Dấu ấn Phật trong ngôi chùa nhỏ
Nằm bên cạch dòng Văn ÚC quanh năm đỏ lặng phù sa, chùa Hưng Long ở thôn Phương Hạ, xã Chiến Thắng, huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng. Lại là nơi được rất nhiều người biết đến với không gian tâm linh yên bình và tu tập, bởi chính tấm lòng lương thiện của thầy trụ trì, đã thể hiện ra điều ấy.
> Giá trị văn hóa nghệ thuật chùa Việt
Nơi đây là nơi bình yên thanh tịnh, khiến những ai muốn bỏ tạm thời sự ồn ào náo nhiệt lánh xa bụi trần, để tìm về cùng hành trì tu tập, nhằm mang lại cảm giác an lạc nơi tâm hồn. Nằm khép mình trong thôn Phương Hạ, có lẽ khi mới tới chùa ít ai có thể cảm nhận được, vẻ ngoài của không gian đơn sơ mộc mạc, lại mang đậm “Dấu ấn Phật”.
Dấu ấn của từ bi, bác ái, yêu thương, trí tuệ giác ngộ ngay trong tâm của mình, đã được toát lên trong những tiếng mõ những lời kinh, khi mới bước chân vào chùa Hưng Long. Sự vi diệu của đời sống tâm linh lại ẩn hiện ngay trong ngôi làng Phương Hạ. Một sự thật, là chỉ khi chúng ta trưởng dưỡng được những phẩm hạnh của từ bi, hỷ xả, thì thế giới mới có thể an bình, hạnh phúc.
Chùa Việt Nam: Cái nhìn tổng quát
Cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 18km và cách thành phố Hà Nội khoảng 120 km, quý vị Phật tử nào muốn tìm tới nơi an tĩnh mất khoảng 30 phút di chuyển từ trung tâm thành phố Hải Phòng. Còn mất khoảng 145 phút di chuyển từ trung tâm thành phố Hà Nội hướng đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng để tới chùa.
Với những nét đơn sơ, mộc mạc của sự trùng tu lại, còn thiếu nhiều các hạng mục, đang chờ được đón nhận từ những tấm lòng hảo tâm hay những mạnh thường quân, cùng sẻ chia. Xung quanh ngôi chùa luôn phảng phất đâu đây mùi hương trầm và ấm lòng bao người khách với sự thân thiện, tu trì của thầy trụ trì và quý Phật tử nơi đây. Cửa Phật luôn là nơi để nhiều người tìm về tĩnh tâm, hành trì lễ bái, với kiến trúc Á Đông mang một nét trầm khi hoàng hôn buông xuống, và tươi sáng tích cực khi ánh mặt trời hiện lên. Sự hòa quyện, thanh lọc kỳ diệu, vĩ đại từ người trụ trì thực hành coi sóc, ẩn giấu mình trong không gian yên tĩnh của tâm linh, của dấu ấn Phật.
Viên Minh tự ghi dấu ấn của bậc chân tu Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ
Sự sâu lắng của lòng người, thể hiện qua những nét đơn sơ mộc mạc của tu trì, của tình người, của cảm thông, của lắng nghe và của tiếp nhận. Từ nghìn năm nay vẫn thế, dù có những lúc con người ở đó rất đông, rất nhiều người, nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghiêm, thành kính và ấm cúng. Có đông mấy vẫn toát lên được vẻ thanh tịnh của thiền môn, trong mộc mạc, trong đơn sơ và giản dị.
Một nụ cười của thầy trụ trì Thích Diệu Tuệ ẩn chứa nét thanh cao của người tu sĩ, tiếp xúc với thầy tôi đã hỏi, điều gì khiến thầy luôn hoan hỷ và mỉm cười, thầy trả lời “Nhờ sự giáo dưỡng tu tập từ sư phụ, sư tỷ, muội huynh đệ và nhờ học tập công hạnh từ quý sư khác, kèm theo lễ Phật nhiều là mình được như vậy”. Một câu trả lời của sự hiền từ của người tu sĩ xuất gia làm con gái của đức Phật.
Chùa Nôm: Nơi gìn giữ dấu ấn văn hóa Việt
Như vậy công đức phát sinh luôn nhờ cởi mở nơi trái tim, sự lương thiện của con người được tỏa ra từ thực hành hạnh từ bi, điều mà đức Phật đã dạy chúng sinh của mình luôn thực hành. Những ngôi chùa nhỏ mộc mạc và giản dị, luôn cần lắm sự chung tay của các mạnh thường quân, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và toàn thể dân làng cùng góp công xây dựng. Để ngôi nhà thiền được trường tồn với mãi thời gian, để đạo Phật được mãi xương minh là điều rất đáng quý.
Ở mức nào đó, nó là hình ảnh nói lên lòng thành của nhiều triệu chúng sinh. Nhưng phải làm sao cho điều tốt cùng được nhân rộng, cùng được lan tỏa phụ thuộc rất nhiều lòng nhiệt tâm của nhiều người. Thông qua hình ảnh ngôi chùa Hưng Long mang đậm dấu ấn Phật, dấu ấn của nghìn đời xưa, dấu ấn của bao dung, của thấu hiểu đã luôn là nơi đến là điểm tựa của nhiều người, ngôi chùa nó gợi sự yên tĩnh, khiêm nhường, giản dị, thanh cao như người thầy trụ trì Thích Diệu Tuệ vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Chùa Việt 09:15 03/11/2024Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Xem thêm