Con đường hạnh phúc
“Người xuất gia là người đi ngược dòng đời. Thế gian tham đắm trong biển khổ bởi hưởng thụ dục lạc, bởi vô minh che lắp. Còn người xuất gia chúng ta hành theo hạnh của bậc xuất trần để thoát ra khỏi khổ đau, trầm luân mà con người mãi chưa nhận biết”.
“Hạ về rồi mùa hoa phượng nở chưa
Tôi bỗng nhớ một thời xưa ấy thế
Kỷ niệm kia nơi làng quê yêu dấu
Vẫn trong lòng nung nấu mãi không thôi.”
Như những chiếc lá trên cành mới ngày nào còn xanh mơn mởn mà hôm nay lại xạc xào vỡ nát dưới đôi chân. Dòng thời gian cứ mãi xoay vần lặng lẽ trôi qua như vậy. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã trải qua tuổi thơ hồn nhiên trong sáng. Tôi cũng từng vậy! Tuổi thơ tôi gắn liền với làng quê và những con người chân chất, tuổi thơ tôi đã được sống trong vòng tay yêu thương của ba, bên câu hò tiếng võng đong đưa “sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” của mẹ. Nhìn lại những ngày xưa, kể từ ngày tôi nguyện dấn thân, bước cùng bước dấu chân của bậc hiền trí, đứng trong hàng ngũ Tăng bảo đó là một đại nhân duyên, đại phước đức trong tất cả chúng tôi. Những người sẽ thay Thế Tôn trùng tuyên chánh pháp nói lên những sự thật từ sự chuyển hóa tự tâm của mình. Mười ba năm trôi nhanh qua như một cuốn phim để khi nhìn lại tôi thấy mình trưởng thành, bản lĩnh và mạnh mẽ hơn để tiếp nối sự nghiệp Phật pháp tại thế gian này.
Năm tôi 7 tuổi! Ở cái tuổi vô tư ấy hồn nhiên ấy, tuổi thơ tôi là một cánh đồng hoa bát ngát hương là những cánh dìu dập dờn cùng mây cùng gió. Là những lần trốn học rong chơi dưới sân chùa. Có lẽ cái dấu ấn về những quả khế chín trong sân chùa mà tôi cùng đám bạn hay đi hái trộm đã để lại ấn tượng trong tôi về hình tượng mái chùa cùng sức sống nghìn đời của dân tộc.
Bà tôi vẫn hay kể cho tôi nghe những câu chuyện về tấm lòng bao dung nhân ái, lòng từ bi của đạo Phật và tôn trọng sự sống của vạn loài. Những câu chuyện của bà đã bén rẽ cho tôi kết duyên với đạo Phật. Tôi gác lại mọi âu bi, phiền muộn của thế gian. Biết bao nhiêu niềm đoàn tụ lại quay về một mối nhân duyên, nơi ly hương rời nhà thế tục tôi khoát lên mình màu áo nâu thầm lặng như hạnh của đất, lúc ấy tôi vừa tròn 13 tuổi.
Người xuất gia luôn ôm ấp trong lòng tinh thần “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” ngõ hầu là người dẫn dắt muôn loài qua biển đời bất hạnh này. Nhớ lại những ngày đầu tiên rời xa ba mẹ bước vào cánh cửa thiền môn trang nghiêm thanh tịnh. “Cạo sạch mái tóc, nguyện cho chúng sanh, dứt hết phiền não, độ thoát cho đời". Từng sợi tóc lần lượt rớt xuống như tan biến đi sự nghịch ngợm, bướng bỉnh trẻ con trong tôi. Sư phụ để cho tôi một chỏm tóc trên đầu. Tôi vô cùng ngạc nhiên và thích thú với chỏm tóc ấy. Sư phụ dạy đó là những phiền não còn sót lại trong tôi, khi nào những sợi tóc ấy rớt hết là những phiền não trong tôi cũng tan biến. Chợt nhìn đôi mắt đỏ hoe của ba mẹ trong bộ áo lam thanh cao ngày hôm ấy, tôi cũng chưa cảm nhận được gì cái tình cảm mà ba mẹ dành cho tôi ngoài sự hồn nhiên vui đùa thích thú trong hình tướng mới. Đến hôm nay khi nhìn lại, tôi chỉ muốn cuối đầu cảm ơn ba mẹ đã cho con có mặt trên cuộc đời này. Đặc biệt ba mẹ đã gác lại những nỗi niềm, tình thương dành cho con trẻ bằng những giọt nước mắt cố giấu nhưng vẫn lăn dài trên má, cho con bước đi một con đường thanh cao vì hạnh nguyện độ người, độ đời.
“Xin cúi xuống làm đất
Cho người bước đi qua
Xin nâng dậy cánh hoa
Cho người vui đôi mắt”
Những hạnh lành của người con Phật hiếu đạo
Sơ cơ xuất gia, bước chân vào chốn thiền môn còn rất nhiều điều bỡ ngỡ khác với cuộc sống thế tục; thức khuya dậy sớm, chấp tác, lao động, học Phật học lẫn thế học là những việc hằng ngày mà tôi phải thực hiện. Bên cạnh đó còn phải học oai nghi tế hạnh qua cách đi, đứng, nằm ngồi. Quá trình đó không phải diễn ra một ngày, một bữa mà là một chiều dài thời gian. Sư phụ là người đã bên cạnh tôi, luôn quan sát chăm lo và dạy bảo cho tôi trong từng hơi thở, cử chỉ, hành động để thay đổi chính mình. Sư phụ đã từng dạy tôi rằng: “Người xuất gia là người đi ngược dòng đời. Thế gian tham đắm trong biển khổ bởi hưởng thụ dục lạc, bởi vô minh che lắp. Còn người xuất gia chúng ta hành theo hạnh của bậc xuất trần để thoát ra khỏi khổ đau, trầm luân mà con người mãi chưa nhận biết”. Sư phụ như người cha, người mẹ, có lúc sư phụ khắt khe uốn nắn tôi trên dặm đường đầy gian nan, cũng có lúc sư phụ ân cần chăm sóc cho tôi mỗi khi tôi vấp ngã. Hành trình tìm về chính mình luôn có sư phụ bên cạnh đã tiếp thêm niềm tin giúp tôi vững chãi và bền bỉ hơn.
Trong bài thơ “Phí Nhàn Ca” của Ngài Hám Sơn đại sư đã từng dạy:
Xuất gia dung dĩ thủ quy nan
Tín nguyện toàn vô tổng thị nhàn
Tịnh giới bất trì không phí lực
Túng nhiên lạc phát giả đồ nhiên
Tạm dịch là:
Xuất gia dễ mấy ai giữ luật
Nguyện không thành học đạo uổng công
Chẳng cần tịnh giới giữ lòng
Dầu cho cạo tóc rỗng không một đời.
Mười ba năm đứng trong hàng ngũ Tăng bảo, một trong ba ngôi báu kế thừa cổ xe pháp của Thế Tôn. Hằng ngày chúng tôi vẫn ân cần trao dồi, ôn tụng, trùng tuyên giới luật ngõ hầu là người dẫn dắt chúng sanh qua khỏi biển đời mênh mông của sầu thương, phiền muộn bằng tình thương và trí tuệ của bậc đại giác. “Các Thầy Tỷ kheo, sau khi Như lai diệt độ, các Thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức Thầy cao cả của các thầy. Nếu Như lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy" – Kinh Di Giáo, Hòa thượng Thích Trí Quang dịch.
Nơi già lam trang nghiêm là mấy tiếng kinh khuya oai nghi, trầm hùng vang khắp đất trời như nhắc nhở chúng tôi phải tinh chuyên giới luật, trao dồi phẩm hạnh của mình. Đạo Phật có tồn tại ở thế gian này hay tan biến mãi mãi chính là ở chúng tôi những người ngày đêm gìn giữ giới Pháp, những người sẽ thay thế Như Lai trùng tuyên lời vàng mà Ngài để lại hướng con người đến chân, thiện, mỹ và sự giải thoát hoàn toàn. Chúng tôi xin nguyện thắp sáng lý tưởng sống cao đẹp, không ngừng nỗ lực học tập cống hiến, phụng sự cho đạo Pháp, nguyện đem ngọn lửa yêu thương ban rải khắp muôn nơi, nguyện quên mình sống vì tất cả để đáp đền công ơn giáo dưỡng sâu dày. Xin kết những đoá hoa lòng tinh khôi nhất dâng cúng dường lên chư Phật. Đồng cầu nguyện cho tất cả chúng tôi những người đang đi trên con đường thanh cao này mãi luôn vững chãi, tiếp nối ngọn đèn thèn thiền của chư Phật, chư Tổ với tâm nguyện “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm
Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
Xem thêm