Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/06/2019, 19:53 PM

Chuyện về pho tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn

Thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nằm cách Trùng Khánh khoảng 100km về hướng Tây là một vùng hoang dã đìu hiu có một thời đã bị lãng quên với giấc ngủ say vùi trong rừng rậm hoang vu.

Đến năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ phát hiện những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong các hang động ở khu vực này trong một chuyến du sơn ngoạn thủy, vậy là người ta bắt đầu biết đến và đổ về chiêm bái vùng hang động kỳ bí đó: hang động Đại Túc Thạch Khắc. Tại hang động nổi tiếng này có một pho tượng Thiên Thủ Quan Âm với hằng nghìn cánh tay tỏa ra chiếm diện tích đến 88m2, là pho tượng huyền ảo thiêng liêng, và những câu chuyện truyền khẩu về pho tượng này cũng đủ làm cho bao người bị cuốn hút, phải cúi đầu quy y đảnh lễ.

Theo kinh Phật, vị Quan Âm Thiên Thủ có nghìn tay nghìn mắt biểu thị sự viên mãn vô ngại, nếu chúng sinh trì niệm phụng thờ Ngài thì Bồ tát sẽ dùng nghìn tay hộ trì, nghìn mắt chiếu thấy để tiêu diệt tai họa, hàng phục tà ma.

Theo kinh Phật, vị Quan Âm Thiên Thủ có nghìn tay nghìn mắt biểu thị sự viên mãn vô ngại, nếu chúng sinh trì niệm phụng thờ Ngài thì Bồ tát sẽ dùng nghìn tay hộ trì, nghìn mắt chiếu thấy để tiêu diệt tai họa, hàng phục tà ma.

Bài liên quan

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Bồ Tát, gọi ngắn gọn là Thiên Thủ Quan Âm, hay còn gọi là Thiên Nhãn Thiên Tý Quán Thế Âm. Theo kinh Phật, vị Quan Âm Thiên Thủ có nghìn tay nghìn mắt biểu thị sự viên mãn vô ngại, nếu chúng sinh trì niệm phụng thờ Ngài thì Bồ tát sẽ dùng nghìn tay hộ trì, nghìn mắt chiếu thấy để tiêu diệt tai họa, hàng phục tà ma.

Hình tướng của Thiên Thủ Quan Âm thường là dùng 40 cánh tay, trên mỗi tay có một con mắt, mỗi cánh tay có 25 công dụng (40x25= 1000), nên mới gọi là nghìn tay nghìn mắt. Hai tay chính của Ngài ở giữa hiệp chưởng, 38 tay hai bên cầm chày Kim Cang, bảo kiếm, bảo ấn và các loại binh khí, pháp khí khác. Trên đầu Ngài thường đội bảo quan trên đỉnh có 11 mặt (hoặc 27 mặt). Ngoài ra, ta còn thấy nhiều nơi khác thờ tượng Thiên Thủ Quan Âm có một đầu 3 mắt, thân có nghìn tay, trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt.

Riêng nói về pho tượng Thiên Thủ Quan Âm tại Bảo Đỉnh Sơn ở Đại Túc Thạch Khắc thì có đến trên nghìn tay nghìn mắt với hình dáng khác nhau được bố trí xung quanh vách của điện Quan Âm, trông rất có thần. Nghe rằng, đã có rất nhiều người của nhiều thế hệ đã thử đếm tay và mắt của tượng này, nhưng đếm mãi đếm hoài mà chẳng bao giờ xong.

Họ đã dùng 1000 tờ giấy điều để dán, nhưng vì 1000 bàn tay của Bồ Tát đan chéo nhau, cái ẩn cái hiện, cái thì thấy cánh tay mà không thấy bàn tay, cái thì có bàn tay mà không thấy cánh tay, càng dán càng đếm thì mắt càng hoa lên, rồi không thấy rõ đâu được là đâu nữa.

Họ đã dùng 1000 tờ giấy điều để dán, nhưng vì 1000 bàn tay của Bồ Tát đan chéo nhau, cái ẩn cái hiện, cái thì thấy cánh tay mà không thấy bàn tay, cái thì có bàn tay mà không thấy cánh tay, càng dán càng đếm thì mắt càng hoa lên, rồi không thấy rõ đâu được là đâu nữa.

Bài liên quan

Đến đời nhà Thanh, có một số nhà khảo cổ đã nghĩ ra phương cách dán giấy điều lên từng bàn tay đếm qua với hi vọng sẽ đếm được số tay của pho tượng. Họ đã dùng 1000 tờ giấy điều để dán, nhưng vì 1000 bàn tay của Bồ Tát đan chéo nhau, cái ẩn cái hiện, cái thì thấy cánh tay mà không thấy bàn tay, cái thì có bàn tay mà không thấy cánh tay, càng dán càng đếm thì mắt càng hoa lên, rồi không thấy rõ đâu được là đâu nữa. Nếu không dán sót thì cũng dán trùng, dán đi dán lại nhiều lần, rốt cuộc họ cũng không đếm được chính xác có bao nhiêu tay, bao nhiêu mắt trên pho tượng thiêng liêng này.

Sau này, chính những người thợ dát vàng cho tượng mới là những người đếm được chính xác số tay số mắt của pho tượng Thiên Thủ Quan Âm. Tay được dát vàng, và tay chưa được dát vàng hiện ra rạch ròi tỏ rõ, không thể dát trùng, cũng không thể dát sót, dát đến đâu hô to lên, có người ghi sổ đến đó, và sau cùng họ đếm được cả thảy 1007 bàn tay, cũng là 1007 con mắt, quả đúng như danh hiệu của Ngài!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm