Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 19/06/2024, 13:32 PM

Để có “nội tĩnh nhất tâm”

Một lúc nào đó, anh chị em thử ngồi thật yên. Ngồi thở và thư giãn. Không mục đích và không kế hoạch gì hết. Chỉ thở có ý thức và nghe sự tĩnh lặng của tâm trí và sự sống.

Thở thật tự do và cảm nhận cũng thật tự do cái rung động tĩnh lặng trong từng tế bào sống. Thở, cảm nhận tĩnh lặng và để cho tâm trí cũng như thân xác được nghỉ ngơi và tĩnh lặng như chính nó. Tôi và của tôi không có gì quan trọng nữa. Người và của người cũng không có gì bận tâm nữa. Chỉ thở, tĩnh lặng và thênh thang.

Ngồi thở, tĩnh lặng và thênh thang như thế, anh chị em sẽ rất ngạc nhiên: Một nguồn hỷ lạc từ tĩnh lặng sẽ bao trùm lấy anh chị em. Tuỳ vào mức độ tĩnh lặng, anh chị em sẽ chạm tới được những gì mà các bậc thầy tinh thần gọi là “nội tĩnh nhất tâm” hay “an bình nội tại”. Cơ thể anh chị em lúc này sẽ kích hoạt cơ chế tự chữa lành và tâm trí anh chị em lúc này cũng được “an bình nội tại” làm mới và sung mãn. Anh chị em có thể thấy những bất ổn thể chất và tâm thần dần dần tự chữa lành chính nó. Tinh thần anh chị em lúc này không còn giới hạn trong ý thức bản ngã nữa. Anh chị em rất mới và hạnh phúc. Mới và hạnh phúc trong sự tĩnh lặng và vượt thoát con người cá nhân nơi thân xác và tâm thức chính mình.

zen-giot-nuoc-mat-ho-2b

Tĩnh lặng thực sự rất kỳ diệu. Nó là nguồn năng lượng tái tạo vĩ đại cho con người và thế giới sống. Nó là cội nguồn của hạnh phúc và minh triết. Từ nghìn xưa nhân loại đã biết: “Tĩnh là chủ của động”[1]. “Tĩnh lặng là vĩ đại”.[2] “Cái tĩnh lặng là yếu tố mà nhờ nó những việc lớn lao được tạo thành”[3]. Thậm chí một nhà văn Đức còn nhấn mạnh: “Một người dại khờ nhất cũng trở thành khôn ngoan khi họ biết giữ sự tĩnh lặng”[4].

Thở, tĩnh lặng. Thở tự do và cảm nhận rung động tĩnh lặng của cơ thể và tâm trí. Ngồi thở, cảm nhận và tĩnh lặng. Anh chị em sẽ thấy, từng bước một, sức khoẻ, an yên và hơn thế nữa vốn đã có nơi tâm tĩnh lặng, thân tĩnh lặng và vũ trụ tĩnh lặng, ngay bây giờ và tại đây, trong chính anh chị em.

Nhuận Đạt

———————

[1] 老子, 道德经, 【靜 為 躁 君】.

[2] Alfred de Vigny (Nhà thơ Pháp, 1797 – 1863), “Seul le silence est grand”.

[3] Maurice Materlinck (Triết gia Bỉ, 1862 – 1949), “Le silence est l'élément dans lequel se forment les grandes choses”.

[4] Erust Salomon (Nhà văn Đức, 1902 – 1972), “L'ínsensé même passe pour sage lorsqu'il se tait”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Con nghĩ rằng trở thành một ai đó, con mới có được hạnh phúc?

Sống an vui 15:30 28/09/2024

Hỏi: Thưa thầy sao con không bao giờ cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn với chính mình. Con luôn mong muốn mình trở thành một ai đó khác bản thân con bây giờ. Con nghĩ rằng chỉ khi trở thành ai đó khác con mới có được hạnh phúc.

Cuộc sống của người tỉnh thức

Sống an vui 07:45 28/09/2024

Tỉnh thức, đó là một trạng thái không thể được diễn tả trọn vẹn bằng lời. Giống như gió thổi qua lá, như nước trôi trên sông, tỉnh thức là sự hiện diện mà từ ngữ không thể chứa đựng. Nó không phải là một ý niệm, một cảm xúc, hay một kết quả mà ta có thể đạt được.

Còn hai thứ này, tham, sân, si còn đất sống

Sống an vui 07:03 28/09/2024

Là người học Phật ta phải đủ nhạy bén để quan sát tất cả các duyên diễn ra trong đời sống của mình, gần nhất chính là mối quan hệ vợ chồng, con cái, cha mẹ, kế đó là bạn bè, đồng nghiệp.

Vạn sự tuỳ duyên, ắt đời an lạc

Sống an vui 16:11 27/09/2024

Tôi từng là một người luôn mong muốn mọi thứ phải diễn ra theo ý mình. Trong công việc, tôi cố gắng kiểm soát từng chi tiết, không chấp nhận sai sót. Trong các mối quan hệ, tôi luôn kỳ vọng người khác phải hành xử theo những tiêu chuẩn mà tôi tự đặt ra.

Xem thêm