Dấu tích chùa thời Trần của thiền phái Trúc Lâm
Các nhà khảo cổ đã khai quật, phát hiện dấu tích ngôi chùa cổ Thanh Mai từ thời nhà Trần, tồn tại 700 năm, liên quan mật thiết đến thiền phái Trúc Lâm.
Chùa Thanh Mai nằm trên sườn núi Tam Ban, thuộc xã Hoàng Hoa Thám, TP Chí Linh. Qua khảo sát, Hội Khảo cổ học Việt Nam và Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc phát hiện ba khu di tích nằm phía trên chùa, hướng lên đỉnh dãy Yên Tử. Từ năm 2021 đến nay, Hội Khảo cổ và tỉnh Hải Dương đã khai quật khu vực Thanh Mai 2, cách chùa Thanh Mai hiện nay khoảng 100 m.
Theo thông báo đầu tháng 5, đoàn khảo cổ đã phát hiện nhiều lớp di tích, di vật của nhiều thời kỳ lịch sử, kéo dài 700 năm. Trong đó, có lớp kiến trúc được xây dựng hoàn toàn bằng đá, được xác định có từ thời nhà Trần (thế kỷ 14). Ngoài ra, còn 113 vật liệu xây dựng như đá, gạch, ngói (sen kép, sen đơn, mũi trờn, mũi lá) và 98 đồ sinh hoạt là sành, gốm từ thời nhà Trần cũng được tìm thấy.
Từ kết quả này, đoàn khai quật nhận định chùa Thanh Mai cổ được xây dựng từ thời nhà Trần (trước năm 1329), trùng tu kiên cố thời Lê Trung Hưng và tồn tại đến thời nhà Nguyễn.
Đoàn khảo cổ đánh giá kiến trúc thời Trần còn nguyên gốc ở khu vực Thanh Mai 2 tương ứng với các ghi chép trong tài liệu, thư tịch cổ về việc thiền sư Pháp Loa (đệ nhị tổ thiền phái Trúc Lâm) đã tu tập, phát triển chùa Thanh Mai và thiền sư Huyền Quang (đệ tam tổ thiền phái Trúc Lâm) trụ trì tại chùa vào năm 1330.
Phát hiện trên xác nhận sự hình thành con đường hành hương mới của Phật giáo Trúc Lâm từ chùa Thanh Mai dẫn lên đỉnh Yên Tử. Đây là tư liệu quan trọng để hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO xếp hạng quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là di sản văn hóa thế giới.
Trước đó tháng 1/2021, Chính phủ giao tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ quần thể di tích và danh thắng Yên Tử trình UNESCO xem xét, ghi vào danh mục di sản thế giới. Phạm vi nghiên cứu xây dựng hồ sơ gồm các khu di tích và danh lam thắng cảnh: Yên Tử, Đông Triều, Bạch Đằng (Quảng Ninh); Côn Sơn - Kiếp Bạc - chùa Thanh Mai, An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương (Hải Dương) và Tây Yên Tử (Bắc Giang).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm