Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/08/2014, 17:15 PM

Chùa Phước Huệ - Vương đường Phật giáo Tacoma, tiểu bang Washington

Hôm nay đến ngôi chùa thân thương nhất trên xứ người, do tăng ni, phật tử, đồng hương Việt Nam kiến tạo, dưới sự chứng minh và viện chủ của TT.Thích Phước Toàn, là học trò hàng đầu của Hòa thượng Mãn Giác. Ngôi chùa khang trang, thanh tịnh, không cảnh hữu tình thiền vị, mang dáng dấp của ngôi chùa Việt Nam. 

Với tâm nguyện xây dựng một Trung tâm Văn hóa đúng nghĩa là Văn hóa Phật giáo Việt Nam, khởi đầu chùa tọa lạc trên đường 48 th, East thành phố Tacoma, rộng khoảng gần 2 mẫu (acre). Cố Đại lão Hòa thượng Thích Mãn Giác là Thầy của Thượng tọa Thích Phước Toàn được thỉnh ý đặt tên cho ngôi chùa, và Hòa thượng đã hoan hỉ đề nghị tên chùa là Phước Huệ; nghĩa là lấy Chánh Trí Tuệ làm sự nghiệp và lấy Chánh Phước Đức làm Từ Bi và khiêm cung làm năng lượng để tu học tăng tiến. Từ đó, ngôi chùa ra đời và mang tên chùa Phước Huệ hay Phước Huệ thiền tự thì cùng là một.
 
Nhưng sinh hoạt gặp trở ngại vì chùa nằm lọt trong một khu dân cư và đã gặp sự phản đối. Do đó, Thầy Thích Phước Toàn, Viện chủ đã cùng 6 Thầy và 52 nam, nữ phật tử quyết định phát mãi mảnh đất cũ để mua mảnh đất mới rộng hơn 6 mẫu nằm trên đường 72 ND, để xây dựng nên ngôi Già lam mới hiện nay. Biến ước mơ thành hiện thực trên đất mới mua, Thầy Viện chủ và một số phật tử đã phải ra sức sửa sang hai ngôi nhà cũ dùng làm nơi sinh hoạt phật sự tạm, ngoài ra Thầy phải cất công tìm mua đất đổ bồi vào chỗ trũng, vừa tự mình lái máy ủi để ủi và san lấp cho mặt đất bằng phẳng để chuẩn bị cho công tác xây dựng ngôi chùa.


Một ước mơ đã thành hiện thực - một tâm nguyện đã đơm hoa kết trái - một công trình đã hoàn thành viên mãn. Một đạo tràng của tuệ giác và tâm từ ái đã hiển lộ trên vùng Tây Bắc Hoa Kỳ. Sau 16 năm ròng rã sinh hoạt phật sự và tu học trong hoàn cảnh eo hẹp và đầy khó khăn nghịch cảnh về mọi khía cạnh từ tinh thần đến phương tiện vật chất, và sau 2 năm rưỡi quyết tâm xây dựng, cuối cùng, ngôi chùa trong ước mộng đã xây dựng hoàn toàn viên mãn tại số 2625 72 ND St, Tacoma WA 98404.

Cảnh Trí Phước Huệ thiền tự giờ đây, ngay chính giữa đường vô là bảng hiệu chùa là một khối sa thạch lớn; mặt trước để khắc tên chùa, mặt sau khắc bức phù điêu của Phật Di Lặc. Mục đích là để thiết trí cho liền lạc với những khối đá thiên nhiên đã được đặt trong sân, kế đó là để làm bình phong cho ngôi chùa và bức phù điêu Phật Di Lặc nói lên sự hoan hỷ tươi vui lúc bước vào đất Già Lam.

Tiến vào một đoạn nữa là tượng đức Quán Thế Âm sừng sững lộ thiên bằng cẩm thạch màu trắng, nơi đây mở đầu cánh cửa Từ Bi, đón nhận và chào đón tất cả mọi chúng sanh không phân biệt thân thù, không giai cấp; bình đẳng Phật tánh, luôn luôn lấy pháp thương yêu, hiểu biết của Phật, Bồ tát để đùm bọc, che chở lẫn nhau.

Bên phải, từ ngoài nhìn vô là khu vực tượng trưng cho Vườn Lâm Tỳ Ni, là nơi Thái tử Tất Đạt Đa đã ra đời để đi đến thành Phật cách nay 2664 năm. Ở đây có bà Hoàng hậu Ma Gia, 1 tỳ nữ, hai Thiên Nữ và một đạo sĩ A Tư Đà được thiết kế trong vườn cảnh của hồ Tịnh Thuỷ, mang dáng hình thể bản đồ Việt Nam chữ S. Trên đỉnh có đức Quán Thế Âm với bình Tịnh Thuỷ, dưới chân tượng là thác Bản Giốc, Thành Thăng Long-Hà Nội, giữa có cây cầu Hiền Lương.
 
