Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 26/04/2019, 16:58 PM

Làm sao để có Tâm Bồ Tát

Vừa qua, nhân Khóa tu Thiền tại chùa Từ Tân, TP. HCM, TT. Thích Chân Quang - Phó ban Kinh tế Tài chính TƯ GHPGVN đã thuyết giảng đề tài “Làm sao để có Tâm Bồ Tát”, với sự tham dự của gần 3.000 người, đặc biệt là giới trẻ tham dự Khóa tu và buổi thuyết Pháp chiếm 2/3 số lượng người tham dự.

Nhìn Pháp hội ngày càng trẻ hóa, là người con Phật ai cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc sâu lắng khi thấy đông đảo giới trẻ đã đặt chân đến chùa tu tập. Một khi đã ghi một dấu ấn đạo đức tâm linh thiền định rồi thì ta có quyền hy vọng các em sẽ mãi mãi giữ gìn trong tâm hồn để chống lại sự xâm lược của những luồng văn hóa độc hại đã phá vỡ cái đẹp của đất nước, của thế giới này. 

Về phần nội dung, trong phạm vi đề tài này, Thượng tọa khai thác chuyên sâu hơn về đặc điểm, vai trò của tâm Bồ tát. Đồng thời, nêu bật tầm quan trọng của thiền định trong việc xây dựng nội tâm con người, cũng như gìn giữ, phát huy giá trị của đạo Phật. Từ đó, kêu gọi mọi người nỗ lực tu thiền để bảo vệ Phật pháp và đóng góp tích cực cho nền văn minh tương lai của nhân loại.

Nhân đây, vì tương lai Phật giáo, Thượng tọa khẳng định tiếng Anh đang dần trở thành một ngôn ngữ chung của thế giới nên ai cũng phải học. Đặc biệt, người trụ trì trong thời hiện đại càng phải giỏi tiếng Anh để thay đổi phương thức tụng niệm, tạo nên sự mới mẻ, thu hút sự quan tâm của mọi người, đồng thời giúp đạo Phật bắt kịp với thời đại. Sau đó là tiến lên, đi trước, dẫn dắt thời đại luôn.

Quả thực, việc thay đổi phương thức tụng niệm đã và đang tạo nên sự thay đổi tích cực trong đạo Phật. Bằng chứng là khi Thượng tọa “Việt hóa” rồi “Anh hóa” phương thức tụng niệm, đưa những ca từ, âm điệu mang hơi hướng hiện đại, sang trọng vào thay thế cho cách tụng niệm truyền thống thì số lượng Phật tử đến chùa ngày càng rất đông, nhất là giới tri thức trẻ, bao gồm các doanh nhân, sinh viên, học sinh.

Theo Người, nghi thức tụng niệm rất quan trọng. Bên cạnh việc tạo ra sức hút, nó còn là chìa khóa giúp ta thay đổi tâm mình theo hướng tốt lên. Khi tâm thành tựu được ba điều: đạo hạnh, đạo đức, đạo tâm thì nó biến thành khao khát cống hiến, phụng sự, giúp đỡ người khác. Đây chính là tâm Bồ tát.

Người có tâm Bồ tát có 2 đặc điểm. Một là có lí tưởng tu hành giác ngộ rất mạnh. Hai là lúc nào cũng muốn người khác được lợi ích.

Bình thường, để có lí tưởng tu hành giải thoát, nhiều người chọn cách đọc và nghe kinh Phật. Tuy nhiên, trong thời đại cách xa Phật thế này thì lí tưởng thật là mờ nhạt nơi mỗi người, kể cả những người xuất gia. Thậm chí, có người còn không biết lí do mình xuất gia là gì. Mà mình không có lí tưởng thì làm sao muốn cho người khác có lí tưởng giải thoát được.

Đúng vậy, khi không có những điều tốt đẹp ngập tràn trong tâm thì ta cũng không thể mơ ước cho người khác. Giống như ly nước, nó phải đầy rồi mới có thể tràn. Để khởi lên được cái khát khao mãnh liệt với lí tưởng giải thoát, ta phải gặp được một bậc Thánh cao siêu, đạo hạnh, khiến ta kính ngưỡng, muốn được giác ngộ. Tiếc là ta không gặp được những vị như vậy mà chỉ có thể đọc trong kinh điển, nên dù có biết đạo, chăm chỉ đọc kinh thì đó cũng không đủ để thắp sự giác ngộ vào tim mình.

Bài liên quan

Tuy nhiên, Thượng tọa khuyên mọi người không nên nản mà hãy cứ siêng năng lễ Phật với lòng tôn kính nhất để từ từ nuôi dưỡng lí tưởng ấy. Dù không gặp được bậc Thánh nhưng chỉ cần hiểu chính xác, rõ ràng giác ngộ là gì thì tự tâm ta sẽ bừng lên ước mơ, khát khao tu tập đó. Tức là trí tuệ tự thúc đẩy, dẫn dắt hành động của ta mà không cần ai tác động, can thiệp. Vậy giác ngộ là gì?

Bằng nhiều ví dụ sống động, Thượng tọa đã lý giải và minh họa cho thính chúng hiểu dựa vào những yếu nào để xác định sự giác ngộ, và kết quả của sự giác ngộ là gì. Qua đó, Người yêu cầu mọi người phải xây dựng tâm Bồ tát cho mình, làm sao cho nó thật mạnh để trở thành cái nhận định lại cả thế giới. Ta biết rằng mọi nhân quả đều bắt đầu từ ý niệm. Nếu toàn bộ loài người đều làm được điều này thì thế giới sẽ thành cõi Phật.

Quả thực, khi sự tu tập của ta đều đặn, tinh tấn, những lời nguyện cao thượng đã chín muồi thì cái ý niệm mong cho ánh sáng Phật pháp soi trùm cả thế giới, khiến chúng sinh ai cũng có lí tưởng tu hành giác ngộ sẽ xuất hiện (đây là tâm Bồ tát). Chính cái ý niệm này đang đóng góp tích cực cho đạo Phật được hưng thịnh, phát triển. Người xuất gia ở chùa mà không có lí tưởng tu hành mãnh liệt thì đạo Phật sẽ suy tàn. Bằng chứng cho thấy điều này là hiện nay, số lượng tín đồ của các chùa đều giảm.

Bài liên quan

Nói về nguyên nhân của vấn đề này, Thượng tọa cho rằng là do sự xuất hiện của Smartphone. Đây là sản phẩm trí tuệ nhân tạo chứa đựng rất nhiều thông tin. Chỉ cần có một chiếc điện thoại, mọi người ngồi ở nhà mà vẫn có thể liên lạc, trao đổi, tìm kiếm thông tin. Vì thế, chùa dần mất đi sự hấp dẫn của mình.

Thế nhưng, dù smartphone có hay đến đâu thì vẫn thua đạo Phật ở ba điều:

Thứ nhất, nó không thể có đạo đức thực sự. Cho nên, dù tiếp xúc với nó cả ngày, ta vẫn không hề khởi lên một chút cảm xúc nào. Nhưng nếu ở gần một vị trụ trì có đạo đức, ta cảm nhận được niềm tin, sự ngưỡng mộ, sự yêu mến, rồi cứ thích ở gần vị đó suốt. Đây cũng là điều khiến mọi người thích đến chùa.

Thứ hai, ngoài đạo đức sáng rỡ, vững chắc, vị thầy đó còn có tri thức, nói những điều đi trước cả khoa hoc, làm chúng ta bị thu hút. Nhiều khi, Smartphone nói chưa ra mà vị thầy đó đã dẫn đường trước rồi. Tức là đạo Phật đi đồng hành, thậm chí là đi trước thời đại.

Người khẳng định, trí tuệ của vị thầy là trí tuệ tự nhiên của người tu. Không phải cứ miệt mài đọc sách là có được trí tuệ đó. Người tu hành khi xuất hiện năng lực, thoáng một cái là họ biết mọi chuyện, nhìn thấu được tương lai mà không cần đọc nhiều. Vậy nên, bậc thầy trí tuệ cũng là sự hấp dẫn với Phật tử.

Thứ ba là Smartphone không có tâm linh. Trong khi đó, ở chùa lại có những vị thầy tu thiền, có tập định, có trực giác, nhiếp tâm được trong thanh tịnh và biết rõ những điều mà con người không biết.

Trên đây là ba giá trị của đạo Phật mà Smartphone không bao giờ làm nổi. Vậy nên, để chiến thắng được các loại điện thoại thông minh thì chúng ta cần khai thác ba giá trị này. Tiếc rằng, vì chùa nào cũng đang thiếu một trong ba điều này nên sự suy tàn của Phật giáo là điều không thể tránh khỏi.

Người gợi ý rằng, muốn có được ba điều đó thì mỗi chùa cần một vị thầy tu đúng đường. Tu đúng rồi, tự dưng ba giá trị đó sẽ xuất hiện. Nhưng nếu tu sai, chúng ta sẽ mất tất cả, thậm chí là cả đạo Phật. Vậy thế nào là tu đúng?

Nhiều người cho rằng: trong kinh nói có 84.000 pháp môn để tu thì tu kiểu nào cũng đúng. Tuy nhiên, chúng ta lại không biết rằng dù có nhiều pháp môn vậy nhưng cuối cùng chúng đều quy về một mối là Giới - Định - Tuệ. Tu mà không đưa về Giới - Định - Tuệ thì tu gì cũng là sai, không đúng lời Phật dạy.

Và trong những cái sai của ta thì cái sai lớn nhất là rời bỏ thiền định. Vì điều này, chúng ta dần đánh mất cái gốc cốt tủy của đạo Phật, mất luôn cả Tam vô lậu học. Trước đây, đạo Phật hưng thịnh, phát triển rực rỡ bởi chùa nào cũng tu thiền. Nhưng ngày nay, các chùa bắt đầu rời bỏ thiền định.

Nói về lí do khiến Phật tử rời bỏ thiền định, Thượng tọa chỉ ra hai điều: Một là, tu thiền quá khó; Hai là, chúng ta cứ nghĩ không tu thiền thì tu cái khác trong 84.000 pháp môn cũng được. Chính cái hiểu nhầm tà kiến này làm cho đạo Phật suy tàn. Nhân đây, Người phân tích kỹ đạo Phật suy tàn là thế nào; tại sao tu thiền là đang bảo vệ, tiếp thêm sức mạnh cho đạo Phật phát triển bền vững.

Tóm lại, dù đạo Phật có 84.000 pháp môn nhưng chỉ có thiền là quyết định sự suy tàn hay hưng thịnh của đạo Phật. Chỉ cần mọi người, ai cũng ham thích việc tu thiền thì đạo Phật sẽ tồn tại mãi.

Thực sự, lợi ích mà thiền mang lại cho cuộc sống đã được mọi người công nhận. Biết được, đây là tri thức tương lai của nhân loại nên rất nhiều tổ chức, cá nhân đang thực hiện việc dạy và học thiền dù không phải đạo Phật.

Hiểu rõ điều này, ta thấy tu thiền, ngoài việc bảo vệ cho Phật pháp khỏi suy tàn, ta còn đang đóng góp vào nền văn minh tương lai của nhân loại. Chỉ cần ngồi nhiếp tâm, kiểm soát thân mình thôi ta cũng rất có phước. Cho nên, Người yêu cầu các Phật tử phải cố gắng tinh tấn tu thiền để có thể khởi lên được lí tưởng giác ngộ cho mình và ước mơ cho cả thể giới cùng giác ngộ. Ngoài ra, mọi người phải học tiếng Anh để có thể đưa Phật giáo Việt Nam ra thế giới.

Bằng những ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, Thượng tọa đã giúp các Phật tử có một cái nhìn khái quát, đầy đủ về khái niệm, vai trò của tâm Bồ tát trong thời đại ngày nay. Đây là cơ sở để mọi người soi lại quá trình tu hành của mình, tránh không bước nhầm vào con đường tà kiến, mang tội phỉ báng chánh Pháp mà dần dần bước về mục tiêu vô ngã giải thoát.

Ngoài ra, bài Pháp còn chỉ rõ nguy cơ biến mất của đạo Phật và những việc người đệ tử Phật cần phải làm để bảo vệ đạo Pháp. Cấp bách, quan trọng nhất lúc này chính là phục hồi, phát huy lại mối thiền trong các chùa. Chỉ có làm được vậy, chúng ta mới làm Phật pháp huy hoàng, rực rỡ như thời Đức Phật. Cho nên, dù có khó khăn, vất cả thế nào, người con Phật cũng phải quyết tâm vượt qua. Nếu các chùa ai ai cũng làm được vậy thì tự nhiên có đủ năng lượng và sức mạnh để tràn vào cuộc sống, làm lợi cho chúng sinh. Đạo Phật vì thế chắc chắn sẽ trường tồn, hưng thịnh mãi mãi.

Dưới đây là một số hình ảnh:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phước Long cổ tự tưởng niệm tổ khai sơn

Trong nước 21:42 31/10/2024

Trong các ngày 30, 31-10 (28,29-9-Giáp Thìn), chùa Phước Long (thôn Phước Lý, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm tổ Tế Nhuận và khai chung.

Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá sau vụ cháy ở chùa Phổ Quang (Phú Thọ)

Trong nước 14:45 31/10/2024

Sau vụ cháy chùa Phổ Quang, trong những ngày qua, người dân xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lau dọn, vệ sinh ngôi chùa hơn 800 tuổi và gia cố bảo vật quốc gia.

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh

Trong nước 14:00 30/10/2024

Trưa nay, 29/10, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM do Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM làm trưởng đoàn đã đến tổ đình Bửu Thạnh (TP.Thủ Đức) viếng tang Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức tân viên tịch.

Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức viên tịch

Trong nước 15:00 28/10/2024

Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, viện chủ tổ đình Bửu Thạnh (P.Long Trường, TP.Thủ Đức, TP.HCM) vừa viên tịch.

Xem thêm