Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 30/06/2022, 08:13 AM

Có phải nên duyên vợ chồng là phải có duyên nợ với nhau?

Hỏi: Kính bạch Thầy cho con hỏi, có phải nên duyên vợ chồng là có duyên nợ không Thầy?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: Người ta có câu này quý vị “cái duyên cái số, nó vồ lấy nhau”. Nếu mà hai người này có duyên với nhau rồi, có số với nhau rồi là khỏi nói tự nó vồ lấy nhau. “Ruộng ai thì nấy đắp bờ, duyên ai nấy gặp đợi chờ làm chi”. Nếu mà có duyên hết rồi thì cũng phải gặp.

Xin thưa quý Phật tử, ở đây mình nói theo tinh thần của nhà Phật, Thầy nói hai khía cạnh là có những người là vợ chồng với nhau, có những cái là do duyên nợ từ quá khứ. Nhưng cũng có những cặp vợ chồng đến với nhau không do duyên nợ từ quá khứ, mà do duyên từ đời này là đời bắt đầu thôi.

Trước tiên, Thầy nói về cái duyên bắt đầu. Thật ra có những người vợ chồng đến với nhau trong đời này là đời đầu tiên. Không phải ai cũng đến với nhau có duyên nhiều đời đâu, thế nào cũng phải có đời đầu tiên. Mà đã là vợ chồng rồi thì thường quý vị thấy là mình có thương người đó, lấy người vợ người chồng đôi lúc là do cảm xúc thôi. Thấy người đó hợp với mình, quý mình là do cảm xúc. Đến với nhau mà hai người cùng tâm đầu ý hợp, cùng biết Phật Pháp, và cùng tu nữa thì có thể kết được cái duyên lâu dài. Ngay trong kinh Đức Phật cũng có dạy một bài kinh:

Có người hỏi Đức Phật là nếu mà con muốn gặp lại vợ con hoặc chồng con kiếp sau luôn có được không? Phật nói “Được”. Phật có dạy là muốn gặp lại người vợ người chồng kiếp sau cũng được luôn nếu đủ những điều kiện này:

1. Hai vợ chồng đồng tín là đồng niềm tin.

2. Hai vợ chồng đồng thí là biết bố thí cúng dường, sống với bàn tay rộng mở.

3. Hai vợ chồng đồng giới, tức là biết giữ những điều đạo đức.

4. Hai vợ chồng đồng tuệ, tức là cùng hiểu biết với nhau. Cùng hiểu về cuộc đời, về nhân quả, về tội phước, về tứ diệu đế…

Hai vợ chồng có đầy đủ về đồng tín, đồng thí, đồng giới, đồng tuệ. Bốn điều này đủ thì có thể gặp được nhau kiếp sau. Thế nên có những cặp vợ chồng là nên duyên vợ chồng chỉ mới đời này thôi.

Thầy nói về khía cạnh thứ hai. Có những cặp vợ chồng nên duyên nên nợ là có duyên nợ quá khứ. Trong cái duyên nợ, có những cái thiện duyên mà gặp lại và có những ác duyên mà gặp lại (tức là những cái duyên xấu, nghịch duyên). Vào thời Phật có một câu chuyện rất lạ. Kể rằng, có cô tiểu thư là con gái vị quan giàu có. Hôm đó cô thấy ngoài đường có một đoàn lính đưa một người ra pháp trường để xử tử. Đang trên đường đi thì ngang qua nhà cô gái này. Cô từ trên lầu nhìn xuống, anh sắp bị xử tử tuy không quen biết mà tự nhiên cô thương anh đó luôn. Cô thưa với cha cô và gia đình cô đã sắp xếp đổi người để cứu anh. Cô lo hết cho anh này tiền bạc không thiếu thứ gì. Vậy mà có một lần, anh đã dụ cô lên một ngọn núi, và anh ta định đẩy cô gái xuống để lấy hết tài sản của cô trong khi cô này đã cứu mạng anh ta. May sao lần đó cô phát hiện và thoát chết.

Cuộc đời này có những chuyện mà mình nhìn, mình không hiểu được. Có những cô gái rất là giàu, rất là đẹp, rất là học thức mà lấy một anh thanh niên không có gì hết. Nhiều khi lấy về còn bị đánh đập, vậy mà nói bỏ, bỏ không được. Rồi có những trường hợp anh thanh niên có đầy đủ mọi thứ mà lấy một cô gái rất dữ. Ai cũng sợ cô gái đó hết, mà anh ta vẫn cứ lấy. Có những chuyện đó, mình nhìn ở bên ngoài khó nói lắm. Có những khi mình nói vầy nè “Tôi nợ bà đó, tôi lo cho bà mười năm nay”. Mình thấy vậy chứ mình nói mình nợ, mình lo cho bả có 10 năm; mà trong khi kiếp trước mình nằm một chỗ 50 năm, khổ như vậy mình không thấy. Đặc biệt là hai vợ chồng đời này gặp lại mà đời trước là đã nghịch duyên, oán kết với nhau, gặp lại thì cái khổ đó bỏ không được. Thường thường người nào nợ người kia nhiều, thì người đó khổ. Ví dụ như hai vợ chồng gặp lại, mà gặp lại do nghiệp duyên quá khứ. Cô vợ nợ ông chồng, thì cô vợ khổ vì ông chồng lắm. Còn nếu mà ông chồng nợ cô vợ, thì sẽ bị cô vợ làm khổ cho đến chết mà không bỏ được. Cái này thuộc về nghiệp duyên rồi, giống như cái nợ trả chưa xong vậy đó. Có những lúc cũng muốn nói bỏ cho xong mà không bỏ được đâu. Nghĩa là ở trong cái nghiệp đó nó xoay vần mình như vậy. Mình bị cái nghiệp nó dẫn mà. Nhưng lạ kỳ lắm, đến một ngày nào đó khi cái nghiệp nó trả hết rồi thì tự nhiên hai người hết duyên.

Ở đây, người này hỏi Thầy là nên duyên vợ chồng là có duyên nợ với nhau hay không, thì Thầy nói hai trường hợp. Có những trường hợp là cũng có thể nên duyên vợ chồng, nhưng mà cái duyên nợ chỉ mới bắt đầu. Đời này là đời đầu, hoặc chỉ mới bắt đầu một hai đời thôi. Còn có những cặp vợ chồng đến với nhau là do duyên do nợ. Mà có những duyên nợ là thiện duyên đó, thì hai vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc. Giống như đời trước hai người cùng tu theo Phật, kiếp sau hẹn gặp lại. Đời này gặp lại thương yêu, chung thủy, hạnh phúc lắm. Cái này rất ít. Còn việc gặp lại mà cãi nhau, trả nợ cho nhau thì nhiều. Cho nên có những cái nợ mà nghịch duyên (ác duyên) thì gặp lại rất là khổ. Một cách kỳ lạ, tự nhiên trả hết nợ là mình hết khổ. Có khi nào quý vị thấy mình khổ vì một người một cách kỳ lạ, khổ một cách không hiểu được. Một ngày nào đó mình hết nợ người đó, tự nhiên mình bỏ một cách nhẹ nhàng hoặc khỏi bỏ gì hết, mình chẳng thấy phải phiền não hay khổ vì người đó nữa. Thì đó là lúc mình đã hết nợ với người ấy.

Thầy Thiện Tuệ trả lời vấn đáp Phật Pháp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm