt nam gồm bộ kinh Liên Hoa khắc bằng gỗ cổ xưa nhất, quả chuông gia trì lớn nhất, cặp mõ gia trì bằng gỗ lớn nhất. Quả chuông gia trì có đường kính 1,2 m, cao 1m, nặng 400kg do nhóm nghệ nhân Quảng Nam thực hiện.

Chuông gia trì nặng 400kg đồng

Chuông gia trì nặng 400kg đồng

Chuông cổ niên đại từ đời vua Lê Chiêu Thống (1741)

Chuông cổ niên đại từ đời vua Lê Chiêu Thống (1741)

Cặp mõ gia trì mỗi chiếc cao 0,8 m, ngang 0,92 m làm bằng gỗ mít Quảng Bình được các nghệ nhân làm trong 7 năm. Chùa còn lưu giữ đại hồng chung có niên đại từ đời vua Lê Chiêu Thống (1741) do hai vị thiền sư đúc từ Phú Yên mang về chùa, bàn cờ Phật bằng chữ Hán chép tay, khổ lớn hình vuông nhằm thể hiện lộ trình của người bắt đầu xuất gia tu Phật cho đến khi đạt quả vị Vô Thượng Chính Giác-thành Phật.

Vị sư đi chân đất chữa bệnh

Ngoài ra, đây là ngôi chùa trang trí nhiều rồng nhất, tới 166 con, trang trí hoa văn và phù điêu nhiều nhất, trong đó có những phù điêu khắc họa cảnh thắng nổi tiếng của Phan Thiết  và Việt Nam. Chùa cũng sắp hoàn thành tòa Bảo Tháp Pháp Hoa cao 32 m để thờ bộ Kinh Pháp hoa và bộ sưu tập 50.000 tượng Phật Di Lặc.

Thầy Thích Huệ Tánh lcó khi cả năm trời chỉ đi đất, nhưng đặc biệt, đôi mắt tinh anh và nụ cười sảng khoái...

Thầy Thích Huệ Tánh lcó khi cả năm trời chỉ đi đất, nhưng đặc biệt, đôi mắt tinh anh và nụ cười sảng khoái...

Không chỉ là ngôi chùa nhiều kỷ lục, chùa Phật Quang trở thành điểm du lịch nổi tiếng mà mọi du khách không thể bỏ qua khi tới thành phố biển xinh đẹp Phan Thiết. Tới đây, mọi người sẽ có thể được gặp thầy trụ trì Thích Huệ Tánh với nét chân quê, chân lúc thì đi đôi guốc mộc “từ 36 năm qua vẫn đi tốt”, có khi cả năm trời chỉ đi đất, nhưng đặc biệt, đôi mắt tinh anh và nụ cười sảng khoái khiến cho ai cũng cảm mến và thuần phục người thầy chân thật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm