Uy thiêng chùa Gia Kiết
Tĩnh lặng, uy nghiêm, thư thái, trầm mặc, đó là những cảm giác đọng lại trong lòng du khách mỗi khi đến đây. Còn với người Khmer bản xứ, ngôi chùa này đã gắn liền với nhiều câu chuyện hào hùng trong tháng ngày đấu tranh gian khổ, nuôi chứa cách mạng, góp phần giải phóng quê hương.
>>Những ngôi chùa Việt độc đáo
Ông Thạch Nhiều, ngụ ấp Trà Mòn xúc động nói: “Ngôi chùa này đã gắn liền với tuổi thơ của chúng tôi từ mấy mươi năm qua. Nghe người lớn kể, đây là nơi cách mạng về hoạt động bí mật với sự cưu mang, đùm bọc của nhân dân địa phương. Giặc nhiều lần lùng sục nhưng đều thất bại”.
Chùa Gia Kiết còn có tên là chùa Bà Hét, chùa Mới, để phân biệt với chùa Cũ tại xã Tân Mỹ. Chùa Gia Kiết tọa lạc tại ấp Mỹ Thuận, xã Tân Mỹ (Trà Ôn, Vĩnh Long). Cũng như nhiều ngôi chùa Khmer khác, chùa Gia Kiết ban đầu được dựng bằng cây lá, sau đó bà con xây lại bằng gạch, vôi, gỗ. Ðến năm 1977 trùng tu lớn có kiến trúc liên hoàn: cổng, chính điện, giảng đường, sa-la và các tháp cốt, chung quanh có cổ thụ sao dầu, thốt nốt, vườn cây xanh mát. Nổi bật nhất là chính điện được xây dựng trên nền cao 2 mét, mái lợp tôn giả ngói, ba tầng. Trên nóc mái trên, ở giữa, có một tháp nhỏ, hai bên đắp tượng bốn chiếc vòi và miệng con voi. Ở mỗi đầu mái dưới là tượng đầu rồng, mặt trước mái trên chạm phù điêu "thiên hầu" (khỉ thần). Chống đỡ mái chính điện là 24 cột tròn (bên ngoài), trên đầu cột có tượng nữ thần cánh dơi Kâyno tượng trưng cho sự bền vững của Phật pháp.
Bên trong chính điện là tám cột tròn cao khoảng 10 mét, mỗi bên bốn cột, được vẽ hình rồng lượn trong mây rất sắc sảo. Chính điện có một bệ thờ cao 2,5 mét với ba bậc, trên cùng là tượng Phật Thích Ca cao 2 mét ngự trên tòa sen, nét mặt trầm ngâm, thanh thoát. Bên cạnh là nhiều tượng Phật nhỏ làm bằng nhiều chất liệu, sơn phết sặc sỡ.
Trên bốn mặt tường và vòm phông có 22 bức họa lớn miêu tả cuộc đời của Phật Thích Ca từ lúc xuất gia đến khi thành đạo. Nét vẽ sinh động, nổi bật trong không gian yên tĩnh. Trước mặt chính điện là bức tranh lớn mô tả lúc Phật còn tại thế cùng đệ tử đi hành đạo tìm chân lý giác ngộ chúng sinh. Chung quanh chùa là sân lát gạch có hàng rào tường bao quanh. Phía ngoài rải rác các tháp chứa xương cốt các sư sãi và phật tử qua đời.
Những ngày lễ Tết, bà con địa phương thường làm bánh bằng gạo nếp đem vào chùa, luôn dành một phần chuyển cho cách mạng. Sau cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968, địch đưa một trung đội bảo an vào đóng trong chùa. Dân làng và sư sãi đấu tranh quyết liệt, buộc địch phải rút ra đóng quân xa chùa hơn 100 mét. Dù vậy, trải qua nhiều năm, chùa Gia Kiết luôn bị địch theo dõi, rình rập. Miền nam giải phóng, đất nước thống nhất, chùa và bà con mới sống trong hòa bình, tự do tín ngưỡng thực sự.
Ông Trần Văn Sơn, chủ tịch UBND xã Tân Mỹ nói thêm: “người dân quanh chùa sống tốt đời đẹp đạo, chung sức chung lòng xây dựng quê hương mới, luôn duy trì mối đoàn kết giữa 2 dân tộc Việt – Khmer”.
Ông Sơn nói thêm: Chùa Gia Kiết là một trong sáu ngôi chùa Khmer của huyện Trà Ôn có kiến trúc nghệ thuật văn hóa đặc trưng của người Khmer Nam Bộ, là trung tâm sinh hoạt văn hóa của bà con nơi đây. Thời gian qua, chùa đã được ngành văn hóa - thông tin hỗ trợ, lập phòng đọc sách, cấp bộ nhạc ngũ âm, một ghe ngo. Hằng năm vào dịp lễ, Tết cổ truyền, chùa tụ hội không chỉ bà con Khmer mà cả người Hoa, người Kinh đến hội.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật
Chùa Việt 15:18 19/11/2024Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.
Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai
Chùa Việt 09:00 19/11/2024Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa
Chùa Việt 16:47 18/11/2024Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.
Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang
Chùa Việt 08:50 18/11/2024Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.
Xem thêm