Đâu là lý do khiến núi Bà Đen được gọi là “non linh”, “đất phước"?
Núi Bà Đen không chỉ đi vào thơ ca như một ngọn “non linh”, mà còn là một miền “đất phước” nơi người dân Nam bộ gửi gắm niềm tin vào phước lành trong suốt nhiều thế kỷ qua
Ngọn núi linh thiêng đi vào thơ ca
“Non linh đất phước trổ hoa thần,
Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân.
Tuyết đượm nhành tiên in sắc trắng,
Sương pha bóng nguyệt ánh màu ngân”
Đó là những câu thơ đầy ước lệ mà nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, ái nữ của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu tặng núi Bà Đen trong một lần bà về viếng ngọn núi cao nhất Nam Bộ và thưởng thức hoa mai trắng bên sườn núi thơ mộng.
Cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nền rừng xanh bạt ngàn, tiếng suốt róc rách lưng chừng núi, những mái chùa cổ kính, đại tượng Phật Bà uy nghi, tiếng đại hồng chung ngân vang giữa mây trắng bảng lảng… Đó là vẻ đẹp của núi Bà Đen mà không nơi đâu có được, khiến ngọn núi trở thành niềm tự hào của không chỉ người dân Tây Ninh, mà còn là biểu tượng của cả vùng đồng bằng Nam bộ hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Nhưng núi Bà Đen không chỉ đẹp. Đây còn là ngọn núi linh thiêng, nơi con người gửi gắm niềm hi vọng về phước lành. Nói như nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, núi Bà Đen chính là “non linh”, và cũng là “đất phước”.
Gọi là “non linh”, bởi đây không chỉ là ngọn núi gắn liền với huyền tích về Linh Sơn Thánh Mẫu đã lưu truyền qua nhiều thế hệ người Nam Bộ từ 300 năm trước, mà còn là một trong số các huyệt đạo thiêng nhất nước Nam.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, núi Bà Đen là ngọn núi có vị thế đặc biệt về mặt phong thuỷ khi nằm trong dòng long mạch chạy từ dãy Himalaya dọc về dãy Trường Sơn từ Bắc vào Nam. Trong dòng long mạch này, núi Bà Đen cùng với Fansipan và núi Nưa (Thanh Hoá) được xem là các huyệt đạo thiêng nhất cả nước. Đặc biệt, núi Bà Đen còn là vùng địa linh khí bởi là ngọn núi duy nhất nổi lên một cách kỳ lạ giữa vùng đồng bằng mênh mông trù phú của miền Nam.
Vì lẽ đó, rất nhiều người mỗi năm đều đến núi Bà Đen ít nhất một lần để mong hấp thụ linh khí đất trời. Khi thì mang về nắm đất, lúc uống chút nước từ khe suối trên núi, khi ngồi thiền định dưới đại hồng chung để mong giải thoát phiền não và tìm sự thanh tịnh trong tâm hồn. Núi Bà Đen vì thế, có thể coi là ngọn núi linh thiêng nhất khu vực miền Nam.
Đến núi Bà Đen chính là đặt chân vào “đất phước”
Ngọn núi sừng sững vươn cao giữa vùng đồng bằng mênh mông, đầy vẻ huyền bí và thâm nghiêm này, với người dân Nam bộ, chính là cõi Phật, là đại diện cho phước lành. Nhiều tài liệu ghi lại rằng, ngôi chùa gỗ lợp lá thô sơ Linh Sơn Tiên Thạch Tự được xây dựng từ thế kỷ 18 trong hệ thống thiền tự núi Bà chính là dấu tích khẳng định rõ lịch sử Phật giáo Tây Ninh, và những người đầu tiên khởi công xây dựng ngôi chùa này là các thiền sư thuộc chi phái Thiền Liễu Quán. Từ ngày đó, Phật tử khắp nơi đã góp công xây dựng chánh điện, giảng đường, đồng thời mở rộng con đường từ chân núi lên chùa.
Theo Thượng tọa Thích Chơn Phát – Trưởng ban Giáo dục Phật giáo tỉnh Bình Dương, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương: “Người dân Tây Ninh có một diễm phúc là được ở gần ngọn núi có lịch sử lâu đời, và tín ngưỡng dân gian tại đây trở thành một động lực sống. Họ phải đến núi này, phải dâng lời cầu nguyện và đặt niềm tin vào nơi này, điều đó giúp họ tìm thấy sức sống mạnh mẽ hơn. Ngọn núi này đã mang đến sức sống cho nhiều người hữu duyên tới đây, nhất là những người dân Tây Ninh”.
Có thể thấy, từ nhiều thế kỷ trước, núi Bà Đen đã là miền đất Phật, là điểm tựa tinh thần của người dân Nam. Ngày nay, không gian Phật giáo càng trở nên đậm nét hơn khi trên đỉnh núi là bức tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng cao nhất Châu Á uy nghi hướng tuệ nhãn ra vùng đồng bằng mênh mông. Giữa không gian mây núi đẹp tựa cõi thiên thai, Phật Bà là biểu tượng vĩnh hằng của trí tuệ, đức hạnh và cả tinh thần bác ái bao la, là niềm tự hào và là biểu tượng cho tín ngưỡng của người Tây Ninh. Chị Trần Thu Anh (TP.Tây Ninh) chia sẻ: “Mỗi lần bước chân lên đỉnh núi Bà Đen, ngước nhìn lên tượng Bà, tôi cảm thấy như mọi muộn phiền, tham sân si đều dường như tan biến. Lòng nhẹ, tâm tịnh, tư thế an bằng – ngẫm ra đây mới chính là phước lành, niềm hạnh phúc thực sự mà tiền tài khó mà mua nổi”.
Ngay dưới chân tượng Phật là khu triển lãm Phật giáo rộng lớn, nhìn từ xa tựa một toà sen khổng lồ đang bừng nở nâng đỡ tượng Phật Bà ẩn hiện giữa mây trời. Mỗi tầng của toà sen lại mở ra một hành trình xuyên suốt hàng ngàn năm Phật Pháp theo cách trước nay chưa từng có, với rất nhiều phiên bản mô phỏng các tác phẩm Phật giáo kinh điển của Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, tại khu vực Đại sảnh mái vòm tầng 1, du khách lần đầu tiên được “xuyên không” vào thế giới riêng của Phật giáo, từ nơi nhuỵ sống đầu tiên nảy mầm cho đến khi chúng sinh được phổ độ bởi đức Phật.
“Non linh” Bà Đen từ nhiều đời nay chính vì những lẽ đó vẫn luôn là nơi các Phật tử thập phương tìm về với lòng tin về một miền “đất phước”. Mỗi người sẽ có một quan niệm về “phước” khác nhau: là tài lộc, là sức khoẻ, là an bằng, là công danh, hoặc đôi khi chỉ là cảm giác vui vẻ an nhiên rũ bỏ mọi muộn phiền. Những phước ấy, người Nam bộ đặt cả niềm tin vào ngọn núi linh thiêng này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.
Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.
Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất
Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.
Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.
Xem thêm