Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/12/2013, 07:28 AM

Cuộc đời tu hành của cố HT.Thích Thiện Chánh

Hòa thượng không một phút nghỉ ngơi nghĩ trong việc lo cho đạo pháp và dân tộc, nâng cao trình độ Phật học và thế học. Từ ngày thọ đại giới cho đến ngày viên tịch, dù bận rộn đến đâu đi nữa thì Hòa thượng cũng dành thời gian quý báu của mình để An cư kiết hạ.



HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN CHÁNH

- Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Trưởng ban Trị sự tỉnh Hội Phật giáo Đồng Tháp (Nhiệm kỳ III, IV, V)
- Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp
- Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni tỉnh Hội Phật giáo Đồng Tháp
- Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Đồng Tháp.
- Viện chủ chùa Thanh Lương, Phó trụ trì chùa Phước Hưng.
Hòa thượng Thích Thiện Chánh (1950-2004)

I. THÂN THẾ:

Hòa thượng Thích Thiện Chánh, thế danh Trần Văn Bình, sinh năm 1950 tại xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Mát, pháp danh Thiện Thanh, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Kiều, pháp danh Nhựt Thủy. Trong gia đình, Hòa thượng là anh cả của một em trai và hai em gái.

II. XUẤT GIA – TU HỌC:

Nhờ túc duyên Phật pháp nhiều đời. Năm 1965, sau khi tốt nghiệp cấp tiểu học vào lúc vừa tròn 15 tuổi, Hòa thượng được song thân cho phép xuất gia tu học với Hòa thượng thượng Vĩnh hạ Đạt – bậc chân tu yêu nước lúc bấy giờ. Sau khi thế phát xuất gia, Hòa thượng được Hòa thượng bổn sư ban pháp danh Nhựt Chơn, tự Thiện Nghĩa, hiệu Thiện Chánh, thuộc dòng thiền Lâm tế Chánh tông, đời thứ 41.

Năm 1966, Hòa thượng được Hòa thượng bổn sư cho phép đăng đàn thọ Sa di giới tại Đại Giới đàn Vĩnh Hòa, Bạc Liêu.

Năm 1972, bằng sự chuyên cần tinh tấn tu học, Hòa thượng đã tốt nghiệp tú tài toàn phần, tiếp tụ tu học và tốt nghiệp đại học Văn khoa Sài Gòn.

Năm 1977, Hòa thượng tiếp tục được Hòa thượng bổn sư cho thọ giới Cụ Túc giới tại Giới đàn chùa Ấn Quang, quận 10, Tp.Hồ Chí Minh.

III. HÀNH ĐẠO VÀ HÓA ĐẠO:

Do ảnh hưởng tư tưởng phụng đạo yêu nước, hộ quốc an dân của Hòa thượng bổn sư, Hòa thượng không một phút nghỉ ngơi nghĩ trong việc lo cho đạo pháp và dân tộc, nâng cao trình độ Phật học và thế học. Từ ngày thọ đại giới cho đến ngày viên tịch, dù bận rộn đến đâu đi nữa thì Hòa thượng cũng dành thời gian quý báu của mình để An cư kiết hạ.

Từ khi bước chân vào chốn cửa Không, Hòa thượng đã bằng nhiều việc làm thiết thực để góp phần nhỏ trong việc giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc.

Năm 1974, được sự tín nhiệm của Chư tôn đức giáo phẩm bấy giờ, Hòa thượng đã được suy cử đảm nhiệm chức vụ Thư ký Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Sa Đéc.

Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập tại Đại hội Đại biểu Thống nhất Phật giáo cả nước tổ chức ở thủ đô Hà Nội.

Năm 1982, Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp được thành lập, Hòa thượng được Chư tôn giáo phẩm tín nhiệm suy cử vào chức vụ Chánh Thư ký Ban Trị sự nhiệm kỳ I, nhiệm kỳ II.

Năm 1992, Đại hội Đại biểu Giáo hội tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ III, Hòa thượng được suy cử vào chức vụ Phó ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Tháp. Cũng trong thời gian này Hòa thượng Thích Thiện Minh – Trưởng ban Trị sự viên tịch, Hòa thượng được suy cử đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Trị sự đến hết năm 1997.

Năm 1997 cho đến khi viên tịch, Hòa thượng được Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Đồng Tháp chính thức suy cử giữ nhiệm vụ Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ IV và nhiệm kỳ V.

Trong nhiệm kỳ V (1997 – 2002), Hòa thượng phải kiêm thêm nhiệm vụ Trưởng ban Tăng sự tỉnh hội, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học khóa IV (2001 – 2005).

Sang nhiệm kỳ V (2002 – 2007) Hòa Thượng kiêm nhiệm vụ Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni và Hiệu Trưởng Trường Trung cấp Phật học.

Trong các khóa An cư kiết hạ do tỉnh hội Phật giáo Đồng Tháp tổ chức từ năm 1983 đến năm 2004, Hòa Thượng luôn là giáo thọ giảng dạy giáo lý, hành chánh giáo hội cho Tăng Ni an cư, cho Tăng Ni sinh khóa I đến khóa IV trường Trung Cấp Phật học. Đồng thời với sự trực tiếp giảng dạy, Hòa Thượng là Trưởng ban chỉ đạo các khóa An cư kiết hạ.

Trong những Tăng Ni được Hòa Thượng giáo huấn, có những Tăng Ni thành danh như Đại đức Thích Lệ Thọ, Đại đức Thích Thiện Mỹ, Đại đức Thích Chơn Tâm, Đại đức Thích Chơn Trí và nhiều Tăng Ni khác.

Các đại giới đàn từ năm 1983 – 2003, Hòa thượng đều là Phó ban hay Trưởng Ban tổ chức và trực tiếp nhiệm vụ Tôn chứng Sư, Giáo thọ A Xà Lê, Yết ma A Xà Lê.

Được sự tôn kính của Tăng Ni, Phật tử Hòa Thượng được cung thỉnh đảm nhiệm chức vụ Phó trụ trì Chùa Phước Hưng (1987 – 2004), trụ trì chùa Bửu Quang – Văn phòng Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh từ năm 1986 – 1989, trụ trì chùa Thanh Lương xã An Bình, huyện Cao Lãnh từ năm 2000 – 2004.

Để tôn vinh bậc chân tu, hết lòng lo cho đạo cho đời, Hòa thượng Đại hội Đại Biểu phật toàn quốc lần thứ III (1992) tấn phong lên hàng giáo phẩm Thượng tọa.

Năm 2001 được Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam truy phong lên hàng giáo phẩm Hòa Thượng.

Đồng thời để tạo điều kiện cho Hòa thượng thể hiện trách nhiệm, bổn phận của người công dân đối với đất nước, của người tu sĩ Phật giáo, Hòa thượng được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp mời tham gia và giữ chức vụ Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh từ năm 1992 – 2004).

IV. TUYÊN DƯƠNG VÀ KHEN THƯỞNG:

Bằng tinh thân đạo tục dung thông, với nhiều công đức đóng góp cho giáo hội, Hòa thượng đã được Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tặng nhiều bằng tuyên dương công đức.

Với công lao đóng góp cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, Hòa thượng được Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tặng Huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân.

Bằng khen của Ủy Ban Nhân Dân, Ủy Ban Mặt Trận tổ Quốc Tỉnh và nhiều phần thưởng cao quý khác.

V. NHỮNG NGÀY TRỤ THẾ CUỐI CÙNG:

Hữu thân hữu bệnh, gần về cuối đời, khi biết mình lâm trọng bệnh, nhưng hòa thượng vẫn an nhiên cùng chư tôn giáo phẩm chung lo Phật sự, hoàn thành nhiệm vụ của một vị Trưởng Ban Trị Sự. Bệnh duyên ngày càng trầm trọng, Hòa thượng không một phút xao lãng trong hành trì và tu tập, luôn tận tụy cho đạo cho đời, luôn quan tâm đến việc đào tạo Tăng tài cho giáo hội và đặt hết kỳ vọng vào thế hệ Tăng ni kế thừa, mãi là bậc hữu dụng cho đạo pháp và dân tộc trong mai hậu.

Vô thường lão bệnh, không hẹn cùng ai, sớm còn tối mất đã qua đời khác, thế rồi một thoáng vô thường, Hòa thượng đã xả báo an tường vào lúc 14 giờ 35 phút ngày 22/13/2004 – nhằm ngày 11/11 năm Giáp Thân, để lại biết bao niềm tiếc thương vô hạn cho hậu thế.

Thật là: 

Trụ thế gieo nhân tự tánh không
Xả thân không luyến chuyện thế trần
Bay đi, bóng nhạn không lưu dấu
Tuy rung, hoa đàm vẫn ngát hương.

Hòa thượng trụ thế được 55 năm, thọ đạo 41 năm, hạ lạp 36 năm.

Nam Mô Việt Nam Phật Giáo Giáo Hội, Đồng Tháp Tỉnh, Trị Sự Trưởng Ban, Thanh Lương Đường Thượng, Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhất Thế Húy Nhựt Chơn Thượng Thiện Hạ Chánh Trần Công Hòa Thượng Giác Linh.

BTS GHPGVN tỉnh Đồng Tháp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thiện thần bảo vệ người giữ giới

Tư liệu 14:30 24/04/2024

Ngày xửa ngày xưa, ở một nước kia, nhà vua bắt buộc nhân dân phải giữ năm giới. Một người bạn ở nước khác về chơi, vô tình đem một chai rượu biểu Lam Xoa. Lam Xoa nể bạn, cùng nhau ăn uống. Tại vách mạch rừng đem chuyện đến vua. Lam Xoa bị trục xuất ra khỏi nước.

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Xem thêm