Thứ sáu, 12/03/2021, 08:43 AM

Những hạnh lành của người con Phật hiếu đạo

Xuất gia là người có chí hướng cao cả, trong đời không vì sánh bằng vị Sa môn đạo hạnh của Phật Thích Ca Mâu Ni. Người xuất gia thì không còn gì ràng buộc, đây chính là cơ hội Phật tử cống hiến cho Phật Pháp và viên thành đạo nghiệp.

Lợi ích của đời sống thọ học bát quan trai giới

Vấn: Bạch Hòa Thượng Giác Quang! Con rất muốn xuất gia tu học theo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng, song do con có nguyện như vầy, mong Hòa Thượng giúp đỡ. Nhà con chỉ có mình là con trai, Mẹ thì không bình thường, nhưng cả hai đều có gia đình khác, có ngoại già yếu con muốn học được thành tài, để báo hiếu, có người kế lo cho gia đình, rồi sau đó mới xuất gia như vậy có là quá trễ không thưa Sư, làm thế nào để gia đình con bớt khổ được thưa Sư?

Đáp: Xuất gia là người có chí hướng cao cả, trong đời không vì sánh bằng vị Sa môn đạo hạnh của Phật Thích Ca Mâu Ni. Người xuất gia thì không còn gì ràng buộc, đây chính là cơ hội Phật tử cống hiến cho Phật Pháp và viên thành đạo nghiệp.

Tuy nhiên theo lời của Phật tử trình bày thì gia đình quá đơn chiếc: Bố mẹ chỉ có một trai, mẹ không bình thường có gia đình khác, ngoại già… chắc chắn còn nữa, nhưng Phật tử không kê khai thêm, chẳng hạn như kinh tế gia đình hạn chế...

Ôi thôi thì biết bao nhiêu là khổ, khổ khổ mà. Đấy cũng chính là chơn lý chắc thật mà Đức Phật từng tuyên thuyết tại công viên Thành phố Lộc Uyển, ngài đã vạch mặt mày cho thấy mặt trái của vạn khổ đang áp đặt sự trầm thống lên chúng sanh trong đó có con người.

Đức Phật dạy: “…trong nhà, nhà trên thờ Phật, nhà dưới thờ Cha Mẹ, Cha Mẹ chính là Phật nhà dưới đấy…”.

Đức Phật dạy: “…trong nhà, nhà trên thờ Phật, nhà dưới thờ Cha Mẹ, Cha Mẹ chính là Phật nhà dưới đấy…”.

Tuy nhiên nhà Phật có thể giải quyết những khổ đau cho Phật tử, với những trường hợp như sau:

1. Mẹ không bình thường thì Phật tử nuôi, Mẹ có gia đình khác theo Sư thì Phật tử vẫn phải nuôi, kể cả nuôi Ngọai. Nếu còn Bố thì phải phụng dưỡng luôn cả Bố… làm người con Phật dù có khổ đến mức độ nào đi nữa cũng phải phụng dưỡng các đấng sanh thành… đấy mới gọi là hiếu đạo của Nhà Phật.

2. Mẹ đã không bình thường, ai mà thương yêu Mẹ nữa, chỉ có làm con mới thương và nuôi Mẹ mà thôi, ngọai già… vậy thì Phật tử cứ gởi Mẹ, Ngoại vào chùa, vào Tu viện, vào Liên Viện Tịnh Độ Quan Âm Tu Viện của Sư Bà Huệ Giác đấy. Đồng thời Phật tử cũng phát tín tâm xuất gia thì cũng chẳng có gì là trở ngại. Trường hợp nầy là cơ duyên Phật Pháp đã đến, chứ không phải như mọi người suy nghĩ “Do nghèo mà vào chùa”. Đấy cũng chính là cách báo hiếu của người con Phật trong giai đọan mới.

Tu pháp gì không gặp ác đời sau?

3. Trường hợp Phật tử có tài sản thì vừa đi học cho thành tài, vừa nuôi Mẹ, nuôi Ngoại, báo hiếu cho đến khi Mẹ, Ngọai qua đời rồi đi tu cũng không muộn, vì lẽ báo ân báo hiếu cũng chính là tu rồi đó. Báo ân báo hiếu là hạnh Phật.

Đức Phật dạy: “…trong nhà, nhà trên thờ Phật, nhà dưới thờ Cha Mẹ, Cha Mẹ chính là Phật nhà dưới đấy…”.

4. Ba trường hợp trên, tâm ý bạn ở vào trường hợp nào cũng là Phật tử, cũng chính là người tu Phật đấy.

Người đời bảo: “Đời nay hiếm có” như trên lắm! Nhưng với nhà Phật thì không hiếm, rất nhiều người thực hiện hạnh lành như thế!

Phật tử cố gắng niệm Phật, giữ vững tâm hồn làm con Phật là hạnh phúc nhất bạn ạ!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm