Ngôi chùa Tây Tạng 600 năm tuổi độc nhất ở Hà Nội
Chùa Long Quang theo trường phái Mật tông Kim cương thừa, giống với các ngôi chùa thường gặp ở Tây Tạng, Nepal, Bhutan...
Chùa Long Quang toạ lạc trên vùng đất thôn Vực thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì nên còn được gọi theo địa danh là chùa Vực. Chùa có tuổi đời hơn 600 năm, hướng nhìn ra ngã ba sông Tô Lịch. Năm 2011, ngôi tam bảo xuống cấp không đảm bảo an toàn để phục vụ tín ngưỡng bà con Phật tử nên chùa được trùng tu để có được vẻ khang trang như hiện tại.
Phái Mật tông theo tiếng Phạn là "Mantra", nghĩa là những lời nói chân thật. Đây là pháp môn kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa. Cụ thể, chùa Long Quang theo pháp môn Mật tông Kim cường thừa, phổ biến tại Nepal, Bhutan và Tây Tạng.
Sau khi được trùng tu, chùa có diện tích 7.000 m2, khuôn viên rộng rãi. Theo trụ trì, chùa được xây dựng theo kiến trúc mandala (vòng tròn, trung tâm của tinh tuý, cốt lõi cuộc sống) để nguyện cầu cho quốc thái dân an, thế giới được hoà bình, nhân dân được an lạc.
Du khách đến chùa vừa lễ Phật, vừa tìm hiểu pháp môn Mật tông Kim cương thừa. Trần nhà được trang trí điển hình theo kiểu Kim cương thừa. Các hoạ tiết được làm tỉ mỉ, tinh xảo với các vòng tròn mandala, biểu tượng quan trọng trong Phật giáo Mật tông Kim cương thừa.
Trong chùa có 2 gian, bên ngoài là ngôi tam bảo, bên trong là nhà tổ. Mùi đàn hương phảng phất, tạo nên không khí tĩnh mịch, uy nghiêm.
Du khách có thể lên nóc chùa để tham quan nơi đặt bảo tháp Kim cương thừa. Đây cũng là nét kiến trúc độc đáo giúp ngôi chùa trở nên độc nhất tại Hà Nội. Nhìn từ bên ngoài đường Kim Giang, du khách có thể thấy rõ sự bề thế của bảo tháp.
Bảo tháp nằm giữa chốn đô thị, tạo nên điểm nhấn khi từ đây có thể nhìn ra các toà chung cư cao tầng. Bên trong là tượng Phật ngồi.
Cách trang trí cờ nhiều màu sắc thường thấy ở các quốc gia như Nepal, Bhutan... Những lá cờ này trong tiếng Tây Tạng nghĩa là "ngựa gió". Đây là biểu tượng cho sự chuyển hoá của cái ác thành thiện, những điều không may thành cát tường. Ngoài ra, có thể hiểu 5 màu sắc tượng trưng cho 5 trí tuệ của Phật.
Khuôn viên chùa trồng nhiều cây bưởi sum suê trái.
Ngoài ra chùa còn có nhiều tiểu cảnh, đặc biệt là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ngự trên bể cá koi. Ngày thường, chùa mở cửa sáng từ 6h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h30. Ngày tuần rằm, chùa mở cửa từ 5h đến 21h. Thời gian tụng kinh hằng ngày từ 19h30 đến 20h30. Du khách có thể đến chùa du xuân, thưởng thức nét kiến trúc độc đáo và cầu bình an.
Theo VNexpress.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm