Di Lặc Lục Bộ Kinh
“Di Lặc lục bộ kinh” còn có tên là “Di Lặc Bồ tát lục bộ kinh”, tường thuật thời kỳ Bồ tát Di Lặc sinh ra ở trên Đâu Suất thiên cho đến thời kỳ giáng hạ xuống cõi Diêm Phù đề, Lục bộ kinh điển về quốc thổ, thời tiết, chủng tộc, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân.
Tức:
1. “Quán Di Lặc thượng sinh kinh”, Tụ Cừ Kinh Thanh dịch.
2. “Di Lặc hạ sinh kinh”, Cưu Ma La Thập dịch.
3. “Di Lặc lai thời kinh”, khuyết danh dịch.
4. “Quán Di Lặc Bồ tát hạ sinh kinh”, Trúc Pháp Hộ dịch.
5. “Di Lặc hạ sinh thành Phật kinh”, Nghĩa Tịnh dịch.
6. “Di Lặc đại thành Phật kinh” Cưu Ma La Thập dịch.
Ba bộ số1, 4, 6 gọi chung là “Di Lặc Tam bộ kinh”.
“Di Lặc Tịnh Thổ” là Tịnh Thổ được tự thuật trong thánh điển Phật giáo “A Hàm kinh”. Trong thánh điển Phật giáo, vị Bồ tát nguyên thủy duy nhất được đề cập là Bồ tát Di Lặc. Đương nhiên, trong “A Hàm kinh”, việc miêu thuật “Di Lặc Tịnh Thổ” là tối nguyên thủy vậy, cũng là phác thực hơn cả. Về sau này, qua các kinh điển của Phật giáo Đại thừa khắc họa hình ảnh đức Bồ tát Di Lặc và thế giới Tịnh Thổ đều lấy từ gốc bản kinh “A Hàm kinh” này cả.
“A Hàm kinh” giản thuật Bồ tát Di Lặc như sau:
“Quán Di Lặc Thượng sinh kinh”, toàn tập 1 quyển. Tụ Cừ Cảnh Thanh thời Lưu Tống dịch. Tên đầy đủ là “Quán Di Lặc Bồ tát Thượng sinh Đâu Suất thiên kinh”, còn có các tên “Di Lặc Bồ tát bát Niết bàn kinh”, “Quán Di Lặc kinh”, “Thượng sinh kinh”. Bản kinh này là một bản kinh chủ yếu mà tín ngưỡng “Di Lặc Tịnh Thổ” dựa vào. Nội dung tự thuật việc Bồ tát Di Lặc qua đời rồi vãng sinh lên thiên cung Đâu Suất để giáo hóa chư thiên, sớm tối có 6 thời thuyết pháp. Trong ấy, mô tả thiên cung tinh tường hơn so với trong kinh “Di Lặc hạ sinh kinh” khá động lòng người. Lại còn cho rằng muốn vãng sinh thiên cung, tất tu hành thập thiện, niệm Phật hình tượng, miệng niệm tên Phật Di Lặc. Dùng công đức này, lại được siêu thoát chín mươi sáu ức kiếp sinh tử tội. Các loại quan điểm của kinh này tương thông với quan điểm của thuyết “Quán Vô Lượng Thọ kinh”. Vì thế, có thể cho rằng hai kinh này đồng thời được thành lập vào cuối thế kỷ IV. Còn trong kinh “Quán Vô Lượng Thọ kinh” có câu “Lời nói như thuyết ‘Di Lặc hạ sinh kinh’ thì cho thấy bản kinh này xuất hiện sau bản kinh ‘Di Lặc hạ sinh kinh’”. Sách chú thích bản kinh có nhiều loại, như của Cát Tạng trong “Di Lặc kinh du ý”, 1 quyển; Nguyên Hiểu trong “Di Lặc Thượng sinh kinh tông yếu”, 1 quyển; Khuy Cơ trong “Quán Di Lặc Bồ tát Thượng Sinh Đâu Suất Thiên kinh toản”, 2 quyển.
“Di Lặc Thọ Quyết kinh”, toàn tập 1 quyển. Quyển kinh này còn có các tên là “Di Lặc hạ sinh thành Phật kinh”, “Di Lặc thành Phật kinh”, “Hạ sinh thành Phật kinh”, “Dương hạ thành Phật kinh”, “Di Lặc đương lai thành Phật kinh”, “Di Lặc hạ sinh kinh” do Diêu Thái Cưu Ma La Thập dịch. Kinh nói về Bồ tát Di Lặc từ Đâu Suất thiên giáng hạ sinh ra ở cõi Diêm Phù Đề thành Phật.
