Chùa Song Ngư: Nơi neo giữ tâm hồn người dân vùng biển Cửa Lò
Chùa Song Ngư tọa lạc trên đảo Hòn Ngư thuộc thị xã Cửa Lò (Nghệ An). Chùa được xây dựng khoảng thế kỷ XIV, trải qua nhiều thế kỷ, ngôi chùa chịu nhiều tác động bởi chiến tranh, thiên tai. Năm 2005, chùa Song Ngư được trùng tu và trở thành điểm đến tâm linh cho du khách mỗi dịp đến Cửa Lò.
Chùa Song Ngư tọa lạc trên đảo Ngư, ngoài cửa biển Đan Nhai thuộc huyện Chân lộc, nay là Thị xã Cửa Lò. Chùa xây dựng ở vị trí cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, trên núi, dưới biển, phong cảnh non nước hữu tình. Nơi đây trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thi sỹ khi đi qua biển đảo, nên đã có nhiều bài thơ cơ ngợi vẻ đẹp nơi đây. Đặc biệt, vua Lê Thánh Tông trên đường mang quân đia đánh Chiêm Thành qua vùng biển này đã sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng ca ngợi cảnh đẹp đảo Song Ngư, trong đó có câu:
“Đoạn tục Song Ngư tử thủy điên”
Nghĩa là: Màu xanh biếc trên đảo Song Ngư chỗ đứt chỗ nối
Chùa Việt Nam – Những kỷ lục về di sản văn hóa
Tuy chùa không còn nguyên vẹn, nhưng còn lưu lại những dấu tích xưa như nền chùa cũ với cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, giếng chùa và tài liệu thư tịch ghi chép về quả chuông chùa Song Ngư. Theo các ngư dân Cửa Lò, chùa Song Ngư nằm giữa hai lạch lớn là Cửa Hội và Cửa Lò nên các nhà buôn và ngư dân khi đi qua đây đều vào chùa dâng hương cầu xin cho trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, buôn bán gặp nhiều may mắn.
Đặc biệt là các hiện vật khảo cổ học liên quan đến Chùa được phát hiện ngay tại nền chùa cũ như tháp gạch đất nung, đĩa men ngọc, ngói âm dương. Từ những hiện vật đào được trên nền đất chùa cũ, các nhà khảo cổ học thuộc Viện khảo cổ học Việt Nam đã nghiên cứu đánh giá đây là hiện vật thời Lý – Trần. Năm 2005 chùa Song Ngư được phục hồi, tôn tạo trên nền cũ nhưng vẫn mang được kiểu dáng kiến trúc ngôi chùa cổ truyền. Đây là minh chứng cho sự hình thành và phát triển của chùa Song Ngư. Những hiện vật và những dấu tích còn lại là nguồn tài liệu lịch sử quý báu giúp chúng ta hiểu thêm về sự thăng trầm lịch sử ngôi chùa trên vùng biển đảo này.
Dù chùa Song Ngư được phục hồi, tôn tạo trên nền cũ nhưng vẫn mang được kiểu dáng kiến trúc ngôi chùa cổ truyền. Chùa Song Ngư được phục hồi, tôn tạo trên nền cũ. Chùa mang kiểu dáng kiến trúc cổ truyền, bộ khung bằng gỗ, mái ngói âm dương, nền lát gạch đất nung, diện tích là 11.665m2, với các hạng mục công trình như: Bến chùa, đường, vườn, nhà ban quản lý, tam quan, sân, nhà Tả vu, Hữu vu và hai tòa chính là Bái đường, Thượng điện.
Bảo An Thiền Tự - Ngôi chùa sở hữu kiến trúc chùa Việt xưa
Kiến trúc chùa Song ngư gồm các hạng mục: Bến chùa, đường, vườn, nhà khách, tam quan, sân, nhà tả vu, hữu vu và hai tòa chính là Bái đường, Thượng điện. Như vậy chùa Song Ngư 4 tòa đều được làm theo phong cách triến trúc cổ truyền, bộ khung bằng gỗ, mái ngói âm dương, nền lát gạch đất nung với diện tích 11.665m2.
Hiện nay, trong chùa Song Ngư vẫn còn lưu lại những dấu tích xưa như nền chùa cũ với cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, giếng chùa và tài liệu thư tịch ghi chép về quả chuông chùa Song Ngư. Đặc biệt là các hiện vật khảo cổ học liên quan đến chùa được phát hiện ngay tại nền chùa cũ như tháp gạch đất nung, đĩa men ngọc, ngói âm dương.
Cũng như nhiều ngôi chùa khác, chùa Song Ngư thờ Phật theo phái Đại Thừa và phối thờ một vị thần triều Trần là Sát hải Đại vương Hoàng Tá Thốn – vị tướng thủy của Nghệ An, người có công trong việc đánh giặc Nguyên Mông.
Năm 2011 chùa Song Ngư được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Huyền tích Phù Sơn tự
Chùa Việt 11:16 04/11/2024Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang.
Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời
Chùa Việt 20:34 03/11/2024Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.
Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Chùa Việt 09:15 03/11/2024Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Xem thêm