Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/06/2024, 10:22 AM

Đâu là nhân tạo ra tâm thiện và tâm ác?

Tính ích kỷ tạo ra tâm ác còn suy nghĩ vị tha, hay suy nghĩ với mức độ vị kỷ ít hơn sẽ tạo ra tâm thiện.

Phiền não có thể được hiểu là khổ đau, hoặc như thể có người đang tạo ra nỗi đau, vì phiền não không để chúng ta yên mà khiến tâm luôn vọng động, khiến chúng ta phải tái sinh vào nhiều cõi giới khác nhau, trải nghiệm khổ đau và không có sự tự do, tự tại.

Giáo pháp dạy rằng: “Tâm vô ngã là Phật” và tâm này được gọi là Bảo tính tâm.

Giáo pháp dạy rằng: “Tâm vô ngã là Phật” và tâm này được gọi là Bảo tính tâm.

Tin tốt lành là khi tìm hiểu căn nguyên của phiền não, chúng ta thấy rằng phiền não bắt nguồn từ tâm như huyễn tin vào sự tồn tại của cái “tôi” (chấp ngã) trong khi cái “tôi” đó hoàn toàn không có thực. Khi chúng ta bắt đầu hiểu về bản chất vô ngã của cái “tôi” và cuối cùng có sự tự tin trong trải nghiệm thì giống như nơi có ánh sáng sẽ không còn bóng tối, nhân của khổ đau bị tiêu trừ và chúng ta đạt được chứng ngộ về vô ngã. Vì lý do này, phiền não được gọi là nhiễm ô thế gian. Đại Thừa Tối Thượng Mật Luận (Uttara Tantra) và các kinh điển khác dạy rằng tâm bản lai vốn không bị phiền não làm nhiễm ô. Vì thế, khi tâm được tịnh hóa khỏi phiền não là tính ích kỷ, chung ta bắt đầu trải nghiệm hạnh phúc thế gian và cuối cùng trưởng dưỡng đầy đủ mọi phẩm chất từ bi và trí tuệ. Khi các phiền não, ví dụ như ích kỷ và các nhiễm ô thế gian khác cùng tàn dư của chúng đã được tịnh hóa, thì các phiền não đó chắc chắn sẽ được thay thế bằng các phẩm chất có từ bản lai là “Như Lai Thập Lực” và “Tứ Vô Úy”.

Giáo pháp dạy rằng: “Tâm vô ngã là Phật” và tâm này được gọi là Bảo tính tâm. Một số Mật điển goi tâm này là tâm bản lai. Ngoài tâm ra, không có cơ sở nào để xác định phẩm chất vì thế việc triệu thỉnh được thực hiện hướng tới tâm bản lai là Thượng sư tôn quý. Nếu suy ngẫm về Bi vô lượng tâm, được trình bày trong phần thực hành chung, hoặc Thượng sư Tối thượng Bí mật được giảng trong Kim cương thừa, chúng ta nhất định có thêm niềm tin rằng Đức Phật là một bậc Thầy vô song. Tôi nói rằng chúng ta có thêm niềm tin vì ý nghĩa của các văn bản gốc như “Tán thán Đức Phật” đã được các bậc giáo thọ và nhiều bậc Thầy khác luận giải cho tôi hiểu từ khi tôi còn bé. Những kết quả nghiên cứu mà các nhà khoa học trong thời đại ngày nay tự hào công bố sau nhiều năm nghiên cứu bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại, đã được Đức Phật chỉ ra từ cách đây hơn 2.500 năm. Sự thật này đem lại cho chúng ta một cảm giác kinh ngạc và tin tưởng vào giáo pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Xem thêm