Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 03/04/2024, 17:09 PM

Dạy Phật pháp cho trẻ em (I)

Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật đề cao sự giáo hóa và xem đó mới đích thực là thần thông trong đạo Phật, chứ không phải là thần thông biến hóa, phù phép lạ lùng vốn được nhiều người ngưỡng mộ và ưa chuộng.

Với Ngài, một vị thầy vĩ đại, bằng con đường giáo dục, giúp người khác chuyển hóa đời sống khổ đau, bức bách, bất an thành đời sống hạnh phúc, tự tại, bình an mới thật sự là phép mầu. 

Hiểu được thâm ý của Đức Phật, người Phật tử chân chánh không những biết ứng dụng Phật pháp trong đời sống của mình mà còn hướng dẫn người khác thực hành pháp để sống bình an và hạnh phúc như mình. Đây là cách mồi đèn cho ánh sáng Phật pháp được lan tỏa đến nhiều người, góp phần nuôi dưỡng Chánh pháp tồn tại lâu dài ở nhân gian thông qua con đường giáo dục.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Đừng đợi trẻ lớn rồi mới dạy

Giáo dục Phật giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người tu học Phật. Đối tượng giáo dục hẳn nhiên là con người ở mọi lứa tuổi thuộc mọi giai tầng của xã hội. 

Tuy nhiên, trong mô hình hoằng pháp hiện tại ở Việt Nam, các mô hình giáo dục Phật giáo chú trọng quá nhiều đến người trưởng thành qua các lễ hội văn hóa Phật giáo, khóa tụng niệm hàng đêm, các khóa tu định kỳ, các buổi thuyết giảng theo lịch, các băng đĩa tụng kinh, giảng pháp phổ biến trên mạng inernet, các chuyến đi từ thiện… chủ yếu tổ chức dành cho người lớn. Vậy thì thế hệ trẻ khi nào mới là lúc thích hợp nhất để tiếp cận đạo Phật?

Các nhà tâm lý giáo dục, từ các nhà phân tâm học như Sigmund Freud, Carl Jung, Alfred Adler đến các nhà tâm lý học hành vi như I.P. Pavlov, B.F. Skinner hay các nhà tâm lý học nhân cách như Carl Rogers và Abraham Maslow hoặc các nhà tâm lý xã hội như Jean Piaget, L.S. Vygotsky đều đồng ý rằng con người ở tuổi nhỏ sẽ tiếp thu kiến thức và các kỹ năng nhanh nhạy hơn và quá trình học diễn ra dễ dàng hơn so với tuổi lớn. Như vậy, giáo dục Phật giáo cũng cần định hướng phổ cập kiến thức và kỹ năng thực hànhcho trẻ em song song với các chương trình dành cho người trưởng thành. Đợi các em trở thành người lớn rồi mới hướng dẫn cách sống đầy nhân bản của đạo Phật, e rằng quá trễ. 

Khi xác định đạo Phật là kỹ năng và nghệ thuật sống tỉnh thức, sống bình an và sống hạnh phúc thì việc giáo dục đạo Phật cho trẻ em từ thuở bé là điều vô cùng cần thiết, vì các kỹ năng này được huân tập càng sớm càng tốt. 

Nhiều phụ huynh Phật tử có quan niệm rằng, hồi xưa, có ai hướng dẫn mình đâu, giờ mình cũng biết tu vậy, cứ nuôi con lớn, khi đó, nó sẽ tự chọn tôn giáo nào để theo, mình không nên và không thể can thiệp. Nghĩ như vậy là bỏ đi cơ hội học đạo quý báu của thế hệtrẻ. Nếu cứ để mỗi người tự tìm lấy con đường đi của mình, việc gì ngay sau khi thành đạo, Đức Phật phải khẩn thiết khuyến tấn chư Tỳ-kheo “Hãy đi vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngả, hãy truyền bá Chánh pháp” (Đại phẩm 19-20, Luật tạng).

Tôi thiết nghĩ giáo dục Phật pháp cho trẻ em cần được các bậc phụ huynh trong gia đình Phật tử quan tâm đặc biệt, vì gia đình - nơi các thành viên có quan hệ huyết thống gần nhất dành cho nhau nhiều thời gian và tình cảm yêu thương - là môi trường giáo dục tốt nhất cho các em, nhất là về phương diện tinh thần và tâm linh. Với vị trí của phụ huynh, ta đưa con em mình đến với đạo Phật như thế nào? Bài viết này sẽ đưa ra vài gợi ý cho vấn đề này.

Dạy gì?