“Di Lặc Lai Thời kinh”, toàn tập 1 quyển, được dịch vào thời Đông Tấn, khuyết danh. Cũng như kinh “Thập thất chỉ hạ sinh kinh” do Trúc Pháp Lan dịch đã thất lạc. Bản kinh “Di Lặc hạ sinh kinh” do Cưu Ma La Thập dịch là cùng một bản gốc mà hai người dịch. Hơn là dùng phương thức tối sơ và tối hậu khác với các kinh. Ban đầu, kinh không có câu “Như thị ngã văn”, mà dùng câu mở đầu là “Xá Lợi Phất giả, thị Phật đệ nhất đệ tử”, câu kết là “Di Lặc Phật kiếp hậu lục thập ức tàn lục thập vạn tuế đương lai hạ”. Hoặc bảo bản kinh quan hệ tiết lục kinh điển của chúng nên có hình thái biểu hiện như thế.
“Quán Di Lặc Bồ tát hạ sinh kinh”, toàn tập 1 quyển. Quyển kinh này còn có các tên như là “Quán Di Lặc hạ sinh kinh”, “Di Lặc hạ sinh kinh”, “Di Lặc thành Phật kinh”, “Di Lặc đương lai hạ sinh kinh”, “Hạ sinh kinh” do Trúc Pháp Lan thời Tây Tấn dịch. Lâu nay, nói trong các kinh “Di Lặc hạ sinh”, người ta rất coi trọng bản kinh này. Bản kinh nhờ thế lưu hành rất rộng. Nội dung tự thuật vị lai thương khư lúc chuyển luân thánh vương. Bồ tát Di Lặc từ Đâu Suất thiên cung hạ sinh, nhận Tu Phạn Ma làm cha, Phạn Ma Việt làm mẹ, sau khi thành đạo thì giáo hóa cha mẹ của bát vạn bốn ngàn đại chúng làm việc thiện (thiện tài), đồng thời cùng Thích Ca Mâu Ni kim thế khuyên giảng giáo pháp Tam Thừa cho chúng sinh. Còn Đại Ca Diếp khi Quá Khứ tứ Phật, giỏi tu phạn hạnh, tu 12 Đầu Đà hành, nên được phụ với Di Lặc khuyến hóa chúng nhân. Đối cáo của bản kinh là A Nan, một đại đặc sắc, đối cáo chúng tắc đa trong kinh cú họ là Xá Lợi Phất. Dịch bản kinh có Cưu Ma La Thập và đại sư Nghĩa Tịnh thời nhà Đường, mỗi bản dịch “Di Lặc Bồ tát hạ sinh thành Phật kinh” đều 1 quyển. Chú sớ thì có sách “Di Lặc hạ sinh kinh sớ”, 1 quyển của Cảnh Hưng; “Di Lặc hạ sinh kinh nghĩa sớ”, 1 quyển của Thiện Chu; “Di Lặc hạ sinh kinh thuật toản”, 1 quyển khuyết danh. Ngoài ra, khảo chứng bản kinh quả thực mối quan hệ với bản dịch “Biệt sinh kinh” là quyển 44 cùa kinh “Tăng Nhất A hàm kinh” do Tăng Ca Đề Bà, được Trúc Pháp Lan thời nhà Đường dịch ra tiếng Hoa. Trúc Pháp Lan lấy tên là “Thập Thất Chỉ Hạ Sinh kinh” đã sớm bị thất lạc.
“Di Lặc hạ sinh thành Phật kinh”, toàn tập 1 quyển, đại sư Nghĩa Tinh thời nhà Đường dịch. Bản gốc tiếng Phạn của kinh này cũng đã được Cưu Ma La Thập dịch lấy tên là “Di Lặc thọ quyết kinh”, Trúc Pháp Lan dịch lấy tên là “Di Lặc hạ sinh kinh”. So sánh hai bản dịch Nghĩa Tịnh và Cưu Ma La Thập thì bản dịch của Nghĩa Tịnh có thể tài riêng. Vả lại, bản Nghĩa Tịnh bộ phận kệ văn chiếm phần chủ yếu, còn những sự tích về Đại Ca Diếp không có một chữ nào.
“Di Lặc đại thành Phật kinh”, toàn tập 1 quyển, nhan đề gọn hơn là “Di Lặc thành Phật kinh”, Cưu Ma La Thập dịch. Bản kinh này có hình thái hoàn chỉnh hơn cả trong số “Di Lặc kinh”. Nội dung cực kỳ phong phú nên mới dùng chữ “đại”. Ghi chép những câu hỏi mà Xá Lợi Phất hỏi Phật Đà khi ngài đang ở núi Ba Sa nước Ma Ca Đà về thời đại Đức Di Lặc xuất thế và về quốc thổ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)
Kinh Phật 14:35 06/11/2024Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.
Kinh Thiên sứ
Kinh Phật 06:26 31/10/2024Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".
Kinh Điều Ngự
Kinh Phật 23:40 28/10/2024Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:
Phật nói kinh vô thường
Kinh Phật 14:45 03/10/2024Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
Xem thêm