Thứ ba, 11/01/2022, 09:48 AM

Đi lễ chùa đầu năm ta nên cầu gì?

Đi lễ chùa đầu năm là một truyền thống gắn liền với tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, đứng trong chốn linh thiêng, chúng ta nên cầu gì? Có nên cầu tiền tài, danh vọng, tình duyên, sức khỏe, bình an hay cầu cho người khác?

Đi lễ chùa đầu năm nên cầu gì?

Tết là khởi đầu cho một năm mới, mang theo nhiều hy vọng. Vào thời xưa, năm mới chính là dịp “ngũ cốc đại thục” (ngũ cốc chín), cổ nhân sau khi được mùa thì sẽ tiến hành những nghi lễ thờ phụng và cảm tạ Thần linh, đồng thời cầu xin một năm mới mưa thuận gió hòa.

Tại phương Đông cổ xưa, năm mới từng được bắt đầu từ mùng 8 tháng Chạp, kết thúc vào 15 tháng Giêng. Ngày mùng 8 tháng Chạp chính là ngày Đức Thích Ca Mâu Ni khai ngộ thành Phật. Chính vì thế, vào ngày này, trong dân gian và chùa chiền đều ăn cháo, một mặt là để cầu nguyện cho năm mới ngũ cốc dồi dào, lục súc hưng vượng, nhưng quan trọng hơn hết chính là để tỏ lòng kính ngưỡng, hướng về Đức Phật. Khi ấy, người Việt đến chùa không đơn chỉ là để ước nguyện, mà còn để hòa mình vào chốn tâm linh, gạt bỏ đi những lo toan của cuộc sống.

Nhưng trong xã hội hiện đại, khi mà nền văn minh "vật chất" phát triển quá nhanh đến nỗi nền văn minh "tinh thần" không thể theo kịp nữa, thì người ta đến lễ chùa phần lớn là mong cầu sức khỏe, bình an, cầu cho con cái, cho công việc làm ăn, hay cho được công thành danh toại. Cũng có người đến chùa là để tìm lối thoát cho những khúc mắc trong cuộc sống, như cầu duyên, cầu tai qua nạn khỏi, hay mong cầu vượt qua những bế tắc trong cuộc sống. Tất nhiên, đôi lúc cũng có những người mộ Đạo, mong muốn giải đáp những băn khoăn về ý nghĩa nhân sinh để tìm về chân lý. Vậy thì khi đi lễ chùa đầu năm chúng ta nên cầu gì?

Tết là khởi đầu cho một năm mới, mang theo nhiều hy vọng. Vào thời xưa, năm mới chính là dịp “ngũ cốc đại thục” (ngũ cốc chín), cổ nhân sau khi được mùa thì sẽ tiến hành những nghi lễ thờ phụng và cảm tạ Thần linh, đồng thời cầu xin một năm mới mưa thuận gió hòa.

Tết là khởi đầu cho một năm mới, mang theo nhiều hy vọng. Vào thời xưa, năm mới chính là dịp “ngũ cốc đại thục” (ngũ cốc chín), cổ nhân sau khi được mùa thì sẽ tiến hành những nghi lễ thờ phụng và cảm tạ Thần linh, đồng thời cầu xin một năm mới mưa thuận gió hòa.

Mười điều lưu ý khi đi lễ chùa

Liệu chúng ta có thể cầu "tiền tài" và "danh vọng"? Cả cuộc đời Đức Phật đã dẫn dắt các đệ tử của Ngài đi xin ăn, đi hóa duyên, yêu cầu buông bỏ hết những chấp trước vào tiền tài và danh vọng. Ngài dạy buông bỏ để có thể thật sự đạt được trí huệ cao hơn. Vậy thì những lợi ích phàm tục này không phải là những gì Đức Phật sẽ cấp phát cho con người.

Vậy chúng ra có nên cầu "duyên" không? Theo lý nhà Phật thì "duyên" cũng không phải là thứ có thể cưỡng cầu. Chưa nói đến tình duyên, mà thậm chí duyên cha mẹ, duyên con cái cũng đều gói gọn trong một kiếp này. Đức Phật hướng con người đến sự giải thoát khỏi luân hồi, cũng chính là thoát khỏi những duyên nợ, vậy thì làm sao Ngài có thể ban duyên cho con người đây?

Còn cầu sức khỏe, bình an thì sao? Theo luật nhân quả, con người gặp điều không may đều là để hoàn trả những oan nợ từ một hay nhiều kiếp trước, sau khi hoàn trả và chịu khổ rồi thì mới có được phúc phận. Có nghĩa là nếu một người sống thoải mái cả cuộc đời, thì họ sẽ không còn cơ hội được tiêu trừ nghiệp lực. Chẳng phải điều chờ đợi họ sẽ là đại nạn khó thoát hay sao?

Cũng có người chẳng mong cầu cho bản thân, nhưng lại muốn cầu cho người khác, hàm ý rằng cái tâm ấy là “vì người khác”. Nhưng “người khác” ấy lại thường là con cái, cha mẹ hay anh chị em. Tóm lại, cũng là cái tâm hướng tới người thân của mình, chứ ít ai thật sự cầu cho “người khác”. Đó vẫn là vì cái tâm vị tư, chứ không phải là vô tư vô ngã!

Vậy nếu không cầu tiền tài, danh vọng, tình duyên, sức khỏe, bình an hay cầu cho người khác thì khi đi lễ chùa đầu năm chúng ta nên cầu gì?

Cổ nhân đi chùa mang theo cái tâm kính ngưỡng Phật, mong muốn chiểu theo những điều Phật giảng. Người mộ Đạo đến cầu chân lý, bày tỏ cái tâm mong muốn được đắc độ mà không sợ khó, không sợ khổ. Người bình thường cũng nhân dịp lễ Phật mà ăn năn trước những việc ác của mình và cầu xin có cơ hội được hoàn trả lỗi lầm, làm việc tốt, tích đức hành thiện. Nhưng ngày nay hỏi mấy người đến lễ Phật là để sám hối ăn năn? Còn người thực sự có cái tâm cầu Đạo thì lại càng ít hơn nữa.

Thêm nữa, cho dù có chăm chỉ lễ bái, cầu cúng nhiều đến thế nào đi nữa cũng không thể nhận được phúc báo, bởi vì phúc báo là quả của nhân thiện, cho nên chỉ có "HÀNH THIỆN TÍCH ĐỨC" thì mới thực sự có được PHÚC BÁO.

Năm mới đến với những hy vọng mới, những khát vọng mới. Nhưng mong rằng khi đi lễ chùa chúng ta sẽ không chỉ vì tiền tài, danh vọng, tình duyên, sức khỏe cũng như bình an, mà quên đi những chân lý mà Đức Phật đã giảng dạy. Đó chính là cầu CHÂN LÝ, mong được đắc độ, chí ít cũng là sự ĂN NĂN, thiện niệm và từ tâm đối với hết thảy mọi điều...

Theo Chuyện làng quê

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm