Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Kinh Chuyển Pháp luân (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Có hai thái cực Người tu nên tránh, Một là khoái lạc Say đắm ngũ dục; Hai là khổ hạnh Ép xác hành thân.

Kinh Chuyển Pháp Luân - Con đường tỉnh thức Phật, Tổ, Bồ tát và chúng ta 

KÍNH LỄ ĐỨC PHẬT THÍCH-CA MÂU-NI (3 lần)

KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN 

Tôi được nghe rằng:

Một thời Thế Tôn

Trú ở vườn Nai,

Gần Ba-la-nại

Bấy giờ Thế Tôn

Gọi năm tỳ-khưu

Đến dạy thế này:

Có hai thái cực

Người tu nên tránh,

Một là khoái lạc

Say đắm ngũ dục;

Hai là khổ hạnh

Ép xác hành thân.

Hai con đường này

Đưa đến hậu quả

Hủy hoại thân tâm.

 

Con đường Như Lai

Đã tìm ra được

Là đường Trung Đạo:

Trái hai cực đoan,

Đem đến trí tuệ,

Giải thoát, an vui:

Có tám chi phần:

Nhận thức chân chính,

Tư duy chân chính,

Hành động chân chính,

Sinh kế chân chính,

Chuyên cần chân chính,

Chú ý chân chính,

Định tâm chân chính,

Chính Trung đạo này

Như Lai đã đi,

Đạt được trí tuệ,

Giải thoát, an lạc.

 

Này các tỳ-khưu

Giác đạo là gì?

Chính là con đường

Đối diện khổ đau

Mà nhận thức được

Nguyên nhân sinh khổ,

Vì muốn thoát khổ

Tìm ra nguyên nhân

Diệt trừ khổ đau.

Do vậy nhận thức

Là điểm khởi đầu

Phát khởi tư duy,

Ươm mầm trí tuệ,

Soi sáng tất cả:

Ngôn từ, hành động,

Sinh kế, chuyên cần,

Đều hợp chính đạo,

Giúp cho hành giả

Xa lánh ràng buộc,

Giải thoát, an vui.

 

Này các tỳ-khưu

Có bốn Sự Thật

Người tu phải thấy:

 Sự thật về khổ,

Nguyên nhân sinh khổ,

Sự thật hết khổ,

Con đường thoát khổ.

Bốn Sự Thật ấy

Mầu nhiệm vô cùng

Gọi Tứ Diệu đế.

 

Này các tỳ-khưu.

Sự Thật thứ nhất

Là hiện tượng khổ:

Sinh, già, bệnh, chết,

Buồn giận, ghen tức,

Lo lắng, sợ hãi,

Thất vọng, khổ não,

Chia cách người thân,

Chung đụng kẻ ghét,

Tham lam bán víu

Năm uẩn là khổ.

 

Sự Thật thứ hai

Nguyên nhân sinh khổ:

Vì tâm mê muội,

Không thấy, không biết,

Bản chất thân tâm,

Cội nguồn sự sống,

Nên bị ngọn lửa,

Tham đắm, giận hờn,

Ghen tức, sầu não,

Lo lắng, sợ hãi,

Thất vọng, buồn chán,

Đốt cháy hành hạ.

 

Sự Thật thứ ba

Chấm dứt khổ đau:

Nhờ có tuệ giác

Thấy rõ, biết rõ,

Sự Thật bản thân,

Và về cuộc đời,

Sầu não tan biến,

Phát sinh hỷ lạc.

Sự Thật thứ tư

Con đường thoát khổ:

Gồm tám chi phần,

Như Lai đã dạy

Nhớ kỹ thực hành,

Trong mọi thời gian

Và bốn Sự Thật

Cần phải thấu hiểu,

Siêng năng thực hành,

Sẽ sớm đạt được

Niết-bàn, giải thoát.

Thế Tôn thuyết giảng

Bài pháp đầu tiên

Sự Thật nhiệm mầu,

Năm vị Tỳ-khưu

Nghe Phật dạy xong,

Tâm trí bừng sáng,

Nếm được hương vị

Giải thoát, an lạc.

Hoan hỷ tiếp nhận,

Kính cẩn vâng giữ,

Nối truyền xưng tụng.

Kinh Chuyển Pháp Luân.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)

Kinh Phật 14:35 06/11/2024

Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.

Kinh Thiên sứ

Kinh Phật 06:26 31/10/2024

Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".

Kinh Điều Ngự

Kinh Phật 23:40 28/10/2024

Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:

Phật nói kinh vô thường

Kinh Phật 14:45 03/10/2024

Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?

Xem thêm