Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 07/12/2019, 06:19 AM

Nét kiến trúc độc đáo của chùa Bát Tháp giữa lòng Thủ đô

Là một di tích thuộc loại hình kiến trúc Phật giáo, chùa Bát Tháp tọa lạc tại số 209 phố Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) với một khuôn viên thoáng đạt vốn là điểm đến của nhiều Phật tử, Vì chùa có “ngọn tháp đế hình cái bát” nên được đặt tên là chùa Bát Tháp.

 >>Chùa Việt

Lược sử chùa Bát Tháp

Chùa Bát Tháp được xây từ thời Lý. Có thuyết cho rằng đó chính là chùa Chân Giáo dựng năm 1024 gần cung vua. Ông vua cuối cùng của nhà Lý là Huệ Tông đã bị Thái sư Trần Thủ Độ ép nhường ngôi cho con gái và ra tu ở chùa này. Một hôm Thủ Độ đến chùa thấy Huệ Tông đang nhổ cỏ bèn nói “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”, vua biết ý liền tự tử.

Cổng tam quan chùa Bát Tháp.

Cổng tam quan chùa Bát Tháp.

Bài liên quan

Năm Gia Long thứ 2 (1803), chùa Bát Tháp được hợp nhất từ ngôi chùa trên núi Voi và ngôi chùa của thôn Vạn Bảo (sau đổi là thôn Vạn Phúc). Đợt khai quật khảo cổ học trước đây đã cho thấy trong khuôn viên chùa có nhiều di tích của thời Lý—Trần. Dãy tường hậu cung của nhà Tổ được xây bằng những viên gạch vồ phổ biến trong thời Lê. Khu chùa chính nằm trên vị trí cao nhất của gò Vạn Bảo Sơn.

Theo Hoàng Đạo Thuý thì Vạn Bảo Sơn là một gò đất ở khu vực phía nam kinh thành Thăng Long thời Lý. Đây là nơi giáp ranh giữa 3 thôn Vạn Bảo, Ngọc Hà, Đại Yên và thuộc về vùng “thập tam trại”, tương truyền do ông Hoàng Đức Trung sau khi có công với nhà vua đã xin di dân làng Lệ Mật từ Gia Lâm sang đây lập trại khai khẩn. Cổng nghi môn ngày nay mở ra hè phố Đội Cấn nhưng hầu như chỉ đóng, cho nên du khách thường vào thăm chùa Bát Tháp bằng cửa ngách ở trong con ngõ 209 Đội Cấn.

Kiến trúc chùa Bát Tháp

Tìm về chùa Bát Tháp, nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi những nét kiến trúc độc đáo, cổ kính vẫn còn nguyên vẹn nơi đây. Đặc biệt, ngôi chùa với nhiều cây cối xanh tươi, um tùm mang lại sự gần gũi hòa nhập với thiên nhiên.

Chùa Bát Tháp là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo của Thủ đô.

Chùa Bát Tháp là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo của Thủ đô.

Chùa Bát Tháp cũng là một di tích kiến trúc nghệ thuật bề thế, hài hoà và có những vẻ đẹp ít thấy trong các di tích tôn giáo ở Hà Nội cũng như cả nước.

Chùa Bát Tháp mang phong cách nghệ thuật kiến trúc truyền thống của lần trùng tu lớn dưới thời Nguyễn. Các hạng mục từ ngoài vào trong gồm có cổng nghi môn, tam quan, tòa tam bảo, nhà thờ Mẫu, nhà khách và nhà thờ Tổ. Sân chùa cao hơn hẳn khu vườn trước và được che mát bởi hai cây nhãn to. Tòa tam bảo xây theo hình chuôi vồ, gồm tiền đường 7 gian 2 dĩ và hậu cung 3 gian.

Cửa ngách chùa Bát Tháp

Cửa ngách chùa Bát Tháp

Bài liên quan

Toàn bộ các công trình được xây theo kiểu “nội Công ngoại Quốc” và mặc dù ngự trên nền cao khu chùa chính trông vẫn kín đáo, chỉ thấp thoáng ở đằng sau một không gian xanh vừa rộng vừa có chiều sâu. 

Chỉ cần đi qua khoảng trống phía ngoài tam quan vào trong chùa lập tức được thấy một quang cảnh hoàn toàn tương phản với phố xá trần tục. Nơi đây giữa những cây cối um tùm có một vườn tháp mộ vuông vắn nằm hơi chếch về mé tay trái. Trên trục chính đặt một giả sơn (hòn non bộ) khá lớn để che chắn tòa tam bảo. Hai bên sân tiền đường rộng rãi có cửa ngách ngăn với khu vực phía sau, tạo nên vẻ nghiêm trang u tịch riêng.

Mặt sau cổng tam quan chùa Bát Tháp.

Mặt sau cổng tam quan chùa Bát Tháp.

Bài liên quan

Tam quan của chùa khá đồ sộ, xây cao theo kiểu lầu hai tầng tám mái với ba cổng được tạo dựng hơi khác nhau. Cổng phụ ở hai bên hoàn toàn đối xứng với những cửa sổ tò vò hình tròn ở trên lầu, tượng trưng nguyên lý "sắc sắc không không" của đạo Phật. Cổng giữa có cửa chính hình chữ nhật, tầng trên mở nhiều cửa sổ nhỏ trông ra bốn phía. Hai bên cửa được xây giống nhau trên trổ những cửa tròn “sắc -không” theo giáo lý đạo Phật. Sau tam quan là vườn rau rồi đến hòn giả sơn trước sân tiền đường.

Sân chùa Bát Tháp

Sân chùa Bát Tháp

Tiền đường có quy mô lớn, hàng hiên trước khá rộng do mái chảy dài. Ngoài hiên là hệ thống cột đá hình hộp chữ nhật được mài nhẵn, trên đá khắc những vế câu đối ca ngợi công đức nhà Phật và cảnh đẹp của chùa cùng những trang trí hình long, ly, quy, phượng. Một trong những đôi câu đối đó có ghi đầy đủ địa danh và tên chùa:

Vạn thuỷ toàn lâm Bát địa quảng khai chung tú khí

Bảo sơn củng phục Tháp đài quang hiển chấn đông phong

Dịch nghĩa:

Sông Vạn đổ về, Bát đất mở to hun khí đẹp

Núi Bảo chầu phục, Tháp đài sáng rực dậy gió xuân.

Ngoài hiên của tiền đường là hệ thống cột đá hình hộp chữ nhật được mài nhẵn, trên đá khắc những vế câu đối

Ngoài hiên của tiền đường là hệ thống cột đá hình hộp chữ nhật được mài nhẵn, trên đá khắc những vế câu đối

Về nội thất, các bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu “thượng chồng rường, giá chiêng, hạ kẻ”. Ở đây, các con rường được chạm nổi hình lá ba chẽ, nét chạm sâu và nổi khối khoẻ khoắn, vững chãic. Trên những bức cốn, hình rồng cuốn thuỷ, rồng ổ, hổ phù cùng cây cỏ... đều được thể hiện với kỹ thuật chạm nổi tinh xảo, mềm mại.

Tiền đường chùa Bát Tháp

Tiền đường chùa Bát Tháp

Bài liên quan

Được biết, trong chùa còn giữ được nhiều pho tượng, di vật, chạm khắc mang phong cách thế kỷ 19. Số lượng tượng tròn ở đây tuy không nhiều, kích thước vừa phải, nhưng có giá trị thẩm mỹ cao. Hậu cung gồm 3 gian đặt dọc, làm theo kiểu “chồng rường, giá chiêng”. Trên các xà thượng và hạ đều có treo đầy đủ y môn, cửa võng, hoành phi... được chạm trổ và sơn son thếp vàng. Trên bậc cao nhất đặt bộ tượng Tam thế, gồm ba pho tượng khá giống nhau về kích thước và hình thức thể hiện mang nhiều nét dân gian với các cụm tóc xoáy kiểu “ốc bụt” theo hàng ngang. Bậc dưới bày tượng đức Phật Thế tôn với hai tôn giả A-nan, Ca-diếp ở bên cạnh. Dưới cùng là toà Cửu Long với tượng Thích Ca sơ sinh bằng đồng.

Phật điện chùa Bát Tháp

Phật điện chùa Bát Tháp

Đây là những pho tượng mang ý nghĩa tôn giáo rất lớn, nghĩa là phải tuân theo những quy định ngặt nghèo của lý thuyết cổ xưa, song bằng sức lao động sáng tạo, nghệ nhân xưa đã tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị theo dòng điêu khắc dân gian truyền thống.

Tượng Hộ pháp chùa Bát Tháp

Tượng Hộ pháp chùa Bát Tháp

Bài liên quan

Những pho tượng này mang nhiều nét dân gian với cụm tóc kết hình ốc theo hàng ngang, mặt tượng có tính khái quát tượng trưng với đôi mắt khép hờ, sống mũi thẳng, nhân trung sâu. Tai tượng lớn, ngực nở và trên thân phủ áo hai lớp với những nếp chảy mềm mại, mang tính nghệ thuật cao.

Ngoài ra, di tích chùa Bát Tháp còn giữ gìn được khá nhiều di vật có giá trị như: đôi hạc, chuông đồng “Bát Tháp tự chung” đúc năm Gia Long thứ 2 (1803)… góp phần làm cho di tích thêm sống động.

Sân sau chùa Bát Tháp

Sân sau chùa Bát Tháp

Di sản chùa Bát Tháp

Chùa đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo quyết định số 1570/VH-QĐ ngày 5-9-1989. Trong chùa hiện có nhiều tượng Phật và tượng Mẫu khác nhau, được làm bằng gỗ và đồng. Một số ít được tạc và đúc vào cuối thời Lê, phần lớn tượng là những tác phẩm thuộc thời Nguyễn. Ngoài ra trong chùa Bát Tháp cũng lưu giữ được một số cổ vật bằng đồng khác có giá trị cao như đôi hạc, bát hương và quả chuông “Bát Tháp Tự Chung” đúc năm Gia Long thứ 2 (1803)...

Với cảnh quan đẹp, hoà nhập với thiên nhiên, lại có vị trí giao thông thuận tiện, bao năm qua chùa Bát Tháp là một địa chỉ văn hoá thu hút sự chú ý của khách tham quan. Bên cạnh đó, chùa Bát Tháp cũng đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân Thủ đô trên bước đường xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại và giàu tính truyền thống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Chùa Việt 09:00 19/11/2024

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa

Chùa Việt 16:47 18/11/2024

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.

Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang

Chùa Việt 08:50 18/11/2024

Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Xem thêm