Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/05/2019, 11:35 AM

3.000 cây thông rừng gần 20 năm tuổi bị đầu độc ở Lâm Đồng, hại môi trường không khác gì sát sinh!

Theo TTXVN, trong 10 ngày qua, tại địa bàn xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, kẻ xấu đã dùng thuốc trừ cỏ hạ độc cả một cánh rừng thông gần 20 năm tuổi, làm chết hơn 3.000 cây thông. Đây được cho là vụ hủy hoại rừng lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương để chiếm đất sản xuất.

Khu vực diện tích rừng thông bị hạ độc nằm tại tiểu khu 292, địa bàn xã Tân Thanh, thuộc lâm phần quản lý của Ban quản lý rừng nguyên liệu giấy Lâm Hà, Công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai quản lý. Những cây thông tại đây được trồng cách đây gần 20 năm, hiện có đường kính gốc từ 25 đến 40cm, bao quanh là nương rẫy trồng cà phê, hoa màu của người dân trong khu vực.

Tại hiện trường, cả cánh rừng thông rộng hơn 10 ha đã chết đứng, cành lá chuyển sang màu đỏ và bắt đầu khô rụng, không thể cứu chữa. Ước tính số lượng cây thông bị chết trong khu vực lên tới 3.000 – 4.000 cây san sát nhau.

thong1
Bài liên quan

Mỗi gốc cây đều có các vết bị dao rựa đi rừng bạt đi phần vỏ, có 1 lỗ khoan to bằng đầu đũa, khoan sâu vào thân cây khoảng 15 – 20 cm, đang sùi nhựa trắng đục.

Rải rác trong rừng là những chai nhựa màu trắng đục đã bị bóc đi phần nhãn mác bằng giấy, phần dập nổi có nhãn hiệu “Thanh Sơn”, giống như vỏ loại thuốc diệt cỏ vẫn được sử dụng trên thị trường.

Tiểu khu 292 có gần 60 ha rừng trồng của Công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai còn trụ lại được. Các diện tích rừng tự nhiên khác xung quanh đó đã bị lấn chiếm để làm nương rẫy từ nhiều năm nay, chính quyền địa phương không kiểm soát được.

Từ đầu năm 2018 đến nay, diện tích rừng trồng của Công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai liên tiếp bị lâm tặc tấn công để chiếm đất ở mức độ nhỏ lẻ, nhưng chưa được chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng phối hợp xử lý dứt điểm. Khu vực trên khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, lại nằm gần Quốc lộ 28 và tuyến tỉnh lộ ĐT275 nên trở thành miếng mồi béo bở cho nhiều đối tượng xấu.

Đức Phật yêu làng mạc, núi rừng, và nơi nào có các vị sư tu tập, nơi ấy đất thật đẹp, thật "khả ái". Và Ngài khẳng định: "Khả ái hay núi rừng/Chỗ người phàm không ưa/Vị ly tham ưa thích/Vì không tìm dục lạc"

Con cháu bây giờ của Đức Phật ra sao? Mọi người đã làm gì để giữ gìn môi trường? Mọi người có biết, nếu chúng ta muốn sống, chúng ta phải học cách yêu quý môi trường, và nên ghi nhớ, hại môi trường không khác gì sát sinh.

Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm