Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 26/05/2014, 11:39 AM

Chùa quê vùng núi đơn sơ, ấm áp đạo tràng thanh tịnh

Đời sống tinh thần của những con người chân chất hiền lành từ ngày thấm nhuần ánh sáng Phật Pháp đã trở nên phong phú, họ có thể làm mới làn điệu dân ca Bắc bộ với lời hát ca ngợi đạo Phật. 

Xã Yên Bồng, thị trấn Chi Nê, tỉnh Hòa Bình là một vùng quê thanh bình với nhiều cảnh đẹp từng dãy núi cao sừng sững trùng điệp, đồng lúa xanh gợn sóng trong gió, đầm sen tinh khôi trong nắng. Miền quê này có duy nhất một ngôi chùa đơn sơ với ngôi chính điện và Tăng phòng giản dị, song chùa có khu giảng đường rộng rãi vững chãi, tạm đáp ứng cho khóa tu chủ nhật hàng tuần, nên chùa có một đạo tràng phật tử tinh tấn, thuần thành.

Đó là chùa An Linh do ĐĐ.Thích Tâm Chỉ đến từ chùa Hoằng Pháp, thầy mở lòng từ bi trụ lại để dẫn dắt người dân tu tập từ năm 2011.

Do nhân duyên một lần Thầy về thăm quê cũ tại một xã bên cũng thuộc thị trấn Chi Nê, Thầy đã thấy quê mình hầu như thiếu vắng những mái chùa có thầy dìu dắt, hầu như mọi người lúc đó chưa biết đến Phật Pháp. Thầy quyết định gắn bó với mái chùa ở miền quê hẻo lánh với bao gian nan thử thách, chỉ với động lực duy nhất là tâm nguyện hoằng dương chính pháp lợi lạc quần sinh, động lực đó được tiếp sức bởi sự hiểu biết đúng đắn của Thầy, như Thầy đã chia sẻ “Cuộc sống dù có khó khăn về vật chất nhưng tâm hồn người con Phật lại được thênh thang, an nhiên, vì không lo âu phiền não về của cải”.
 
Với sự cố gắng hết mình vì tha nhân của thầy Tâm Chỉ sau 3 năm, đạo tràng phật tử chùa An Linh hôm nay đều biết tụng niệm rất tốt với tiếng chuông mõ, tiếng khánh thuần thục; không những thế đạo tràng phật tử của ngôi chùa duy nhất ở một miền quê nhỏ bé cũng có đủ oai nghi cung nghinh các quý Thầy một cách nhuần nhuyễn như các đạo tràng phật tử thành phố.

Không những vậy, đời sống tinh thần của những con người chân chất hiền lành từ ngày thấm nhuần ánh sáng Phật Pháp đã trở nên phong phú, họ có thể làm mới làn điệu dân ca Bắc bộ với lời hát ca ngợi đạo Phật.

Từ đó, tình làng nghĩa xóm nay còn là tình đạo hữu chân thật đầy cảm thông và hỷ xả. Đáng quý vô cùng sự chân chất, mộc mạc trong tình cảm và sự mến khách của những người con Phật ở miền quê “gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn”.
 
Bất cứ người khách nào đến với khóa tu chủ nhật hàng tuần ở chùa An Linh cũng có thể cảm nhận được sự biết ơn và quý kính tự đáy lòng của phật tử đối với người Thầy đã gắn bó đồng cam cộng khổ với mình, qua những lời thơ tiếng hát rung động lòng người, như bài thơ của phật tử Vũ Thị Hòa:

“Chùa Linh ngự tại Yên Bồng
Quê hương con có dòng sông hiền hòa
Quang chùa liễu rủ thướt tha
Dưới chân đồng lúa mượt mà tốt tươi
Thương Thầy ra đứng vào ngồi
Lo toan mọi việc chẳng ngơi lúc nào
Phật tử hãy nghĩ làm sao
Đem tâm dốc sức ta vào dựng xây
Hôm nay quý Thầy về đây
Cùng Bác Hùng rõ cảnh đây thế nào
Quê hương biết mấy tự hào
Anh hùng Lạc Thủy ai nào kém đâu
Chỉ tội cái phước không giàu
Cho nên chùa mới nhỏ lâu thế này
Ước gì con có phép màu
Giúp thầy con để dựng lầu Quán Âm
Mong sao Phật tử đồng tâm
Dựng xây Phật Pháp gắng công tu hành
Ai ơi hãy phát nguyện lành
Làm Cấp Cô Độc xây thành chùa to
Để thầy con bớt phải lo
Ta hãy cố gắng làm cho đẹp chùa
Hàng ngày ta đến mà tu
Lên bờ giải thoát tự tu sửa mình”

Vậy nên mở đầu bài giảng pháp, ĐĐ.Thích Tâm Nguyện đã khẳng định rằng, người phật tử ở mọi nơi đều không nghèo, vì sự giàu có trong tinh thần đạo Phật là tình yêu thương rộng lớn bền vững, và là phúc duyên từ vô lượng kiếp vì họ được biết đến Phật pháp và được tu tập an lạc. Bởi Đức Phật dạy, cách sống thiểu dục tri túc là cái gốc cho sự an bình hỷ lạc trong tâm, vì sự tham lam hoàn toàn vắng mặt không còn xúi giục con người đi tìm cầu, và thôi khiến con người khổ vì sở cầu bất đắc nữa :

“Người trí lấy xả làm vui
Lấy không làm có giàu ơi là giàu
Phúc là tâm chẳng lo âu
Thương người mến vật đức nào dày hơn”

Đức Phật đã dạy hàng đệ tử khi một người nông dân đến hỏi Ngài về con bò của anh ta, rằng: Vì sao người nông dân lại tỏ ra vội vã lo lắng như vậy? Vì anh ta lo mất bò. Còn các Thầy tỳ kheo không có con bò nào để mất, nên các Thầy có được sự an lạc trong cuộc sống giải thoát nhẹ nhàng.
 
 
Cho đến ngày nay, nhiều người sở hữu khối tài sản kếch xù, nhưng họ không được sử dụng vì phải nằm viện do lao lực, và cẳng thẳng quá độ để tạo ra và lo giữ tài sản và mạng sống.

Trong bối cảnh đó, cư sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định tài sản quý giá nhất của con người hiện nay là sự bình yên thanh thản trong tâm hồn, điều đó hẳn quý giá, xa xỉ vô cùng, nên người người luôn tranh thủ đi chùa mỗi dịp rảnh để được tĩnh tâm học Phật; và 50 nhà tỷ phú trên thế giới cam kết làm từ thiện cả đời với 90% tài sản một cách thầm lặng, đó là “ lấy xả làm vui, lấy không làm có”.

Vậy nên cư sĩ Thiện Đức đã chúc mừng những ai nghèo về vật chất, và xin chia buồn với những ai giàu về vật chất. Vì sao vậy? Nếu ai cũng hiểu được, người nào trong cảnh cuộc sống nghèo khó mà cảm thấy mình ít khổ, nghĩa là họ đang giàu lên nghị lực sống từ bên trong. Đó là những gì mà Phật Pháp luôn tâm niệm mong được mang lại cho nhân sinh. 

Vì không ai có thể thay đổi hoàn cảnh và số phận trong một sớm một chiều, nhưng ai cũng có thể tự mình thay đổi suy nghĩ cho một tư duy tích cực hơn. Vậy nên trong 49 năm thuyết Pháp độ sinh, đức Phật chỉ nói nhiều nhất về Tứ Diệu Đế: sự thật về khổ và con đường diệt khổ. Đối với người dân nông thôn Việt Nam, nghèo là khổ, nhưng nghèo mà họ biết tu tập, nghĩa là họ đang tìm ra được cách giảm khổ đau.

Bởi vậy cư sĩ Thiện Đức khuyến khích các phật tử ở mọi nơi đưa con cháu mình đến tham dự khóa tu càng đông càng tốt, vì con người nếu được chuẩn bị kỹ càng về tinh thần và tâm hồn càng sớm thì thật tuyệt vời, để tuổi trẻ hạn chế được khổ đau do sai lầm trong cuộc sống, vì tuổi trẻ cần có sự tươi vui và bình yên. 

Trong khi toàn bộ của cải vật chất trên đời này không mua trọn vẹn được một ngày hạnh phúc. Nên ĐĐ.Tâm Nguyên sách tấn cho các đệ tử Phật đừng quên chăm sóc thế giới nội tâm bằng cách tu tập đúng phương pháp. Cư sĩ Thiện Đức khuyên mọi người rằng : một người sắp và đã qua đời, nếu thần thức của họ có thể nghe một câu niệm Phật bên cạnh, điều đó quý báu tương tự như người ăn mày nhận được một triệu. Trong khi thực tế, chưa có một người ăn mày nào nhận được một triệu, nhưng rất nhiều đám tang, đám giỗ đã và đang có những tiếng niệm Phật miên mật.

Như vậy, sự cho đi có còn quá xa vời với con người nữa chăng? Niệm Phật không chỉ vì lợi ích của người khác, mà người nào càng niệm Phật nhiều, người đó càng giàu tình thương, và nhanh chóng được giải thoát tự tại ngày giữa phiền não trong đời, vì con nhớ Phật nghĩa là con đang nghĩ về những điều tốt đẹp nhất trên thế gian, liệu tâm trí lúc ấy có còn khoảng trống dành cho nỗi buồn ngự trị?

Bài chia sẻ giáo lý dành cho đạo tràng chùa An Linh đã hoàn mãn trong niềm hi vọng rằng, từ nay người dân ở đây sẽ được “ngói đủ những không ngủ đói”, nghĩa là họ sẽ có được cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, nhờ sức khỏe tăng lên vì họ không còn thiếu ngủ vì lo lắng nữa. Đúng như lời Phật dạy trong kinh Pháp Cú:

“Ai sống một trăm năm,
Không thấy pháp tối thượng,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được pháp tối thượng.”

Để đáp lại ân tình từ những vị Thầy đã chia sẻ giáo lý Phật đà cho đại chúng, phật tử Vũ Thị Hòa đã tác bạch dâng lời cảm niệm đến những vị khách quý đã trợ duyên cho các quý Thầy hoằng truyền Phật Pháp:

“Cảm ơn bác Nguyễn Mạnh Hùng
Ban kinh tặng sách giúp mình hiểu thêm
Bác đã ban tặng rất nhiều
Khắp miền đất nước kính yêu Thái Hà
Bác Cấp Cô Độc hiển vinh
Hai lần Bác đã tự mình xuất gia
Bác muốn giúp đỡ chúng ta
Như Cấp Cô Độc ở thời Phật xưa
Vậy nên chẳng quản nắng mưa
Gian lao vất vả sớm trưa giúp đời
Bác với quí Thầy về đây
Sẻ chia Phật Pháp dựng xây cuộc đời
Nay Phật tử con đang ngồi
Được nghe Bác nói những lời từ tâm
Nghe rồi ta hãy gắng công
Làm theo lời Phật dạy để không phụ lòng
Chúc Thầy chúc Bác thành công
Thái Hà sách Bác càng đông càng nhiều”
                                                                       
Diệu Hòa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm