Chuyên mục 'Phật giáo và môi trường bền vững' chuẩn bị ra mắt
Năm 1992, “Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu” của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil chủ yếu là phát đi thông điệp cứu vớt trái đất. Hội nghị đã đạt được một số thoả thuận về việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên động vật, thực vật.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của môi trường. Cuộc khủng khoảng toàn cầu hiện nay do vấn đề ô nhiễm môi trường và những thiệt hại sinh thái gây ra, đã bắt đầu đe doạ đến sức khoẻ con người. Coi trọng việc bảo vệ môi trường, trước hết phải biết bảo vệ trái đất, sông ngòi, biển cả, rừng sâu, núi cao và các loại động thực vật đang có mặt trên trái đất này.
Giống như các bộ phận trong cơ thể con người, dòng sông tựa như dòng máu, lưu thông không ngừng nghỉ, có thể chuyên trở cung cấp các dưỡng phần: biển cả như quả thận, gìn giữ sạch sẽ, có thể phát huy công năng trao đổi chất; rừng rú như tim phổi, giảm bớt chặt đốn, có thể có tác dụng điều tiết không khí tốt lành; núi non như xương cốt, giảm bớtkhai quật tàn phá, có thể duy trì được cán cân về đất và nước của trái đất; động vật như tế bào, không đi săn bắt giết hại, có thể duy trì cân bằng sinh thái. Tài nguyên trái đất nếu được giữ gìn bền vững, thì con cháu đời sau mới có thể an cư lạc nghiệp.
Phật giáo là một tôn giáo có ý thức bảo vệ môi trường một cách sâu sắc, không chỉ coi trọng bảo vệ tâm hồn bên trong, đồng thời cũng chú ý sự cân bằng sinh thái bên ngoài. Bảo vệ môi trường tâm hồn, cần phải bắt đầu dựa vào con người tịnh hoá tam độc tham, sân, si của bản thân; cân bằng sinh thái, thì phụ thuộc vào sự chung sức của mọi người để duy trì. Trong Bồ – tát Thiểm Tử kinh nói, Bồ – tát Thiểm Tử “bước chân xuống đất thường sợ đất đau” (lữ địa thường khủng địa thống), chính là ý thức từ bi trân quý môi trường.
Tư tưởng bảo vệ môi trường của Phật giáo bắt nguồn từ sự giác ngộ về “duyên khởi” của Đức Phật Thích ca Mâu ni, cho rằng vạn vật trên thế gian này đều được xây dựng trong mối quan hệ tồn tại phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ trong đời sống, chúng ta không thể nào rời xa các nguồn tài nguyên như ánh mặt trời, không khí, nước… Trong Tỳ – ni – mẫu kinh quyển 5, Đức Phật cho biết: “Nếu Tỳ – kheo vì Tam bảomà trồng xuống ba loại cây: Một là cây ăn quả; hai là, cây có hoa; ba là, cây có lá: điều này chỉ có phước không có tội” (Nhược Tỳ – kheo vì Tam bảo chủng tam chủng thụ: Nhất giả, quả thụ nhị giả hoa thụ; tam giả, diệp thụ: thử đãn hữu phước vô quá). Trong Tăng nhất A hàm kinh quyển 10, Đức Phật cũng nói rằng: “Vườn trái cây cho sự mát mẻ, nhịp cầu giúp nhân dân; gần đường làm nhà xí, nhân dân được nghỉ ngơi” (Viên quả thí thanh lương, kiều lương độ nhân dân, cận đạo tác thanh xí, nhân dân đắc hưu tức). Trồng hoa, trồng cây ăn quả, để tịnh hoá làm sạch không khí, bảo vệ nguồn nước, lợi người ích vật, ích mình lợi người, tất nhiên có thể tăng thêm công đức.
(Trích nghiên cứu “PHẬT GIÁO VÀ MÔI TRƯỜNG” của Nguyễn Phước Tâm, Đại sư Tinh Vân).
Năm 2017, hơn 15.000 nhà khoa học từ 184 quốc gia đã kí tên vào cảnh báo tập thể gửi nhân loại về biến đổi khí hậu.
Thông điệp chung các nhà khoa học gửi đến nhân loại là con người phải hành động ngay lập tức để đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và sự tuyệt chủng của các loài trước khi quá muộn.
Công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu cho rằng Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước bị ảnh hưởng bởi khí hậu toàn cầu. Vị trí địa lý của Việt Nam khiến Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước những biến đổi khí hậu cả về hình thái khí hậu khi mực nước biển tăng, lẫn diện tích đất canh tác sẽ bị thu hẹp. Nếu không có những biện pháp phù hợp và hiệu quả để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, hậu quả sẽ là khôn lường.
Thời gian qua, với nhiều bài viết liên quan đến môi trường, quan điểm của Phật giáo với môi trường, các phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma về biến đổi khí hậu....đã được nhiều Phật tử và công chúng tiếp nhận nghiêm túc.
Ban biên tập Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam nhận thấy rằng truyền thông Phật giáo gắn liền với các vấn đề về môi trường, cung cấp thông tin tình hình môi trường và biển đổi khí hậu, giúp công chúng thay đổi dần dần nhận thức... cũng là tiếp nối truyền thống của Phật giáo bắt nguồn từ sự giác ngộ về “duyên khởi” của Đức Phật Thích ca Mâu ni, cho rằng vạn vật trên thế gian này đều được xây dựng trong mối quan hệ tồn tại phụ thuộc lẫn nhau.
Đó là lý do để chuyên mục Phật giáo và môi trường bền vững ra đời.
Cùng với việc tối ưu dữ liệu và cập nhật mới Tự điển Phật học, trang nhà chúng tôi mong mỏi được lan tỏa các giá trị từ bi hỷ xả trong giáo lý Đức Phật tới cộng đồng người sử dụng internet, mong muốn đóng góp một phần nhỏ niềm hạnh phúc của sự từ bi, trí tuệ và giải thoát trong đời sống thế tục của họ.
Đây cũng là tâm nguyện của lãnh đạo Hội đồng trị sự Giáo hội PGVN, lãnh đạo Ban TTTT TW Giáo hội - Hòa thượng.TS Thích Gia Quang và cư sĩ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ, người có nhiều hoạt động cúng dường cho sự nghiệp truyền thông Phật giáo.
Chuyên mục sẽ được cập nhật thông tin sớm trên giao diện trang chủ Phatgiao.org.vn, cũng được thiết kế layout riêng với màu xanh lá cây vững bền.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm