Công dụng tuyệt vời của mè đen đối với sức khỏe
Mè đen là một thực phẩm rất quen thuộc đối với người Việt. Mè đen có một hồ sơ dinh dưỡng đáng kinh ngạc.
Ngoài vitamin thì trong hạt mè còn chứa lượng lớn các khoáng chất và các hợp chất hữu cơ bao gồm mangan, đồng, kẽm, chất xơ, thiamin, vitamin B6, axit folic, protein, tryptophan, canxi, sắt, magie và phốt pho. Bởi vậy mà những lợi ích của mè đen mang lại cho sức khỏe vô cùng to lớn.
Giá trị dinh dưỡng của mè đen
Từ xa xưa đến nay, mè đen (còn gọi hắc chi ma) được ông cha ta coi là món ăn bổ, và vị thuốc quý.
Với 14 gram mè đen chứa:
Chất béo: 9 gram; Carb: 4 gram; Chất xơ: 2 gram; Canxi: 18%; Magiê: 16%; Phốt pho: 11%; Đồng: 83%; Mangan: 22%; Sắt: 15%; Kẽm: 9%; Chất béo bão hòa: 1 gram; Chất béo không bão hòa đơn: 3 gram; Lượng calo: 100 kcal; Chất đạm: 3 gram; Chất béo không bão hòa đa: 4 gram.
Giúp hạ huyết áp
Huyết áp cao là một trong những yếu tố gây ra bệnh đột quỵ và tim mạch. Trong hạt mè đen lại rất giàu magie, khoáng chất có tác dụng giúp giảm huyết áp. Bên cạnh đó, lignans, vitamin E và các chất chống oxy hóa khác trong mè đen có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám hình thành trong động mạch, có khả năng duy trì huyết áp.
Theo các nghiên cứu, những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp cao tiêu thụ khoảng 2.5g bột hạt mè đen. Sau 1 tháng, chỉ số huyết áp tâm thu của họ đã giảm 6%.
Mè đen có thể giảm viêm
Tình trạng viêm kéo dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số bệnh mãn tính như: ung thư, béo phì, các bệnh tim mạch và thận.
Việc bổ sung mè đen vào thực đơn có thể giúp chống viêm. Ngoài ra, nó còn có rất nhiều tác dụng như giảm đau do viêm xương, cơ bắp, khớp.... Hơn nữa, trong mè đen chứa nguyên tố đồng là khoáng chất cần thiết cho việc bảo vệ thành mạch mạch máu, xương và khớp. Thêm vào đó, đồng là yếu tố cần thiết cho sự hấp thụ hợp chất sắt ở cơ thể.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Hạt mè đen chứa ít carbs nhưng lại giàu protein và chất béo lành mạnh nên có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, rất thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong mè đen còn có chứa pinoresinol, một hợp chất có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách ức chế hoạt động của enzyme tiêu hóa maltase.
Hoạt chất maltase có công dụng phá vỡ đường maltose, loại đường được sử dụng làm chất làm ngọt cho một số thực phẩm. Ngoài ra, chất này cũng được sản xuất trong ruột của bạn từ quá trình tiêu hóa các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm tẻ, cơm nếp, bánh mì, khoai tây, mì ống…
Chất pinoresinol ức chế quá trình tiêu hóa đường maltose có thể dẫn đến lượng đường huyết thấp hơn.
Tốt cho sức khỏe xương
Một công dụng của mè đen tiếp theo đó là hàm lượng cao các chất khoáng chất cần thiết như kẽm, canxi và phốt pho có tác dụng cải thiện sức khỏe xương khớp. Các khoáng chất này có thể bổ trợ quá trình tái tạo và cung cấp canxi cho xương, phòng chống bệnh loãng xương, đặc biệt ở người cao tuổi.
Công dụng mè đen - Giàu chất chống oxy hóa
Theo các nghiên cứu đã chứng minh những người tiêu thụ mè đen có thể làm tăng lượng hoạt động của oxy hóa trong máu. Hoạt chất Lignans có trong hạt mè có chức năng như chất chống oxy hóa, giúp chống lại tình trạng stress, một phản ứng hóa học có thể làm tổn thương các tế bào của bạn và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính.
Ngoài ra, hạt mè đen còn có chứa một dạng vitamin E được gọi là gamma-tocopherol, một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong mè đen có rất nhiều các thành phần rất tốt đối với thận, nhuận tràng và căng cường khí lực cho cơ thể. Theo nhiều nhiên cứu, người ta đã chứng minh được trong hạt Mè Đen có hàm lượng Axit béo chưa no cao cùng một số loại Axit Amin, chất khoáng…có tác dụng rất tốt cho sức khỏe người dùng.
Ăn chay khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?
Để bổ sung mè đen vào trong bữa ăn của mình, bạn có thể sử dụng thêm thực dưỡng miễn dịch Nutri Ancan chứa mè đen. Nutri Ancan được các nhà dinh dưỡng đánh giá là một trong những loại thực phẩm thực dưỡng đảm bảo đầy đủ yếu tố an toàn, dinh dưỡng và sự tiện lợi cho người dùng với đa dạng các thành phần gói gọn trong một sản phẩm, đặc biệt là mè đen.
Đối với những người yêu thích chế độ ăn chay, ăn thực dưỡng nhưng vẫn loay hoay không biết ăn thế nào để đủ chất và hiệu quả thì Nutri Ancan chắc chắn là một sự lựa chọn tuyệt vời để thực hiện chế độ ăn kiêng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe này.
Công dụng của hạt mè đen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu trong gia đình của bạn có bất kỳ thành viên nào bị dị ứng với mè đen, hãy ăn từng ít một và theo dõi phản ứng của cơ thể. Sau khi ăn mè đen nếu có biểu hiện bất thường hãy đến cơ sở y tế gần nhất.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy xem mình là khách viễn du
Kiến thức 14:40 25/11/2024Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.
Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?
Kiến thức 11:44 25/11/2024Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Xem thêm