Chùa Thiên Châu cạnh dòng kênh Bảo Định
Ở phường 3, thành phố Tân An, ngay cạnh TP. HCM, cạnh dòng kênh đào đầu tiên ở Nam Bộ, kênh Bảo Định, có một đại tự mang cái tên đẹp: Chùa Thiên Châu.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về những ngôi chùa Việt độc đáo
Vốn là ngôi tam bảo đơn sơ, gần đây, từ lúc Hòa thượng Thích Minh Thiện về nhận trách vụ trụ trì - quá trình xây dựng lớn diễn ra và ngày nay không gian Thiền Châu tự hoành tráng với các công trình to lớn, chính điện cao và kiên cố ở trung tâm - nơi diễn ra các hoạt động Phật sự chính yếu của tỉnh Long An, chốn hoằng pháp thường xuyên. Vây quanh hạng mục trung tâm ấy là các công trình bề thế của một cơ sở Phật giáo lớn ở cửa ngõ Sài Gòn. Chùa Thiên Châu ngày cũ và hôm nay về kiến tạo vật chất đã hoàn toàn khác.
Thông thường ở Nam Bộ, kênh rạch như bàn cờ, chùa tựa cạnh kênh rạch hay sông là bình thường, có khi vây bọc giữa các dòng kênh xanh mát thành hình thế đất thanh tịnh tự nhiên. Đặc điểm địa lý ấy ví như chùa tựa vào đồi núi hay hồ ngoài Bắc Bộ vậy.
Song, kênh Bảo Định có sự đặc biệt: từ con rạch quân đội Chúa Nguyễn đào thủ công phục vụ sinh hoạt và lưu thông trong chiến dịch quân sự, đến khi Vua Gia Long quyết định biến thành kênh đào đầu tiên của vùng rồi người Pháp mở rộng thi công cơ giới - Bảo Định là dòng kênh được dùng xáng múc nạo vét đầu tiên ở Việt Nam, đến nay đã chừng 200 năm tuổi. Đoạn kênh vắt ngang Tân An, cạnh Chùa Tiên Châu chỉ là một khúc con kênh quan yếu kết nối Tây Nam Bộ với đô thành Sài Gòn. Và đấy là thế đất của Thiên Châu tự.
Chùa Thiên Châu đặt Văn phòng Ban trị sự Phật giáo Tỉnh Long An, Hòa thượng Thích Minh Thiện là Trưởng ban, Ngài đồng thời giữ cương vị Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó ban hoằng pháp TW, trưởng giảng sư đoàn của Giáo hội. Ngài còn có trọng trách Phó ban thông tin truyền thông TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Bên dòng kênh Bảo Định này, các ngày đầu tháng 11/2019 tới, Ban thông tin truyền thông TW Giáo hội kết hợp Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An tổ chức khóa tập huấn truyền thông Phật giáo cho chừng 300 tham dự viên, một dấu mốc của ngành truyền thông Phật giáo Việt Nam sau sự kiện tập huấn ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), thiền viện Quảng Đức (TP HCM)... Các học viên có cơ hội chiêm bái chốn thiền Thiên Châu tự, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông Phật giáo, lại có cơ hội ngắm dòng kênh đào đầu tiên của vùng.
Có một Thiên Châu tự cạnh dòng Bảo Định Giang...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm