Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 27/05/2019, 08:00 AM

Đệ nhất pháp của Phật là Tâm Không Phóng Dật

“Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, pháp không phóng dật là đệ nhất. “Muốn tu pháp không phóng dật thì phải tu Tứ Ý Đoạn”.

Theo Thế Tôn, ngũ dục và ngũ trần là sức mạnh của ma vương. Không chỉ trói buộc người đời, mà ngay cả hàng xuất gia mang chí nguyện thoát tục cũng khó vượt ra khỏi uy lực và kềm tỏa của ma Ba-tuần. Ảnh minh họa

Theo Thế Tôn, ngũ dục và ngũ trần là sức mạnh của ma vương. Không chỉ trói buộc người đời, mà ngay cả hàng xuất gia mang chí nguyện thoát tục cũng khó vượt ra khỏi uy lực và kềm tỏa của ma Ba-tuần. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Ở đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích là tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (ngũ dục). Cùng với ngũ dục là ngũ trần, năm khoái lạc của giác quan, mắt thích sắc đẹp, tai say tiếng hay, mũi mê hương thơm, lưỡi đắm vị ngon, thân ưa xúc chạm êm ái. Chính sức hấp dẫn của ngũ dục và ngũ trần đã khiến cho chúng sanh say đắm, dính mắc, kẹt cứng, bị lệ thuộc, từ đó tạo ra vô vàn phiền lụy, đau khổ.

Theo Thế Tôn, ngũ dục và ngũ trần là sức mạnh của ma vương. Không chỉ trói buộc người đời, mà ngay cả hàng xuất gia mang chí nguyện thoát tục cũng khó vượt ra khỏi uy lực và kềm tỏa của ma Ba-tuần. Nên thay vì thẳng đến chỗ vô vi, lần hồi lại quay về hữu vi, “rơi vào sanh già bệnh chết, không qua được các nạn đáng sợ, lọt vào cảnh giới của ma”. Nhưng không phải là mọi chúng sanh đều bó tay chịu chết chìm trong ngũ dục và ngũ trần, theo Thế Tôn, không phóng dật chính là thuốc hay để giúp trị liệu căn bệnh trầm kha này.

Chính sức hấp dẫn của ngũ dục và ngũ trần đã khiến cho chúng sanh say đắm, dính mắc, kẹt cứng, bị lệ thuộc, từ đó tạo ra vô vàn phiền lụy, đau khổ.

Chính sức hấp dẫn của ngũ dục và ngũ trần đã khiến cho chúng sanh say đắm, dính mắc, kẹt cứng, bị lệ thuộc, từ đó tạo ra vô vàn phiền lụy, đau khổ.

Muốn Tâm không phóng dật phải tập Tứ Ý Đoạn.

Bài liên quan

Tứ Ý Đoạn tức là Tứ Chánh Cần. Tứ Chánh Cần là pháp ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện.

Trong cuộc đời tu hành theo Phật thì lúc nào, giờ nào phải thường cảnh giác ngăn và diệt các ác pháp, không cho chúng tác động vào thân, tâm. Khiến cho thân tâm lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự.

Nhờ thế mà tâm không bị phóng dật, nên đức Phật dạy: “Đệ nhất pháp tâm không phóng dật là Tứ Ý Đoạn”. Nhưng tâm không phóng dật là thành tựu đạo giải thoát, tức là viên mãn con đường tu tập.

Phật dạy: “Đệ nhất pháp tâm không phóng dật là Tứ Ý Đoạn”. Nhưng tâm không phóng dật là thành tựu đạo giải thoát, tức là viên mãn con đường.

Phật dạy: “Đệ nhất pháp tâm không phóng dật là Tứ Ý Đoạn”. Nhưng tâm không phóng dật là thành tựu đạo giải thoát, tức là viên mãn con đường.

Trước khi vào Niết Bàn Ngài di chúc lại: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”.

Trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo mà pháp môn Tứ Chánh Cần là pháp môn đệ nhất ngăn ác diệt ác pháp khiến cho thân tâm bất động. Nhờ đó mà tiến tới các pháp cao hơn sâu hơn.

Tứ Chánh Cần là nền tảng đạo đức vững chắc nhất của Phật giáo. Cho nên, muốn tu tập Tứ Chánh Cần thì đức Phật đã trang bị cho chúng ta bốn loại định:

1-     Định Sáng Suốt.

2-     Định Vô Lậu.

3-     Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.

4-     Định Niệm Hơi Thở.

Trong Định Niệm Hơi Thở có 18 đề mục tu tập (xin đọc lại Định Niệm Hơi Thở).

Định Niệm Hơi Thở là một pháp môn rất quan trọng. Nó được xem như là một chiếc “chổi thần” dùng để quét tất cả các chướng ngại pháp trên thân, thọ, tâm, pháp của Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ mà được viên mãn đều phải nhờ đến cây chổi thần này.

Quét tâm có phương pháp để tâm bất động. Tâm bất động là tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật là đạt được giải thoát. Ảnh minh họa

Quét tâm có phương pháp để tâm bất động. Tâm bất động là tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật là đạt được giải thoát. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Định Niệm Hơi Thở được ví như những loại vũ khí tối tân và hiện đại nhất để chiến đấu trong chiến trận sanh tử. Người tu sĩ Phật giáo tu tập Định Niệm Hơi Thở cũng giống như một binh sĩ được huấn luyện trong trường võ bị.

Sự quan trọng của Định Niệm Hơi Thở như vậy, nên khi tu tập theo Phật giáo phải tu tập rất kỹ lưỡng về Định Niệm Hơi Thở để cho nó có đủ năng lực đẩy lùi các chướng ngại pháp trên thân và tâm.

Ông Châu Lợi Bàn Đặc suốt ngày đêm trong thất chuyên quét tâm, cuối cùng chứng quả A La Hán.

Ông A Nan đi kinh hành quét tâm suốt đêm chứng quả A La Hán.

Tóm lại, quét tâm có phương pháp để tâm bất động. Tâm bất động là tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật là đạt được giải thoát.

(Trích: Những lời gốc Phật dạy – TTL) 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm