Kinh Mi Tiên Vấn Đáp: Nghi vấn về sự bố thí ba-la-mật
Nói tóm lại, bồ tát Vessantara thắng kẻ sân hận bằng không sân hận, thắng kẻ bất tịnh bằng thanh tịnh; thắng người keo kiệt, bỏn xẻn bằng xả ly, bố thí; thắng người giả dối bằng sự chân thật, thắng người ác bằng những pháp lành cao thượng...
- Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có thuyết rằng, quả địa cầu này bị rung chuyển, chấn động do tám nhân và tám duyên, có phải thế chăng?
- Đúng vậy.
- Ở một chỗ khác, khi nói đến sự bố thí ba-la-mật của bồ tát Vessantara, Đức Thế Tôn lại nói rằng: "Quả địa cầu rung chuyển và chấn động ở ngoài tám nhân và tám duyên ấy"; tức là một hiện tượng phi thường, đặc biệt, không nằm trong các điều kiện tự nhiên, bình thường!
- Quả đúng vậy!
- Thế thì trẫm không hiểu tại sao Đức Thế Tôn thuyết trước sau không như một?
- Đại vương! Vì tâm bố thí của bồ tát Vessantara là một sự kiện hy hữu, có năng lực vĩ đại làm cho quả địa cầu chấn động bảy lần; điều ấy vượt ngoài tầm hiểu biết của phàm phu, ở ngoài hiện tượng bình thường thuộc tám nhân và tám duyên, chớ có gì phải nghi vấn đâu!
- Vậy thì đó có phải là một sự kiện phi thời? Đại đức có thể cho nghe ví dụ được chăng?
- Được thôi! Ví như mỗi năm có 3 mùa: mùa nắng, mùa mưa và mùa lạnh. Mùa nắng thì trời nắng, mùa mưa thì trời mưa, mùa lạnh thì có tuyết rơi. Ấy là chuyện bình thường. Nhưng giả dụ không phải là mùa lạnh mà tuyết lại rơi, ấy là chuyện bình thường hay bất thường hở đại vương?
- Là bất thường.
- Vậy hiện tượng tuyết rơi bất thường ấy là đúng thời hay phi thời?
- Thưa, là phi thời!
- Cũng như thế ấy là chuyện bồ tát Vessantara, ngài bố thí ba-la-mật làm cho quả đất chấn động bảy lần là một hiện tượng phi thời ở ngoài tám nhân và tám duyên ấy, tâu đại vương!
Kinh Mi Tiên Vấn Đáp: Sự liên hệ giữa kiếp này với kiếp kia
- Đại đức cho nghe ví dụ nữa!
- Vâng, đại vương có biết chừng bao nhiêu sông to, sông nhỏ, sông đầy, sông cạn... phát xuất từ Hy-mã-lạp-sơn?
- Thưa, chừng năm trăm con sông như thế.
- Nhưng thật sự thì có chừng bao nhiêu con sông được gọi là sông?
- Thưa, có mười con sông được gọi là sông, đó là các sông Gangà, Yamunà, Aciravati, Sarabhù, Mahì, Sinadhu, Sarasavati, Etabhavatì, Itamsà, Chandabhàgà!
- Tại sao chỉ mười con sông ấy được gọi là sông?
- Vì mười con sông ấy có nước chảy thường xuyên, còn các sông còn lại, nước chảy không thường xuyên, thưa đại đức.
- Đại vương! Vì không thường xuyên nên gọi là phi thời. Bồ tát Vessantara với tâm đại thí cũng là hiện tượng phi thời nên ở ngoài tám nhân và tám duyên!
- Tức là không được liệt vào tám nhân và tám duyên bình thường ấy?
- Đúng thế.
- Đại đức cho nghe thêm ví dụ nữa.
- Vâng, bần tăng xin hỏi thử đại vương: một vị Chuyển luân Thánh vương thường có chừng bao nhiêu quan lại?
- Thưa, không nhất định, có thể là hai trăm, có thể là ba trăm!
- Trong số ấy có bao nhiêu vị được gọi là quan đại thần?
- Chỉ có sáu thôi. Đó là vị giữ bảo kiếm, vị giữ cái lọng, vị giữ kho, vị thanh tra, giám sát, vị chính trị, quốc phòng, vị tướng lãnh cầm binh!
- Đại vương! Ngoài sáu vị quan đại thần đặc biệt ấy, các vị quan còn lại không được liệt vào chức danh đại thần như thế nào - thì việc quả đất rung chuyển bảy lần cũng thuộc loại đặc biệt, không được ghép vào tám nhân, tám duyên ấy. Sáu vị quan đại thần là sáu vị quan hy hữu, không phải là quan lại bình thường thì tâm đại thí của bồ tát Vessantara cũng thuộc loại hy hữu, phi thường! Bây giờ đại vương đã thông suốt chưa?
- Trẫm đã hiểu, nhưng còn muốn nghe thêm ví dụ về cái gọi là phi thời, đặc biệt và phi thường ấy.
- Vâng, ví dụ một người bố thí, cúng dường, được phước báu nhãn tiền, được kể là đặc biệt hay không đặc biệt?
- Dĩ nhiên đấy là cái gì thật phi thường.
- Đại vương có nhớ trong thời Phật, có những ai bố thí, cúng dường mà được phước báu nhãn tiền không?
- Thưa, có nhớ, chỉ có bảy người. Đó là người trồng hoa tên là Sumana, ông bà-la-môn Ekasàdaka dâng cái choàng tắm, hai người giúp việc là Punna và Punna, bà hoàng hậu Mallika, bà Gopala Màtadevi và bà cận sự nữ Suppiyà, thưa đại đức!
- Tại sao bảy người ấy có được phước báu đặc biệt, thù thắng như thế?
- Có lẽ là do tâm cúng dường của họ quá cao thượng chăng?
- Đúng vậy! Tâm đại thí của bồ tát Vessantara còn đặc biệt và thù thắng hơn cả bảy người kia, tâu đại vương! Cái tâm ấy có một năng lực phi thường, tạo một tác động mãnh liệt làm cho quả địa cầu phải bị chấn động. Ví như cái xe chở quá nặng; quá với sức tải của nó thì gọng và căm xe sẽ bị gãy, bánh sẽ bị cong và khung, sườn sẽ bị lệch đi. Ví như mưa quá nhiều và gió bão quá lớn thì bầu khí quyển sẽ có những âm thanh vang động. Đấy là một loại định luật ở ngoài các định luật thường nhiên, tâu đại vương!
- Cái tâm kia được tạo bởi cái gì mà tựu thành các năng lực phi thường như thế?
- Thưa, vì cái tâm ấy ở ngoài mọi sự chi phối của các thế lực. Cái tâm ấy không dẫn đến thế lực của tham ái, sân hận, si mê ngã chấp, tà kiến. Cái tâm ấy không nghĩ đến thỏa thích, an lạc cho riêng mình; chỉ cầu mong sự hoan hỷ vui tươi đến cho kẻ khác, tức là những người nhận được vật thí.
Thứ đến, cái tâm ấy lại được trưởng dưỡng, nung đúc, huân tập, tựu thành bởi các công đức và các thiện pháp sau đây: sự tự chủ, sự chế ngự, đức nhẫn nhục, sự thu thúc, sự kiểm soát, không sân hận, không hủy hoại, chơn thật, tinh khiết, có lòng từ.
Kinh Mi Tiên Vấn Đáp: Phật và chư Tăng, ai phước báu nhiều hơn?
Lại nữa, cái tâm ấy không miệt mài tìm kiếm ái dục, không thỏa thích tử sanh luân hồi, không còn mê đắm dục giới, sắc giới, vố sắc giới. Cái tâm ấy lại còn cầu mong cho chúng sanh hãy có lòng từ với nhau, đừng làm khổ lẫn nhau, có tài sản, được trường thọ. Khi bồ-tát Vessantara đại thí, ngài không mong lợi ích cho riêng mình, chẳng mong kết quả đời sau, chẳng tìm kiếm thêm của cải, lợi lộc, danh vọng, tiếng tăm, lời khen, được sức mạnh, chức phận, con cái, sanh mạng...! Đúng như Phật ngôn: "Này các thầy tỳ khưu! Khi Như Lai làm bồ tát Vessantara, bố thí hai con là Jàli và Kanhà cùng vợ Madalì tuyệt đỉnh thương yêu; Như Lai chẳng nghĩ đến kết quả Đế thích, Phạm thiên hoặc các pháp hữu vi nào khác. Sự thành tựu bồ đề tuệ là nguyện vọng duy nhất của Như Lai."
Nói tóm lại, bồ tát Vessantara thắng kẻ sân hận bằng không sân hận, thắng kẻ bất tịnh bằng thanh tịnh; thắng người keo kiệt, bỏn xẻn bằng xả ly, bố thí; thắng người giả dối bằng sự chân thật, thắng người ác bằng những pháp lành cao thượng...
Bởi tất cả cớ ấy, tất cả nguyên nhân ấy, tất cả pháp cao cả ấy phát sanh năng lực vĩ đại tác động giữa không gian tạo nên gió bão lớn. Gió bão lớn nên có âm ba vang động, làm cho sóng nước trong bốn biển dâng cao, mặt đất rung chuyển như địa chấn. Các loài động vật sống trên đất sợ hãi, ngơ ngác. Mèo buông chuột, rắn không cắn mồi, muông thú không còn có tâm cấu xé ăn nuốt lẫn nhau. Các loài thủy tộc cũng trong tình trạng y như thế...
Đại vương! Ví như người ta đun lửa nấu cơm, nước trong nồi sôi lên, sủi bọt như thế nào; thì bồ tát đại thí với tâm ba-la-mật cũng làm cho đất, nước, lửa, gió sôi lên và sủi bọt y như thế. Cả tứ đại đều chao động, chấn động.
Ví như tất cả các loài ngọc quí trên thế gian như ngọc Indanila, ngọc Mahànila, ngọc Jotirrassa, ngọc Bidùraya, ngọc Ummàra Pupphà, ngọc Manoharà, ngọc Sùriyakanda, ngọc Candakanda, ngọc Vajìra, ngọc hoàng thạch Pusarà, ngọc có vân, ngọc xích châu v.v... đều không quý bằng ngọc màni của Chuyển luân Thánh vương, tất cả sự bố thí của mọi người đều không bằng sự bố thí của bồ tát Vessantara. Sự bố thí ấy là vô lượng, vô biên, cao cả, thù thắng, vĩ đại, làm cho quả đất chuyển động bảy lần, ở ngoài tám nhân, tám duyên bình thường, ở trên sự hiểu biết, tư lường của trí óc phàm phu, tâu đại vương! Vậy ngài còn nghi ngờ gì điều ấy nữa không?
- Hoàn toàn thông suốt, tri ân đại đức.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)
Kinh Phật 14:35 06/11/2024Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.
Kinh Thiên sứ
Kinh Phật 06:26 31/10/2024Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".
Kinh Điều Ngự
Kinh Phật 23:40 28/10/2024Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:
Phật nói kinh vô thường
Kinh Phật 14:45 03/10/2024Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
Xem thêm