Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/01/2023, 08:09 AM

Có thể Nguyễn Du là nhà sư Chí Hiên

Nguyễn Du có phải thật sự là nhà sư Chí Hiên - người hai lần gửi thư cho Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hay không? Cho đến nay vẫn là một câu hỏi rất cần các nhà nghiên cứu lịch sử, văn học làm rõ, để góp phần hoàn chỉnh bức tranh cuộc đời văn nghiệp, tư tưởng của Đại thi hào Nguyễn Du.

Audio

Danh nhân văn hóa - Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 1820) tự Tố Như hiệu Thanh Hiên, pháp danh Chí Hiên là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam thời Lê - Nguyễn, cũng là nhà thơ lớn của thế giới.

Trong "Nguyễn Du - nhà sư Chí Hiên Giang Bắc, Giang Nam cái túi không" TS. Phạm Trọng Chánh cho rằng Nguyễn Du chính là nhà sư Chí Hiên từng từ ở chùa Hổ Pháo gần Tây Hồ trong giai đoạn bôn ba lưu lạc xứ người bên Trung Hoa: "...Nguyễn Du, mang danh hiệu Chí Hiên, danh hiệu Nguyễn Du dùng cho đến năm 1796, ký tên hai bài thơ tặng Hồ Xuân Hương, lưu lại trong Lưu Hương Ký. Nguyễn Du làm thế nào, không tiền mà đi giang hồ Giang Nam, Giang Bắc, đi Trường An, Hàng Châu. Đội mũ vàng (mũ nhà sư), đi muôn dậm, lại đọc kinh Kim Cương hàng nghìn lượt trong ba năm..."

Vấn đề Nguyễn Du có phải thật sự là nhà sư Chí Hiên - người hai lần gửi thư cho Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hay không? Cho đến nay vẫn là một câu hỏi rất cần các nhà nghiên cứu lịch sử, văn học làm rõ, để góp phần hoàn chỉnh bức tranh cuộc đời văn nghiệp, tư tưởng của Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du. 

Cư sĩ Phật tử - Đại thi hào Nguyễn Du

3

Một trong những cách góp phần xác định Nguyễn Du có phải là nhà sư Chí Hiên không là bắt đầu từ văn bản của những tác phẩm tiêu biểu viết về Phật giáo của ông như Truyện Kiều; Văn tế thập loại chúng sinh....

Ở đây chúng tôi tiếp cận vấn đề này từ tác phẩm Lương Chiêu Mình Thái tử phân kinh thạch đài trong tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du

Nguyên văn: 

梁 昭 明 太 子 分 經 石 臺

阮攸

梁 朝 昭 明 太 子 分 經 處

石 臺 猶 記 分 經 字

臺 基 蕪 沒 雨 花 中

百 草 驚 寒 盡 枯 死

不 見 遺 經 在 何 所

往 事 空 傳 梁 太 子

太 子 年 少 溺 菸 文

強 作 解 事 徒 紛 紛

佛 本 是 空 不 著 物

何 有 乎 經 安 用 分

靈 文 不 在 言 語 科

孰 為 金 剛 為 法 華

色 空 境 界 茫 不 悟

癡 心 歸 佛 佛 生 魔

一 門 父 子 多 膠 蔽

一 念 之 中 魔 自 至

山 陵 不 涌 蓮 花 臺

白 馬 朝 渡 長 江 水

楚 林 禍 木 池 殃 魚

經 卷 燒 灰 臺 亦 圯

空 留 無 益 萬 千 言

後 世 愚 僧 徒 聒 耳

吾 聞 世 尊 在 靈 山

說 法 渡 人 如 恆 河 沙 數

人 了 此 心 人 自 渡

靈 山 只 在 汝 心 頭

明 鏡 亦 非 臺

菩 提 本 無 樹

我 讀 金 剛 千 遍 零

其 中 奧 旨 多 不 明

及 到 分 經 石 臺 下

終 知 無 字 是 眞 經 .

Dịch thơ: 

ĐÀI ĐÁ CHIA KINH CỦA THÁI TỬ LƯƠNG CHIÊU MINH

Triều Lương, Chiêu Minh thái tử, chốn phân kinh,

Đài đá còn ghi chữ Phân Kinh.

Hoang vu nền cũ trong mưa gió,

Lạnh tàn cây cỏ xác xơ cành

Chốn cũ nơi đây nào thấy kinh,

Còn nghe lưu truyền Lương thái tử.

Thái tử tuổi trẻ say văn chương,

Bày chuyện chia kinh vô tích sự

Đạo Phật vốn không, không nhờ vật,

Là gì Kim Cương và Pháp Hoa ?

Nào có kinh gì để phân chia,

Văn thiêng không ở nơi ngôn ngữ,

Sắc không mờ mịt không hiểu rõ,

Tâm mê theo Phật, Phật thành ma,

Một nhà cha con đều mù lòa

Ma tự sinh ra trong ý nghĩ.

Hoa sen nào thấy chốn sơn lăng.

Ngựa trắng một sớm qua Trường Giang,

Cây Sở cá ao đều bị họa,

Kinh sách ra tro đài tàn hoang,

Nghìn vạn lời lưu lại ích chắng ?

Điếc tai đời sau bọn ngu tăng.

Ta nghe Thế Tôn núi Linh Thứu,

Thuyết pháo độ nhiều sa số như cát sông Hằng,

Người hiểu được tâm ấy độ rồi,

Linh Sơn chỉở trong lòng người,

Bồ Đề chẳng phải cây,

Minh kính không là đài.

Ta đọc Kim Cương hàng nghìn lượt,

Lắm điều sâu kín khó hiểu rành.

Phân kinh thạch đài nay đến đó,

Mới hay không chữ là chân kinh.

(Nhất Uyên dịch)

Chúng tôi cho rằng, không loại trừ khả năng nhà sư Chí Hiên, người hai lần gửi thư cho Nữ sĩ Hồ Xuân Hương chính là Đại thi hào Nguyễn Du.

Có ba lý do khiến chúng tôi nghĩ như vậy

Một là Nguyễn Du viết tác phẩm này với tâm thế của một nhà sư - người của Phật giáo

Hai là có lẽ từ xưa đến giờ chưa có ai không phải là nhà sư - người xuất gia tu hành mà đọc kinh Kim Cương hàng vạn biến (lần). Chỉ có người xuất gia tu hành trì tụng kinh hàng ngày ở chùa mới có thể đọc tụng kinh Kim Cương đến hàng vạn lần. Các chùa tu theo pháp Đại thừa ở Trung Hoa, cũng như ở Việt Nam rất kính ngưỡng và thường trì tụng kinh Kim Cương vào lúc 4 giờ khuya hàng ngày

Liên quan đến vấn đề này,TS Phạm Trọng Chánh cho rằng, khi đi lưu lạc, Nguyễn Du mang theo cuốn Kim Cương chú giải của nhà bác học Lê Quý Đôn - một thần tượng của giới tri thức bấy giờ nói chung, Nguyễn Du nói riêng.

Ba là nếu không phải là nhà sư, thường cộng phu học Phật tu hành, thâm nhập triết lý duyên khởi tánh không thì không thể viết nổi câu cuối cùng của bài thơ

"Tài tri vô tự thị chân kinh"

(Mới ngộ ra kinh không chữ mới là chân kinh)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Xem thêm