Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 29/06/2020, 07:31 AM

Diễn biến dịch COVID-19 tới 6 giờ sáng 29/6

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 153.204 trường hợp mắc COVID-19 và 3.361 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 10 triệu người và trên 500 nghìn ca tử vong. Đại dịch đang có xu hướng trở lại và lây lan trên diện rộng hơn.

 Virus Corona - Sự bất an và trầm tĩnh

Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam

Đến 6 giờ ngày 29/6, Việt Nam đã có 74 ngày không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng, tổng số mắc là 355 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 10.027 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 84; cách ly tập trung tại cơ sở khác 9.136; cách ly tại nhà, nơi lưu trú 807 trường hợp.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2  là 5 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với virus SARS-CoV-2 là 5 ca.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến như hiện nay, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với "nhiệm vụ kép", vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch COVID-19, giữ vững thành quả chống dịch đạt được.

bieu-do-sang-290620

 

Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 29/6 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 10.228.319 ca, trong đó có 503.985 người thiệt mạng.

Dịch bệnh đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 5.546.444 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch giảm xuống còn 57.957 và 4.177.890 ca đang điều trị tích cực. Ngày 28/6, thế giới có 132 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

Lực lượng chức năng phun thuốc khử trùng nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan tại thủ đô Sofia, Bulgaria ngày 11/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Lực lượng chức năng phun thuốc khử trùng nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan tại thủ đô Sofia, Bulgaria ngày 11/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Cuộc sống trong Chùa mùa virus corona

Trong 1 ngày qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm Mỹ (35.221 ca), Brazil (28.202 ca) và Ấn Độ (19.620 ca); trong khi các nước Mexico (602 ca), Brazil (519 ca) và Ấn Độ (384 ca) ghi nhận số ca tử vong cao nhất.

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn. Diễn biến lo ngại bắt đầu xuất hiện trở lại ở châu Á, sau khi một số quốc gia đối mặt với nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ hai.

Số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nơi ở châu Á, trong đó phải kể đến một số điểm nóng từng kiểm soát tốt dịch bệnh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong khi Ấn Độ đối mặt với nguy cơ trở thành tâm dịch mới của thế giới.

Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại thành phố Daegu, Hàn Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại thành phố Daegu, Hàn Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Mỹ vẫn là nước chịu tác động mạnh nhất và đứng đầu thế giới cả về số ca mắc bệnh cũng như tử vong vì dịch COVID-19.

Tính tới sáng 29/6 (theo giờ Việt Nam), "xứ sở cờ hoa" ghi nhận tổng cộng 2.631.724 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và 128.412 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này tăng thêm 35.187 người mắc bệnh và 260 trường hợp tử vong.

Brazil là quốc gia ghi nhận nhiều ca tử vong nhất châu Mỹ trong 1 ngày qua, với 519 trường hợp. Xứ sở Samba tới nay đã có tổng cộng 1.344.143 ca mắc bệnh và 57.622 trường hợp tử vong vì COVID-19.

Tại Đức, khi tổng số ca nhiễm vượt 194.000 ca, trong đó có hơn 9.000 ca tử vong, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng cảnh báo người dân về hành vi bất cẩn trước những diễn biến nguy hiểm còn tiếp diễn do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Tại Trung Đông, Iran sẽ áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở một số khu vực để đề phòng dịch bệnh đồng thời một số tỉnh chịu tác động nặng nề của dịch bệnh được phép áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế nếu cần.

Kể từ khi Iran ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên hôm 19/2, đến nay số ca tử vong ở nước này đã vượt mức 10.000 người trong khi số ca mắc bệnh đã tăng lên hơn 220.000 người.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangalore, Ấn Độ ngày 16/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangalore, Ấn Độ ngày 16/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 28/6, Bộ trưởng Y tế Israel Yuli Edelstein cảnh báo nước này đang bước vào giai đoạn khởi đầu của làn sóng lây nhiễm thứ 2 của đại dịch COVID-19.

Cũng trong ngày 28/6, thông báo của Bộ Y tế Israel cho biết đã có thêm 218 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc ở nước này kể từ dịch bùng phát lên 23.639.

Tại Australia, bang Victoria sáng 28/6 ghi nhận thêm 49 ca nhiễm virus, trong đó có 19 ca chưa xác định được nguồn lây nhiễm.

Victoria là bang duy nhất ở Australia có số lượng ca nhiễm hằng ngày tăng, lên mức 2 con số trong hơn một tuần qua.

Tới sáng 29/6, Australia ghi nhận tổng cộng 7.686 ca mắc COVID-19 và 104 ca tử vong.

Hiệp hội Du lịch xông vào cứu ngành du lịch mùa dịch corona

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Yogyakarta, Indonesia, ngày 23/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Yogyakarta, Indonesia, ngày 23/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Khi dịch bệnh vẫn diễn biến mạnh dẫn tới tình trạng thiếu giường bệnh, Ấn Độ đã sẵn sàng đưa vào hoạt động Trung tâm điều trị COVID Sardar Patel, bệnh viện dã chiến điều trị bệnh COVID-19 lớn nhất thế giới.

Bệnh viện có quy mô hơn 10.000 giường bệnh, được thiết lập ở Chhatarpur, Delhi, trong đó  2.000 giường bệnh đã sẵn sàng đón nhận bệnh nhân có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.

Dự kiến hơn 1.000 bác sĩ và nhân viên y tế sẽ được triển khai để làm việc tại đây, cùng sự trợ giúp của Lực lượng Cảnh sát biên giới Ấn Độ-Tây Tạng (ITBP).

Ngày 28/6, Hàn Quốc ghi nhận thêm 62 ca, nâng tổng số ca nhiễm của cả nước lên 12.715 ca, trong đó 282 ca tử vong. Kể từ khi Hàn Quốc nới lỏng lệnh "giãn cách xã hội" vào ngày 6/5 vừa qua, tại nước này xuất hiện các cụm lây nhiễm lẻ tẻ.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 28/6, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thêm 2.086 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng trên 4.200 người.

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN vẫn chỉ có hai quốc gia Indonesia và Philippines ghi nhận các ca tử vong vì virus SARS-CoV-2. Indonesia tình hình ngày càng nghiêm trọng khi số bệnh nhân mắc và số ca tử vong tiếp tục ở mức cao.

>Xem thêm video: "Biểu tượng hoa đăng trong Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

'Việc thiếu nước là một vấn đề lớn của vùng Tây Nam Bộ'

Môi trường 20:52 12/04/2024

Phỏng vấn nhanh Đại đức Thích Chiếu Pháp, uỷ viên Ban TT-TT Phật giáo Tiền Giang, người đang cùng các nhà hảo tâm và cộng đồng thực hiện các 'chuyến xe không màu' đưa nước ngọt cung ứng cho đại chúng ở Thị xã Gò Công, Tiền Giang.

Xem thêm