Di tích lịch sử chùa Quán Sứ: Trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Giữa Hà Nội sừng sững một ngôi chùa linh thiêng có lịch sử hàng trăm năm phát triển, đó là chùa Quán Sứ - Trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
1. Giới thiệu chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ được xây dựng trong khoảng thế kỷ XIV – XV. Tùng Lâm Quán Sứ mang hai sứ mệnh vừa là một trong những danh lam cổ tử bậc nhất Hà thành vừa là văn phòng của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trong gần nửa thế kỷ qua, Chùa Quán Sứ thường là nơi được lựa chọn để tổ chức các sự kiện quan trọng của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam và thế giới. Tại đây luôn diễn ra các hội nghị, hội thảo do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức để thúc đẩy tinh thần nghiên cứu Phật học và sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo thời Trần đến văn hóa Việt.
Địa chỉ: 73 P. Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số điện thoại: 024 3942 2427
Khởi lập: Thế kỷ 15
Người sáng lập: Vua Lê Thế Tông
Quản lý: Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Chùa Quán Sứ hiện nay ngụ tại địa chỉ 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hà Nội, nằm ngay cạnh trung tâm Hà Nội, cách Hồ Hoàn Kiếm chỉ 1 km.
Khi du khách đến thăm Hà Nội, ghé qua chùa Quán Sứ thắp hương lễ Phật, cảm nhận sự thanh tịnh của chốn linh thiêng.
2. Hướng dẫn di chuyển đến chùa Quán Sứ Hà Nội
Đến chùa Quán Sứ, bạn có thể sử dụng bất kỳ phương tiện các nhân hoặc công cộng, tất cả đều thuận tiện và dễ dàng.
Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân từ Hồ Hoàn Kiếm, hãy đi theo cung đường từ Lê Thái Tổ về hướng đường Bà Triệu. Khi đến ngã tư Trần Hưng Đạo, bạn cần rẽ phải gặp vòng xuyến tại Quảng trường Lao Động, đến đây bạn rẽ phải vào phố Quán Sứ và đi tiếp khoảng 150m là đến chùa. Bạn có thể gửi xe tại khu vực gần đó sau đó gửi xe và đi bộ vào chùa.
Với các bạn muốn đến chùa bằng phương tiện xe bus, có thể chọn các tuyến xe số 01, 32 , 40 có điểm dừng rất gần chùa Quán Sứ.
3. Thời gian mở cửa chùa Quán Sứ
Thông thường chùa Quán Sứ mở cửa từ 6h00 đến 19h00 tất cả các ngày trong tuần. Tuy nhiên vào các dịp lễ, chùa thường đóng cửa muộn hơn, bạn có thể đến chùa dâng hương, tham quan, vãn cảnh.
4. Đôi nét kiến trúc tại chùa Quán Sứ
Đến thăm chùa Quán Sứ, ngôi chùa nổi bật giữa lòng Hà Nội, bạn sẽ bắt gặp những hạng mục tiêu biểu gồm tam quan, chính điện, thư viện, nhà khách, giảng đường và tăng phòng.
Ngôi chùa thiêng Quán Sứ là sự kết hợp hài hòa theo bố cục “nội Công ngoại Quốc”. Từng khung cửa đều được thiết kế xây dựng bằng gỗ quý tạo nên sự hài hòa, cổ kính cho ngôi chùa.
Tam quan chùa được thiết kế với 3 tầng mái, ở giữa là lầu chuông. Từ ngoài nhìn vào bạn sẽ thấy chùa mang đậm phong cách đình chùa của khu vực trung du Bắc bộ với vòm mái lợp ngói vảy cá đỏ.Đi từ cổng tam quan chính sẽ dẫn chúng ta tới khoảng sân lát gạch, bạn đi lên 11 bậc thềm là dẫn vào chính điện. Không gian chính của chùa được xây dựng theo hình vuông, bao gồm 2 tầng, xung quanh sẽ là hành lang dài. Tòa Tam Bảo được đặt tại tầng 2.
Điện thờ Phật được bài trí trang nghiêm với các pho tượng lớn, thếp vàng được đặt theo từng bậc.
Tại bậc cao nhất ở trong cùng là sự xuất hiện của ba vị Phật Tam Thế. Phật A Di Đà được đặt trang trọng ở chính giữa điện, ở hai bên Ngài là tượng của Bồ Tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí.
Bậc tiếp theo là thờ Phật Thích Ca ở giữa và hai bên là Tôn giả A Nam Đà và Ca Diếp.
Bậc thấp nhất ngoài cùng là Tòa Cửu Long được đặt giữa tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương.
Thư viện, phòng khách, giảng đường và tăng phòng được bố trí tại hai bên và sân sau của chùa. Chùa Quán Sứ lưu trữ nhiều tài liệu quý của Phật Giáo và cũng là trung tâm nghiên cứu, giảng dạy Phật Giáo lớn nhất tại Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật
Chùa Việt 15:18 19/11/2024Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.
Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai
Chùa Việt 09:00 19/11/2024Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa
Chùa Việt 16:47 18/11/2024Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.
Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang
Chùa Việt 08:50 18/11/2024Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.
Xem thêm