Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 19/02/2022, 08:30 AM

Đặc sắc vườn kinh Pháp cú khắc trên đá ở Vĩnh Long

Chùa Phước Hậu (hay còn gọi là Tổ đình Phước Hậu) nằm ven sông Hậu thuộc ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ lâu là một nơi tu hành trang nghiêm và là điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Vĩnh Long.

Vườn kinh Pháp cú nằm dưới tán cây cổ thụ luôn rợp bóng mát.

Vườn kinh Pháp cú nằm dưới tán cây cổ thụ luôn rợp bóng mát.

Đến chùa Phước Hậu ai cũng phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của ngôi chùa, những hàng cây cao lớn tỏa bóng mát. Ấn tượng nhất đối với nhiều khách tham quan chính là những câu kinh khắc trên đá rất công phu, được nhà chùa bố trí hài hòa tạo thành vườn kinh Pháp cú độc nhất vô nhị ở miền Tây.

Vườn kinh Pháp Cú gồm 213 phiến đá màu xanh kích thước 0,4×0,6m, khắc 423 bài kinh trên 2 mặt được sắp xếp theo hình 8 lá bồ đề thể hiện bát chánh đạo, nói lên con đường 8 nhánh đức phật đã dạy cho chúng ta thực hành tu theo đó nhằm an lạc. Kinh Pháp cú là những lời vàng ngọc là tinh hoa của Phật giáo do đức Phật Thích Ca nói khi Ngài còn tại thế.

Độc đáo vườn kinh Pháp cú

Vườn kinh Pháp Cú nằm trong khuôn viên chùa Phước Hậu ẩn mình dưới tán hàng cây cổ thụ rợp bóng mát. Vườn gồm 213 phiến đá màu xanh kích thước 0,4×0,6m, khắc 423 bài kinh trên 2 mặt, ngoài ra còn có một bài thơ nói về đại ý của bộ kinh Pháp cú, 1 bài nói về công hạnh của người tu, phật tử và một phiến đá khắc hình Hòa thượng Thích Minh Châu. Ở giữa có tháp 4 phật quay bốn hướng. Những phiến đá được sắp xếp bố trí theo hình kết 8 lá bồ đề tượng trưng cho bát chánh đạo.

Theo Thượng tọa Thích Phước Cần, bồ đề là tiếng Ấn Độ, tiếng Hán dịch là giác ngộ. Tám lá bồ đề kết lại nói lên con đường 8 nhánh Đức Phật đã dạy cho chúng ta để chúng ta thực hành tu theo đó nhằm an lạc hiện tại và mai sau gồm: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tin tấn, chánh niệm và chánh định. Vườn kinh hoàn thành trong 2 năm.

Thượng tọa Thích Phước Cẩn, Trụ trì chùa Phước Hậu kể lại: “Năm 2014, tôi được phật tử mời đi Myanmar du lịch. Qua bên đó, tôi được ngắm nhiều ngôi chùa đẹp, đặc biệt những phiến đá khắc kinh rất độc đáo mà các chùa ở Việt Nam không có. Khi về, tôi đã nghiên cứu tìm cách khắc những bài kinh bằng tiếng Việt lên phiến đá”.

Theo Thượng tọa Thích Phước Cẩn, từ ý tưởng ban đầu đến việc thực hiện vô cùng khó khăn từ việc chọn nguyên liệu đá, cách bày trí đến chọn loại kinh nào để dịch ra tiếng Việt.

Hòa thượng Phước Cẩn cho biết: “Khi bắt đầu thực hiện, nhiều phật tử là kiến trúc sư, nhà mỹ thuật góp ý, đưa ra ý tưởng để bày trí sao cho khoa học, đẹp mắt. Sau đó tôi quyết định làm vườn kinh pháp cú là tinh hoa của Phật giáo do cố Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện Đại học Phật giáo Việt Nam, dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt”.

Vườn kinh Pháp cú nằm dưới tán cây cổ thụ luôn rợp bóng mát.

Vườn kinh Pháp cú nằm dưới tán cây cổ thụ luôn rợp bóng mát.

Theo Thượng tọa Thích Phước Cần, ý nghĩa của việc hình thành và xây dựng vườn kinh Pháp cú là mong muốn mỗi Phật tử, du khách khi tham quan, họ chỉ cần đọc được một câu trên những tảng đá này cũng đã chiêm nghiệm được lời vàng ý ngọc và tự sửa mình… ngày càng sống tốt đạo đẹp đời hơn.

Tôn vinh vẻ đẹp của di tích cấp quốc gia

Theo Thượng tọa Thích Phước Cẩn, trước đây, chùa Phước Hậu chỉ là một cái am nhỏ. Năm 1894, ông Hương cả làng Đông Hậu là Lê Văn Gồng vốn có lòng mộ đạo, vận động thiện nam tín nữ trong làng xây dựng một ngôi chùa sườn gỗ, mái ngói âm dương, vách ván, nền gạch. Ngôi chùa này là một dạng chùa làng nên được đặt tên là chùa Đông Hậu.

Đến năm 1910, ông Gồng mất, con gái ông là bà Lê Thị Huỳnh và phật tử địa phương đã thỉnh Hòa thượng Hoằng Chỉnh ở chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) vào trụ trì. Hòa thượng Hoằng Chỉnh đã đổi hiệu chùa Đông Hậu thành Phước Hậu.

Sau nhiều lần trùng tu, xây mới, chùa Phước Hậu hiện nay gồm nhiều công trình như chánh điện, trung điện, hậu tổ, tàng kinh các, hệ thống bảo tháp… Chánh điện chùa Phước Hậu hình chữ “sơn”, nhìn xuống dòng sông. Mặt tiền chùa xây theo kiểu cổ lầu, giữa trang trí mô hình ngôi tháp bảy tầng cao chót vót. Nội điện rộng rãi trang trí đơn giản, nền lót gạch bông, lại có nhiều cửa ra vào nên trông trống trải. Chùa Phước Hậu được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cách mạng ngày 25/1/1994.

Vườn kinh Pháp cú nhìn từ trên cao.

Vườn kinh Pháp cú nhìn từ trên cao.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Xuân Hoanh, cho biết: “Chùa Phước Hậu là một di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Đây cũng là di tích lịch sử cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dù ở rất gần Trà Ôn, không xa Cần Thơ nhưng đây là điểm tựa cách mạng. Nơi đây có nhiều hạng mục công trình rất đặc sắc, trong đó có nhiều di vật cổ của Tổ đình Phước Hậu, nơi đào tạo tăng tài của Vĩnh Long và của cả Nam Bộ. Về sau, từ khi xếp hạng lịch sử văn hóa, nhà chùa cũng đã đầu tư tôn tạo rất nhiều công trình như bờ kè chống sạt lở, kiến tạo thanh chuông, chỉnh trang và tu bổ chánh điện, hậu tổ cùng các hệ thống tháp…”.

“Đặc biệt, trong di tích này, Thượng tọa Thích Phước Cẩn đã dành nhiều tâm huyết để tôn trí nhiều tượng đá, những công trình bằng đá và đặc sắc nhất là vườn kinh Pháp cú. Kinh Pháp cú là những lời vàng ngọc là tinh hoa của Phật giáo do đức Phật Thích Ca nói khi ngài còn tại thế… Thượng tọa Thích Phước Cẩn đã chọn những câu kinh đặc sắc khắc bằng chữ Phạn và chữ Việt, tôn trí và bày trí ở khuôn viên rất đẹp ở giữa vườn cây cổ thụ, bóng mát rất đẹp.

Khi bày trí, hòa thượng có tham vấn ý kiến của các kiến trúc sư và họa sĩ cùng các nhà điêu khắc cho nên công trình mang tính mỹ thuật cao, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên của vườn cây ven bờ sông Ba Sắc rất đẹp.

Chùa Phước Hậu, hay còn gọi là Tổ đình Phước Hậu, là nơi đào tạo nhiều tăng tài cho Vĩnh Long cũng như cho vùng đất Tây Nam Bộ.

Chùa Phước Hậu, hay còn gọi là Tổ đình Phước Hậu, là nơi đào tạo nhiều tăng tài cho Vĩnh Long cũng như cho vùng đất Tây Nam Bộ.

Nơi đây đã thu hút tín đồ hồi hương khắp nơi và cả nước về. Khi đến vùng Trà Ôn và Tam Bình, nhiều người tìm đến chùa Phước Hậu. Khách du lịch trong nước cũng như ngoài nước từ tuyến Vĩnh Long xuống hay Cần Thơ qua đi đường sông thì họ tới chùa Phước Hậu. Bởi giữa đồng bằng này, Vĩnh Long không có núi nhưng lại có vườn kinh pháp cú bằng đá rất là đặc sắc, cho nên nơi đây từng bước thu hút đông khách du lịch”, Phó Giám đốc Nguyễn Xuân Hoanh nhấn mạnh.

Giờ đây, đến chùa Phước Hậu, khách thập phương không chỉ tham quan, thưởng ngoạn, hít thở không khí trong lành giúp lòng thanh thản mà còn được chiêm ngưỡng những vườn kinh đá độc đáo, có ý nghĩa giáo dục cao. Nó giúp chúng ta thêm yêu quê hương, đất nước, sống có nghĩa, có tình, thủy chung son sắc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Xem thêm