Vào thời Edo (tên cũ của thủ đô nước Nhật, tức Tōkyō ngày nay), phụ nữ không được phép ly hôn chồng. Do đó, họ muốn ly hôn, họ sẽ tham gia khóa tập sự xuất gia tại chùa, họ sẽ cắt tóc, đọc tụng tôn kinh, may vá trang phục kiểu Nhật . . . vì thế ngôi cổ tự này tục gọi là “Chùa Ly Hôn”.
Vào năm 1866, tư liệu nơi đây vẫn còn ghi rằng, trong 1 năm có 42 phụ nữ đã “Tỵ phu” (trốn bỏ chồng) vào chùa. Tuổi bình quân của những phụ nữ đã “Tỵ phu” (trốn bỏ chồng) vào chùa với tuổi khoảng 29. Những phụ nữ đã trải qua khóa tu tập hạnh xuất gia và ly hôn chồng vẫn có thể tái hôn với đấng mày râu khác.
Hiện nay, Ngôi già lam Tùng Cương sơn Đông Khánh Tự không còn tiếp nhận phụ nữ tham gia khóa tập sư xuất gia khi muốn chia tay với chồng, hoặc người yêu. Thay vào đó, ngôi già lam cổ tự này nổi tiếng linh thiêng có thể kết nối các mối nhân duyên hoàn hảo bằng cách cắt duyên cũ hoặc những hồi ức trong quá khứ.
Trong khuôn viên ngôi già lam cổ tự này trông nhiều loài hoa đầy hương sắc của mỗi mùa. Du khách thập phương hành hương có thể trải nghiệm các lớp tu tập thiền định Phật giáo, Trà đạo và Hương đạo. (Yêu cầu đặt chỗ trước).
Đông Khánh Cổ Tự tọa lạc tại Tùng Cương Sơn, Yamanouchi, Kamakura – thành phố Phật giáo, hoa Cẩm Tú cầu, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Cơ sở của Thiền phái Lâm Tế, chi nhánh của Tổ đình Thụy Lộc Sơn Viên Giác Hưng Tự (Zuirokusan Engaku Kōshō Zenji-瑞 鹿山圓覚 興寺), và được kiến tạo vào niên hiệu Kōan thứ 8 (弘安八年), thế kỷ thứ 13 (1285) sau khi Hōjō Tokimune (北条 時宗,1251-1284), vị quan nhiếp chính Mạc phủ Kamakura thứ 8, giữ vai trò trợ lý cho Tướng quân và nắm quyền chính trị đã qua đời.
Phu nhân của ông là bà Kakusan-ni (Ni trưởng Giác Sơn Chí Đạo, 覺山志道尼, 1252-1305) khai sơn và trụ trì đầu tiên. Theo thông lệ thời bấy giờ, người vợ hiền sẽ trở thành một sư nữ sau khi chồng chết, bà Kakusan-ni quyết định xây dựng ngôi già lam tự viện Phật giáo và là nơi tưởng niệm người chồng lý tưởng. Bà Kakusan-ni dành ngôi chùa làm nơi nương tựa cho những phụ nữ ly hôn chồng.
Trong thời đại mà những người đàn ông có thể dễ dàng ly dị vợ, hoặc do hoàn cảnh khó khăn bởi sự ngược đãi của chồng mà các chị ly dị chồng, Đông Khánh Cổ Tự dành cho những phụ nữ chính thức ly hôn có nơi nương tựa để tu tâm dưỡng tính. Các ghi chép về lịch sử ngôi già lam cổ tự này cho thấy, chỉ trong thời Tokugawa, ước tính có đến 2.000 người phụ nữ đã đến ngôi cổ tự này để nương tựa và tu hành.
Ngôi Đông Khánh Cổ Tự đã mất quyền thừa nhận phụ nữ ly hôn vào thế kỷ 19 (1873), khi một Luật mới được phê chuẩn và Tòa án Công lý bắt đầu xử lý các vụ án.
Ngôi Đông Khánh Cổ Tự vẫn là một Ni viện với thời gian 600 năm và chư Tăng không thể vào đây ở cho đến đầu thế kỷ 20 (1902), khi một vị tăng đảm nhiệm Phương trượng trụ trì Đông Khánh Cổ Tự dưới sự giám sát của Tổ đình Viên Giác Hưng Tự (Engaku Kōshō Zenji-瑞鹿山圓覚興寺).
Trước đó, vị Ni trưởng luôn là một nhân vật quan trọng, và thậm chí vị Ni sư ấy là Công chúa, con gái của Thiên hoàng đế Go-Daigo ( 後醍醐天皇, tại vị: 1318-1339), vị Thiên hoàng thứ 96 của Nhật Bản. Tenshū-ni (天秀尼), người con gái duy nhất còn sống sót trong gia đình của Danh tướng Toyotomi Hideyori (臣秀, 1593-1615), con trai của Danh tướng Toyotomi Hideyori đã vào Đông Khánh Cổ Tự sau Cuộc vây hãm Ōsaka.
Như vậy, ngôi Đông Khánh Cổ Tự từ đây do vị tăng lãnh đạo và phương trượng trụ trì.
Hai tòa nhà chính của khu phức hợp là Đại Hùng Bảo Điện và Thủy Nguyệt đường (Suigetsu-dō, 水月堂), nhưng sau này không mở cửa cho du khách thập phương hành hương chiêm bái.
Phật điện (Butsuden-佛殿) cũ của ngôi cổ tự, một tài sản văn hóa quan trọng, được mua lại trong thời kỳ Minh Trị (Meiji-明治) bởi doanh nhân Tomitarō Hara (1868-1939) và hiện đang trong khu vườn của ông đã xây dựng, Sankeien (三溪園), Khu vườn nổi tiếng ở Yokohama với thiết kế theo phong cách truyền thống của Nhật Bản là những điểm mà du khách và Phật tử khắp nơi tới chiêm bái.
Vân Tuyền
(Nguồn: Shōkozan Tokei-ji Temple)