Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 10/04/2023, 09:00 AM

Cội bồ đề che chở tượng Phật tại chùa Bảo Sơn

Chùa Bảo Sơn ở Quảng Ngãi được xây dựng từ năm 1918, chỉ còn sót lại một tượng Phật sau chiến tranh. Sau đó, tượng Phật được một cội bồ đề mọc bên cạnh che chở, nâng lên cao.

Cội bồ đề che chở tượng Phật

Sau gần 30 năm, chùa Bảo Sơn ở thôn Lộc Thanh, xã Bình Minh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã xây dựng được gần 80%.

Dù chùa Bảo Sơn chưa hoàn thiện nhưng trong nhiều năm qua, người dân xã Bình Minh thường tập trung về nơi đây để sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo.

2

Theo Ban Hội tự chùa Bảo Sơn, chùa khởi thủy do một hòa thượng trong Thiền Tông Lâm Tế khai sơn vào năm Khải Định thứ 3, tức năm Mậu Ngọ 1918. Am Phật nằm trên một ngọn đồi thấp và được xây dựng thành chùa Bảo Sơn.

Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, chùa Bảo Sơn bị hư hỏng. Năm 1958, các phật tử hiến 4.000m2 đất kiến thiết lại chùa. Chùa Bảo Sơn mới được xây dựng cách chùa cũ 150m.

Đến năm 1964, chùa Bảo Sơn được khánh thành, do Đại đức Thích Viên Giác trụ trì. Tuy nhiên, giai đoạn 1965 - 1975, bom đạn chiến tranh tiếp tục tàn phá. Nơi đây chỉ còn trơ lại một pho tượng Phật bị mất phần đầu.

Ảnh chụp tượng Phật được cội bồ đề che chở sau chiến tranh.

Ảnh chụp tượng Phật được cội bồ đề che chở sau chiến tranh.

Sau đó, phật tử địa phương chung tay thu dọn gạch vụn, mời các sư về làm lễ, tiến hành gắn lại phần đầu mới cho tượng Phật. Vì vậy, tượng Phật này ngày nay có phần đầu không tự nhiên và khác lạ so với những tượng Phật khác.

Sửa xong, người dân bèn đặt tạm tượng Phật lên một bệ gạch cao để tránh mưa lụt. Bẵng đi một thời gian, người dân phát hiện gần chỗ đặt tượng Phật bỗng mọc lên một cây bồ đề.

Qua năm tháng, cây bồ đề mọc lên cao, nâng theo bệ gạch đặt tượng Phật phía trên. Rễ cây bồ đề bám vít quanh tượng, tạo thành những mối dây vững chãi, giữ chặt bảo vệ tượng Phật.

Càng cao lớn, cây bồ đề càng tỏa ra nhiều nhánh, trong đó có hai nhánh cao to, như chiếc lọng che mưa che nắng tượng Phật.

Dựng lại ngôi chùa hơn 100 tuổi

Từ chuyện kỳ diệu của tự nhiên, người dân địa phương càng tin tưởng vào sự màu nhiệm của ngôi chùa hơn 100 năm tuổi. Thời điểm đó, nhìn cảnh tượng Phật phơi mưa phơi nắng, nhiều người xót xa, trong đó có ông Nguyễn Đức Thắng, pháp danh Nguyên Quang, làm việc tại UBND xã Bình Minh.

Phần đầu của tượng Phật bị mất và được làm lại.

Phần đầu của tượng Phật bị mất và được làm lại.

Khoảng năm 1993, ông Thắng nghỉ hưu và dành nhiều thời gian để xây dựng lại chùa Bảo Sơn. Ban đầu, ông dùng bạt nhựa làm mái che tượng Phật và thường xuyên thắp hương, dọn cỏ. Ngoài ông Thắng, một số người dân địa phương cũng đến đây cúng bái, làm lễ.

Sau đó, ông Thắng đứng ra xin phép chính quyền địa phương để hoạt động tôn giáo tại nơi có tượng Phật được cây bồ đề che chở. Được chính quyền đồng ý, ông tu bổ khu vực này với mái che bằng tôn, khung thép bao quanh cội bồ đề.

Mong muốn dựng lại ngôi chùa hơn 100 năm tuổi, ông Thắng gõ cửa nhiều nơi để xác minh nguồn gốc chùa Bảo Sơn. Được sự xác nhận của Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi, năm 2013, chính quyền địa phương cấp phép để ông Thắng đứng ra xây dựng lại chùa Bảo Sơn.

Ba năm tiếp đó, ông Thắng phải ngược xuôi từ Nam ra Bắc để quyên góp kinh phí xây dựng chùa từ các mạnh thường quân, phật tử… Lòng thành của ông được nhiều người thấu hiểu, sẵn sàng cúng dường hàng trăm triệu đồng mua gạch ngói, vật liệu xây dựng chùa.

Nhiều giai đoạn việc xây dựng chùa phải ngừng lại do thiếu kinh phí. Ông Thắng phải đi vận động thêm. Cho đến nay, số tiền mà Trưởng Ban Hội tự vận động được lên đến hơn 4 tỷ đồng. Tất cả đều đã dùng vào việc xây dựng chùa Bảo Sơn.

Địa điểm có tượng Phật được cội bồ đề che chở, nhiều phật tử vẫn đến viếng, thắp hương.

Địa điểm có tượng Phật được cội bồ đề che chở, nhiều phật tử vẫn đến viếng, thắp hương.

Anh Nguyễn Viết Trang (33 tuổi, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), con trai của ông Thắng cho biết: “Sau thời gian dài tái lập, chùa Bảo Sơn cũng hoàn thiện gần 80%. Hiện tại, phần chánh điện của ngôi chùa đã xong, chỉ còn làm hàng rào và nhà ở cho tăng.

Vết tích tượng Phật được cội bồ đề che chở vẫn được giữ nguyên. Mái che được lợp lại kỹ càng hơn, mưa không ướt đến tượng.

Đáng tiếc, tháng 2/2023, cha tôi lâm bệnh nặng và qua đời. Dù tâm nguyện chưa tròn nhưng lúc ra đi, ông cảm thấy rất an lòng”.

Theo anh Trang, nhằm tri ân công đức xây dựng chùa của ông Thắng, phía nhà chùa sẽ rước tro cốt của ông về chùa nhang khói.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Chim trên đất Cù Lao

Chùa Việt 10:01 14/11/2024

Cù Lao Giêng không chỉ đẹp bởi phong cảnh sông nước hữu tình, mà còn có nhiều công trình tín ngưỡng tâm linh đặc sắc. Một trong số đó phải kể đến chùa Phước Thành, ẩn chứa câu chuyện truyền miệng về đôi chim hồng hạc từng về trú ngụ.

Chuyện bà Tấm xây chùa và chùa Bà Tấm

Chùa Việt 11:00 12/11/2024

Không chỉ nổi tiếng hai lần nhiếp chính, Nguyên phi Ỷ Lan còn được xem là người phụ nữ xây nhiều chùa nhất trong lịch sử.

Huyền tích Phù Sơn tự

Chùa Việt 11:16 04/11/2024

Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. 

Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời

Chùa Việt 20:34 03/11/2024

 Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.

Xem thêm