Tất nhiên là dạy Phật pháp, những lời Đức Phật dạy được lưu giữ trong các tạng kinh và được người tu học Phật, tại gia cũng như xuất gia, để ứng dụng trong cuộc sống của mình. Thế nhưng, không thể đem nguyên xi giáo lý cao siêu đầy tính triết học của đạo Phật để nói với tuổi trẻ, vì khả năng hiểu và tiếp thu của các em giới hạn theo lứa tuổi và đang dần phát triển và hoàn thiện theo thời gian. Do đó, để có quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao nhất, đơn giản hóa và cụ thể hóa giáo lý đạo Phật để truyền đạt cho thế hệ trẻ là điều cần thiết.

Giảng giáo lý căn bản bằng ngôn ngữ dễ hiểu

Theo học thuyết của J.Piaget, mỗi lứa tuổi có đặc trưng riêng về chất lượng trí tuệ và những đặc trưng của mỗi một giai đoạn phát triển tương ứng với độ tuổi của trẻ. Khả năng trí tuệ của các em được phát triển ngày càng cao và phong phú hơn.Trên cơ sở đó, các em hiểu được các khái niệm phức tạp và trừu tượng hơn khi tuổi tăng dần. Như vậy, trẻ em nhỏ tuổi chỉ có khả năng suy nghĩcụ thể, nhận thức trực quan mà hạn chế trong việc nắm bắt các khái niệm trừu tượng. 

Do đó, để hướng dẫn giáo lý đạo Phật cho các em, phụ huynh cần linh động ứng dụng trong đời sống thực tế bằng một giáo lý đã “chế biến” nhưng không pha tạp, chứ không thể đem nguyên văn những gì được ghi trong kinh sách ra rao giảng với các em. Ví dụ giáo lý nhân quả sẽ được các em tiếp nhận và thực hành nếu chúng ta phân tích để các em hiểu mối tương quan giữa hành động và kết quả tương ứng qua những ví dụ rất cụ thể, rằng, “nếu con siêng năng và học giỏi, con sẽ được kết quả tốt trong học tập; nếu con ngoan, con được cha mẹ và thầy cô giáo yêu thương; nếu con nhường nhịn, hòa nhã với bạn bè, con được bạn bè yêu thích và con sẽ có nhiều bạn; nếu con thật thà không lấy cắp đồ dùng học tập của bạn, con được mọi người quý mến…”. 

Với cách này, chúng ta có thể tập cho các em có thói quen nghĩ đến kết quả trước khi hành động. Một khi thuần thục trong nếp sống ấy, các em sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc trong cuộc sống. Đây chính là cốt tủy của giáo lý nhân quả mà Đức Phậtmuốn nhắn gởi chúng ta: hãy nghĩ đến hậu quả trước khi hành động để tránh đau khổ cho mình và cho người.

Một phụ huynh Phật tử kể lại rằng, cô đã thành công trong việc dạy pháp Tứ đế cho đứa con gái 6 tuổi. Mới nghe có vẻ hài hước, nhưng đó là sự thật. Cô kể lại, một hôm nọ, do vừa nhận được bộ đồ mới từ một người bà con vừa gởi tặng, bé xúng xính mặc thử rồi khoe mọi người, thế là thức khuya hơn mọi ngày, sáng hôm sau, đến giờ mà không chịu dậy. Khi ba bé vào phòng gọi dậy, trong trạng thái nửa ngủ, nửa thức, bé phụng phịu giận ba. Thế là mẹ vào, ngồi đối thoại với bé. 

Cuối cùng, người mẹ đã giúp bé hiểu ra, sáng nay bé không sảng khoái, nên bực bội (khổ); do tối qua ham khoe đồ mới, đến giờ ngủ mà không chịu ngủ (tập), vậy mà giận ba là không đúng; thế nhưng trạng thái uể oải sẽ qua đi, bé trở nên hoạt bát như mọi ngày thôi (diệt); bé không nằm nán nữa mà ra khỏi giường, chạy lại xin lỗi ba, hứa sẽ không thức quá khuya nữa. Nói rồi bé chạy ra sân, hít thở khí trời buổi sáng trong lành, trở nên năng động và vui vẻ để bắt đầu một ngày mới (đạo). Người mẹ kể lại với tôi mà trong ánh mắt còn ngời lên niềm hạnh phúc vì đã bắt đầu biết cách dạy Phật pháp cho con theo cách đơn giản và bình dân như vậy. 

Tôi cũng vui theo khi cô biết dùng các chữ “khổ, tập, diệt, đạo” khi kể lại câu chuyện và ứng dụng khá linh hoạt trong tình huống thực tế của mình.

(Còn tiếp) 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm