Đức Phật dạy có bốn loại vợ chồng sống chung với nhau
Này các Gia chủ, có bốn loại sống chung này. Thế nào là bốn?
Này các Gia chủ, có bốn loại sống chung này. Thế nào là bốn?
1. Ðê tiện nam sống chung với đê tiện nữ.
2. Ðê tiện nam sống chúng với Thiên nữ.
3. Thiên nam sống chúng với đê tiện nữ.
4. Thiên nam sống chung với Thiên nữ.
Và này các Gia chủ, thế nào là đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ?
Ở đây, này các Gia chủ, người chồng sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men rượu nấu, ác giới, tánh ác, sống ở gia đình với một tâm bị cấu uế xan tham chi phối, nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Còn người vợ cũng sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men rượu nấu, ác giới, tánh ác, sống ở gia đình với một tâm bị cấu uế xan tham chi phối. Như vậy, này các Gia chủ là đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ.

Ảnh minh họa.
Và này các Gia chủ, thế nào là đê tiện nam sống chung với Thiên nữ?
Ở đây, này gia chủ, người chồng sát sanh... nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Còn người vợ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, có giới, thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm bị cấu uế xan tham chi phối, không có nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Như vậy, này các Gia chủ, là đê tiện nam sống chung với Thiên nữ.
Và này các Gia chủ, thế nào là Thiên nam sống chung với một đê tiện nữ?
Ở đây, này các gia chủ, người chồng từ bỏ sát sanh... không có nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Nhưng người vợ là người sát sanh, lấy của không cho... nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Như vậy, này các Gia chủ là Thiên nam sống chung với đê tiện nữ.
Và này các Gia chủ, thế nào là Thiên nam sống chung với Thiên nữ?
Ở đây, này các Gia chủ, người chồng từ bỏ sát sanh... không nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn, và người vợ cũng là người từ bỏ sát sanh... không nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn.
Này các Gia chủ, có bốn loại chung sống này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Kinh "niệm hơi thở vô hơi thở ra"
Kinh Phật
Kinh này được đề cập trong kinh Trung Bộ III số 118, với chữ Pàli là “Anàpànasati”, với chữ Hán là “Nhập tức Xuất tức niệm”, với chữ Việt là “Niệm hơi thở vô hơi thở ra”. Chúng Tỳ kheo sống trong thời đức Phật tại thế đã hành trì pháp môn này và chứng được Thánh quả.

Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)
Kinh Phật
Tinh túy của kinh này là mười hạnh nguyện lớn của bồ tát Phổ Hiền: lễ kính Chư Bụt, xưng tán Như Lai, cúng dường cùng khắp, sám hối nghiệp chướng, tùy hỉ công đức, thỉnh Bụt chuyển Pháp luân, thỉnh Bụt ở lại cõi đời, theo Bụt học hỏi, hằng thuận chúng sanh và hồi hướng cùng khắp. Những hạnh nguyện này đều được thực tập trong tuệ giác tương tức và tương nhập: một là tất cả, tất cả là một.

Kinh hữu học
Kinh Phật
Phật nói Kinh Hữu Học, trích từ Kinh Trung Bộ tập 2, Kinh Hữu Học số 53, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh Thập thượng
Kinh Phật
Phật nói kinh Thập thượng, trích từ Kinh Trung Bộ tập 2 do Hòa thượng Thích Minh Châu Việt dịch.
Xem thêm