Vào một đoạn có thành phố Huế, đi vô nữa là thành phố Sài Gòn. Và có cả tháp Di Lặc cốt để tạo dáng cho cảnh hồ. Đi sâu vào bên trong là khung cảnh của Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Phật Thích Ca thành Đạo. Có hai chị, em của tín nữ Tu Sa Đa dâng sữa và dâng trái cây lên đức Phật, trước khi Ngài thành đạo. Bên cạnh cảnh Bồ Đề Đạo Tràng có tượng Địa Tạng để sẵn (sau này, chùa có đủ tài chánh sẽ xây một bảo tháp để thờ những kim tĩnh của những phật tử qua đời đã hỏa táng và gửi vô chùa).

Bên cạnh tượng Địa Tạng là Quan Âm Cát để bảo vệ tượng Quán Thế Âm bằng ci măng, thỉnh từ Việt Nam qua nhưng không chịu nổi thời tiết nắng, tuyết vùng Tây Bắc.
 
Bên trái từ ngoài nhìn vào, nằm giữa ngôi chùa và hội trường là khung cảnh vườn Lộc Uyển là nơi đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều Trần Như. Cũng từ phía này, đi ra ngoài, tôi bắt gặp ngay tháp chuông. Quả chuông Đại Hùng này được đúc từ Huế đưa qua vào năm 2003, đến năm 2005, khi Thầy Viện Chủ đi dự lễ An Vị Phật ở Florida thì ở nhà, quả chuông bị mất trộm. Khoảng 1 tháng sau, có một gia đình Phật tử đã phát tâm đúc một quả chuông khác nhỏ hơn từ Hà Nội gởi qua, hiện được đặt tại chánh điện.

Hai năm sau, vào cuối năm 2007, có người gọi điện thoại đến cho biết quả chuông bị mất đang ở trong kho hàng của ông. Thầy Viện Chủ đã đến coi và nhận diện đúng là quả chuông của chùa bị mất thì người chủ chở chuông trả lại chùa. Và đó là bảo tháp rất trang nghiêm để chưng quả chuông bị mất trộm đã trở về. Phía ngoài tháp chuông này có một gốc cây cidar, dưới gốc cây rợp bóng mát, là khung cảnh Đức Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn.

Thầy Viện Chủ cho biết bốn cảnh trên đây gọi là Tứ Động Tâm, để tưởng niệm và là biểu tượng cho 4 thời kỳ Đức Phật còn tại thế. Ngoài bốn cảnh của Tứ Động Tâm, tổng thể của ngôi Chùa Phước Huệ được thiết kế và trang trí gần giống như cảnh vật thiên nhiên.

Sau cùng, khi bước vô chánh điện, đi dưới Đại Bi Hùng Điện, trên đó có chưng hàng trăm tượng Đức Bổn Sư Thích Ca nhỏ, tôi được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Bổn Sư bằng đồng, cao 3m5 và nặng 3 tấn, toát ra vẻ uy nghi, hùng tráng.

Trong những dịp hàn huyên sau buổi lễ chính của ngày Chủ Nhật hàng tuần, Thầy Viện Chủ tâm tình: "Chúng tôi cũng như tất cả quí phật tử Tacoma nói riêng, phật tử thập phương nói chung, xa hơn nữa là người Việt tha hương đều mang một tâm trạng tha hương buồn, và chắc chắn rằng đều có một tâm nguyện như nhau, đó là đem hết khả năng của mình để bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam, vì nếu Văn Hóa Vìẹt Nam còn thì người Việt còn.

Nếu là đúng tâm nguyện như thế thì chúng ta không phân biệt tôn giáo, hãy xích lại gần với nhau hơn và nâng đỡ lẫn nhau, tạo đoàn kết để giữ gìn và phát huy cả nền văn hóa tâm linh lẫn văn hóa cổ truyền của Việt Nam”.

Tôi lại một lần nữa có cơ duyên hội ngộ và làm phật sự chính tại chốn rừng thiền này, nơi quý tăng, ni đem cả tâm, cả thân của mình, xin phát nguyện vì ánh đạo vàng. Chùa Phước Huệ thành lập cách đây 20 năm, đây như một trong những kỳ quan thu nhỏ từ những Phật tích Ấn Độ. Có thể nói là ngôi chùa bốn bề hương đạo giải thoát, làm nơi thưởng lãm thắng cảnh, chỗ nương tựa, tu tập thiền tịnh của mọi người con Phật, các văn hóa, tâm linh khác nhau. 

Thích Pháp Bảo
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm