Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 07/12/2020, 09:52 AM

Chùm ảnh: Tháp Bình Sơn – báu vật kiến trúc vô giá của thời Trần

Được xây dựng từ thời Trần, tháp Bình Sơn là một trong những di tích lịch sử và nghệ thuật – kiến trúc có giá trị quan trọng bậc nhất của Việt Nam.

Bảo tháp Hòa Bình - Bảo tháp có một không hai Việt Nam

Tháp Bình Sơn (còn gọi là tháp Then, tháp chùa Vĩnh Khánh) nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh ở thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, là công trình tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý – Trần và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay.

Tháp Bình Sơn (còn gọi là tháp Then, tháp chùa Vĩnh Khánh) nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh ở thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, là công trình tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý – Trần và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay.

Tương truyền, ngọn tháp nguyên bản có 15 tầng, trên nóc tháp có một hình khối búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao.

Tương truyền, ngọn tháp nguyên bản có 15 tầng, trên nóc tháp có một hình khối búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao.

Do những thăng trầm của lịch sử, phần chóp tháp đã bị vỡ, tháp hiện chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ, có chiều cao đo được 16,5 mét.

Do những thăng trầm của lịch sử, phần chóp tháp đã bị vỡ, tháp hiện chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ, có chiều cao đo được 16,5 mét.

Tháp cấu tạo với bình đồ hình vuông nhỏ dần về phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 mét, cạnh của tầng thứ 11 là 1,55 mét.

Tháp cấu tạo với bình đồ hình vuông nhỏ dần về phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 mét, cạnh của tầng thứ 11 là 1,55 mét.

Theo khảo sát, tháp được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung, gồm 2 loại trong đó có một loại hình vuông kích thước là 0,22m × 0,22m, một loại hình chữ nhật kích thước 0,45m × 0,22m.

Theo khảo sát, tháp được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung, gồm 2 loại trong đó có một loại hình vuông kích thước là 0,22m × 0,22m, một loại hình chữ nhật kích thước 0,45m × 0,22m.

Trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn.

Trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn.

Mặt ngoài của tháp trang trí hoa văn rất phong phú, đẹp nhất là từ bệ tháp đến hết tầng 2, có chiều cao dưới 6 mét, là khoảng cách mắt thường có thể cảm nhận dễ dàng.

Mặt ngoài của tháp trang trí hoa văn rất phong phú, đẹp nhất là từ bệ tháp đến hết tầng 2, có chiều cao dưới 6 mét, là khoảng cách mắt thường có thể cảm nhận dễ dàng.

Ở hai tầng này có họa tiết trang trí kỹ lưỡng, phức tạp mà nổi bật nhất là những hàng hoa cúc, cánh sen, lá đề, hoa mặt nhẵn, rồng chạm nổi, cùng mô típ “sư tử hí cầu”…

Ở hai tầng này có họa tiết trang trí kỹ lưỡng, phức tạp mà nổi bật nhất là những hàng hoa cúc, cánh sen, lá đề, hoa mặt nhẵn, rồng chạm nổi, cùng mô típ “sư tử hí cầu”…

Những tầng trên trang trí thưa dần và hình dáng cũng đơn giản hơn với các họa tiết như hoa chanh, lá sòi (hoa dấu phảy)…

Những tầng trên trang trí thưa dần và hình dáng cũng đơn giản hơn với các họa tiết như hoa chanh, lá sòi (hoa dấu phảy)…

Hoa văn trang trí tinh xảo trên mỗi hòn gạch chứng tỏ bàn tay người thợ vô cùng điêu luyện.

Hoa văn trang trí tinh xảo trên mỗi hòn gạch chứng tỏ bàn tay người thợ vô cùng điêu luyện.

Một nét độc đáo khác của tháp Bình Sơn là tòa tháp này được xây dựng không cần vôi vữa. Để làm điều này, những người xây dựng tháp đã sử dụng những viên gạch được chế tác có mấu và có gờ chỉ để giữ lấy nhau, đó là phương pháp xây gạch khẩu ở chân bệ.

Một nét độc đáo khác của tháp Bình Sơn là tòa tháp này được xây dựng không cần vôi vữa. Để làm điều này, những người xây dựng tháp đã sử dụng những viên gạch được chế tác có mấu và có gờ chỉ để giữ lấy nhau, đó là phương pháp xây gạch khẩu ở chân bệ.

Ngoài ra, còn một cách khác là mỗi viên gạch có một lỗ hình thang, hai viên gạch xếp sát nhau, tạo thành một mộng cá và người ta đổ chì vào mộng cá đó để giữ hai viên gạch với nhau, đó là phương pháp xây bằng cá chì.

Ngoài ra, còn một cách khác là mỗi viên gạch có một lỗ hình thang, hai viên gạch xếp sát nhau, tạo thành một mộng cá và người ta đổ chì vào mộng cá đó để giữ hai viên gạch với nhau, đó là phương pháp xây bằng cá chì.

Về mặt tín ngưỡng, có nhiều truyền thuyết liên quan đến tháp Bình Sơn, cho thấy vị trí đặc biệt của tháp trong văn hóa tâm linh và ý thức cộng đồng của người dân bản địa.

Về mặt tín ngưỡng, có nhiều truyền thuyết liên quan đến tháp Bình Sơn, cho thấy vị trí đặc biệt của tháp trong văn hóa tâm linh và ý thức cộng đồng của người dân bản địa.

Đầu tiên có thể kể đến truyền thuyết về xuất xứ cây tháp, vốn là một tháp lớn dựng trong vườn tháp ở giữa cánh đồng Nẫu xã Tứ Yên, Lập Thạch, sau một đêm mưa bão thì nhảy về vị trí hiện nay…

Đầu tiên có thể kể đến truyền thuyết về xuất xứ cây tháp, vốn là một tháp lớn dựng trong vườn tháp ở giữa cánh đồng Nẫu xã Tứ Yên, Lập Thạch, sau một đêm mưa bão thì nhảy về vị trí hiện nay…

Một truyền thuyết khác nói về chiếc giếng bên cạnh tháp với con vịt bằng vàng, là dấu tích nền móng một cây tháp khác có màu xanh bên tháp Bình Sơn, đã bay lên trời.

Một truyền thuyết khác nói về chiếc giếng bên cạnh tháp với con vịt bằng vàng, là dấu tích nền móng một cây tháp khác có màu xanh bên tháp Bình Sơn, đã bay lên trời.

Ngoài ra còn có truyền thuyết về thủ lĩnh địa phương Ngụy Đồ Chiêm, là con một người đàn bà bán quán nước chân tháp, đã ôm kiếm chạy vào cây tháp rồi biến mất khi bị quân triều đình đến đánh dẹp.

Ngoài ra còn có truyền thuyết về thủ lĩnh địa phương Ngụy Đồ Chiêm, là con một người đàn bà bán quán nước chân tháp, đã ôm kiếm chạy vào cây tháp rồi biến mất khi bị quân triều đình đến đánh dẹp.

Sau nhiều thế kỷ tồn tại, tháp Bình Sơn từng đứng trước nguy cơ sụp đổ vào thập niên 1960 do các trận lụt liên miên làm sói lở chân tháp. Nhu cầu tu bổ tháp được đặt ra cấp thiết trong bối cảnh miền Bắc đang trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt.

Sau nhiều thế kỷ tồn tại, tháp Bình Sơn từng đứng trước nguy cơ sụp đổ vào thập niên 1960 do các trận lụt liên miên làm sói lở chân tháp. Nhu cầu tu bổ tháp được đặt ra cấp thiết trong bối cảnh miền Bắc đang trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt.

Từ tháng 5/1972, quá trình phục chế tháp theo lối thủ công được thực hiện. Việc làm gạch để thay thế và bổ sung những chỗ bị vỡ trên tháp, bị nát, bị khuyết, bị lũ quét, phải kéo dài đến hai năm.

Từ tháng 5/1972, quá trình phục chế tháp theo lối thủ công được thực hiện. Việc làm gạch để thay thế và bổ sung những chỗ bị vỡ trên tháp, bị nát, bị khuyết, bị lũ quét, phải kéo dài đến hai năm.

Ngày nay, tháp Bình Sơn được coi là một trong những di tích lịch sử và nghệ thuật – kiến trúc có giá trị quan trọng bậc nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

Ngày nay, tháp Bình Sơn được coi là một trong những di tích lịch sử và nghệ thuật – kiến trúc có giá trị quan trọng bậc nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

Với những giá trị tiêu biểu của mình, tòa tháp đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2015.

Với những giá trị tiêu biểu của mình, tòa tháp đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2015.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Ảnh 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Chiêm ngưỡng bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam

Ảnh 15:15 29/02/2024

Chùa Diệu Đế với kiến trúc độc đáo, cùng bức tranh “Cửu long ẩn vân”. Đây là bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam.

Phượng vàng nở rộ khoe sắc dịp Tết tại Linh Ẩn tự, Lâm Đồng

Ảnh 16:00 27/01/2024

Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 30km, chùa Linh Ẩn (Linh Ẩn Tự) tọa lạc ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thu hút khách du lịch ghé thăm mỗi khi có dịp đến với phố núi.

Xem thêm