Tượng trong chùa Việt ở miền Bắc diễn tả lịch sử Đức Phật
Đó là những sự kiện quan trọng liên quan đến Phật Tổ từ khi giáng sinh, trưởng thành, lập gia đình, xuất gia tu hành, tu tập đắc đạo, quá trình truyền giáo,… cho đến khi nhập Niết bàn vào năm 80 tuổi, dưới hai cây Sa La.
> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Chùa Việt
Trong các ngôi chùa Việt ở miền Bắc, chủ yếu theo truyền thống Phật giáo Đại Thừa, lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được thể hiện qua các pho tượng bài trí từ thấp đến cao trên Phật điện. Cụ thể, ở tầng thấp nhất, thường là lớp tượng thứ năm từ trên xuống, là pho tượng Cửu Long. Tượng này mô tả về sự kiện khi Đức Thích Ca Mâu Ni vừa giáng sinh từ nách phải của Hoàng hậu Ma Da, có chín con rồng phun nước xuống cho Ngài tắm, đoạn Ngài đi bảy bước, mỗi bước chân nở một hoa sen, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất mà nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” (trên trời dưới trời, chỉ có ta là tôn quý hơn cả). Cho nên, bộ Cửu Long được tạo tác theo kiểu ở chính giữa có pho tượng nhỏ đứng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, vây bọc trên cao và xung quanh là chín con rồng, chư Phật, chư Thiên, bát bộ Kim Cương, nhã nhạc, cờ phướn.

Trong các ngôi chùa Việt ở miền Bắc, chủ yếu theo truyền thống Phật giáo Đại Thừa, lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được thể hiện qua các pho tượng bài trí từ thấp đến cao trên Phật điện.
Trong nhiều Phật điện ở miền Bắc, thường là lớp tượng thứ tư hoặc thứ ba từ trên xuống, bày tượng Tuyết Sơn. Tượng mô tả cảnh Thích Ca tu khổ hạnh/đầu đà ở núi Tuyết Sơn, ban đầu mỗi ngày chỉ ăn một hạt vừng/hạt kê, rồi tiến tới bảy ngày ăn một hạt, nên thân hình gầy còm ốm yếu. Do vậy, tượng Tuyết Sơn được làm theo hình dáng một người mặc áo nhưng gầy yếu tới mức da bọc lấy xương, nên dân gian còn gọi là “ông nhịn ăn mà mặc” để đối lập với “ông nhịn mặc mà ăn” là tượng Phật Di Lặc béo tốt, chỉ mặc có manh áo lơ thơ, để phơi cả bụng và ngực ra, miệng luôn cười hớn hở.
Ở lớp tượng thứ ba hoặc thứ hai từ trên xuống thường bày bộ Hoa Nghiêm Tam Thánh: ở giữa là tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bên trái hoặc đứng trên tòa sen hoặc ngồi trên con sư tử xanh là tượng Bồ tát Văn Thù, bên phải hoặc đứng trên tòa sen, hoặc ngồi trên con voi trắng và Bồ tát Phổ Hiền. Nhiều Phật điện, ở vị trí này, lại bày tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi cầm hoa sen (Niêm hoa/Niêm hoa vi tiếu), bên trái là tượng Ca Diếp với vẻ mặt già, bên phải là tượng A Nan với vẻ mặt trẻ, hai đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca khi Ngài còn tại thế. Pho tượng Đức Phật trong bộ Hoa Nghiêm Tam Thánh hay trong bộ Niêm Hoa đều nhằm diễn tả Thích Ca đã tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.

Pho tượng Thích Ca sơ sinh/Cửu Long
Ngoài ra, trên một số Phật điện ở miền Bắc còn bày tượng Phật Thích Ca Nhập Niết bàn. Tượng Phật Tổ được tạo tác theo dáng nằm, áo phủ toàn thân, tay phải gấp lại chống lên đầu, tay trái để tự nhiên thẳng lên trên chân, hai chân duỗi thẳng, hai mắt hơi nhắm lại như đang ngủ ngon lành.
Các pho tượng Thích Ca sơ sinh/Cửu Long, Tuyết Sơn, Hoa Nghiêm Tam Thánh, Niêm Hoa và Thích Ca Nhập Niết bàn đều nhằm minh họa cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc ngài giáng sinh, xuất gia tu hành nhưng chưa đắc đạo ở giai đoạn đầu, đến lúc thật sự thành đạo, quá trình thuyết pháp độ chúng, cuối cùng là nhập diệt/nhập Niết bàn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Kiến thức
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.
Xem thêm