Dòng sông tâm thức: Thiền (I)
Đức Phật thiền nên ngộ đạo chánh đẳng chánh giác. Thiền là phương tiện đi đến giác ngộ. Đạo Phật là đạo tuệ giác và từ bi, tuệ giác do thiền mà có. Vì thế thiền đi đôi với đạo, chúng ta nghiên cứu thiền đễ hiểu rõ con đường đạo Phật dẫn dắt chúng ta đi.
Thiền tập để có an lạc trong cuộc sống
Theo lịch sử thiền đầu tiên đức Phật thực hiện là phương cách đi đến giác ngộ gồm có 4 tánh chất: chỉ đi đến định, quán đi đến tuệ giác. Khi giác ngộ đức Phật có nói lại tiến trình giác ngộ của chính mình qua thiền, trong đó do kiếp trước Phật đã thiền rồi nên kiếp nầy Phật học thiền qua hai vị thầy dạy về thiền: Ngài chứng thiền Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Diệt thọ tưởng định. Sau khi 4 thiền: Sơ thiền nhị thiền tam thiền tứ thiền. Khi định được thì mới quán chiếu đạt 3 minh. Có nghĩa là đức Phật đã đạt 9 cái định gồm 4 định của 4 thiền Như lai và 4 định của sắc giới và định cuối cùng là diệt thọ tưởng định. Phật dạy tiếp cho đệ tử là thiền Tứ niệm xứ còn gọi là thiền quán thân thọ tâm pháp.
Tóm lại thiền áp dụng đầu tiên là thiền Nguyên thủy lấy chỉ định quán tuệ làm căn bản. Sang đến Đại thừa thiền được áp dụng tiếp theo là đến phần quán thì bắt đầu chuyển đổi tùy theo môn phái tùy theo kinh luận tùy theo Bồ tát để tu đạt được Bồ Tát và Phật vị. Nguyên thủy dùng thiền đạt được A la hán thì Đại thừa tiếp theo là thành Bồ Tát và Phật. Đó là theo quan điểm của Đại thừa là tu thành Phật chứ thật ra ngày nay thiền giác ngộ rồi A la hán hay Phật cũng đều như nhau, chẳng qua là Đại thừa bẻ láy phần quán đi theo kinh Bồ tát vị mà thôi thay vì quán Tứ niệm xứ, không có cái nào cao hơn cái nào.
Thiền Đại thừa phát triển từ thiền căn bản Nguyên thủy mà đi tiếp theo chứ không có một cái gì khác, nhưng Đại thừa có một nhánh là Thiền tông được phát triển từ Trung Hoa do Bồ đề đạt Ma từ Ấn độ mang sang lập thành Thiền tông thì có đổi khác. Đó là một nhánh thiền bất lập văn tự kiến tánh thành Phật rất khác với thiền đạo Phật gọi là thiền định. Thiền tông không phải là thiền định kể từ đấy. Thiền sư Suzuki gọi là thiền chia ra hai loại: khán tâm là tất cả thiền áp dụng của đạo Phật và kiến tánh là chỉ duy nhất thiền tông. Thiền tông mở rộng đến ngày nay qua rất nhiều sáng tạo khác nhau lấy từ nhánh Thiền tông của Bồ Đề Đạt Ma sư tổ nên có nhiều nhánh khác nhau. Chúng ta khảo sát các cốt lõi của từng thiền vừa nêu trên từ Nguyên thủy đến Đại thừa Thiền tông. Tuy nhiên trong đời sống có thiền yoga xả stress cũng được gọi là thiền.
Thiền yoga
Thiền yoga được tóm lược ba chữ R: đầu tiên là R là relax tức là buông thõng cơ thể lấy thân ta làm điểm chính. Buông thõng là hít thở vô ra từ từ mọi cơ bắp trong thân thể xã ra nhẹ nhàng từ hơi thở đến toàn thân.
Như vậy điều kiện thân thể body ta đang trạng thái nghĩ ngơi relax. Chính nhờ relax này mà ta không bị lên máu tension cũng không bị nhịp đập tim tăng hay hồi hộp. Cơ thể sẵn sàng yên nghỉ thì đi đến giai đoạn hai là release: buông xả. Bấy giờ là đi đến tâm ta, tu thân ta đã được yên ổn. Tâm ta hay chạy lung tung nay cho nó buông xả ra, bỏ ra tức là sau khi thân bỏ ra thì đến tâm cũng bỏ ra. Cuối cùng là Rest là nghĩ ngơi. Ta gom lại thân tâm ta đang nghĩ chơi, đi chơi yên nghỉ không có làm việc gì hết như đi nghỉ hè đi du lịch đi chơi. Tức là thân và tâm đều nghĩ ngơi hết. Xong ta bắt đầu nhắm mắt và ghi nhận gọi là tuệ chi đến hơi thở vô ra. Ta bắt đầu đọc: con thở vô dài con biết con thở vô dài. Con thở ra dài còn biết con thở ra dài. Con thở vô ngắn con biết con thở vô ngắn. Con thở ra ngắn con biết con thở ra ngắn. Cứ đọc và thở kèm theo mà chú ý mà không tập trung chú ý.
Đọc như vậy 50 câu, cứ 10 câu mà không có một niệm gì khác xen vô là xong kế tiếp, nếu có niệm nào xen vô thì coi như bỏ bắt đầu đếm lại từ đầu. Đạt được 50 câu như vậy mà không có niệm nào xen vào thì đạt được Định. Rồi xả thiền, đó là thiền đời sống yoga.
a. Thiền Như Lai thiền chỉ định: Tiến trình giác ngộ của đức Phật: Tiến trình giải thoát của đức Phật, khi Ngài Thành đạo, HT.Thích Minh Châu (trích đoạn):
Gia chủ Tapussa cùng với Tôn Giả Ananda đến hỏi đức Phật, vì sao giới cư sĩ gia chủ "Thọ hưởng các dục, vui thích các dục, ưa thích các dục, hoan hỷ các dục", xem đời sống viễn ly của các vị xuất gia như là vực thẳm. Tuy vậy trong pháp và luật của Thế Tôn lại có những Tỳ Kheo trẻ tuổi phấn khởi trong sự xuất ly, tịnh tín, an trú, hướng đến xuất ly, và các vị này thấy trong sự xuất ly "đây là an tịnh". Chính ở nơi đây là sự sai khác trong Pháp và Luật này giữa các Tỳ kheo và phần đông quần chúng. Sự ngạc nhiên và khâm phục của Tapussa được Thế Tôn chấp nhận, và đức Phật kể lại kinh nghiệm của Ngài trong tiến trình thành đạo của Ngài dưới gốc cây Bồ đề. Khi Ngài chưa thành bậc Chánh Giác Ngài diễn tả sự phấn khởi của Ngài trong tiến trình tu tập vượt qua các chướng ngại để đạt được các cảnh giới thiền, và vượt lên đạt được các cảnh giới thiền cao hơn, tất cả đòi hỏi một sự phấn đấu kiên cường, sáng suốt bền bỉ và tuần tự. Ngài Bắt đầu với cảnh giới Sơ thiền và đối tượng cần phải gạt bỏ là các dục để chứng được Sơ thiền. Ngài suy nghĩ: "Lành thay sự xuất ly! lành thay đời sống viễn ly".
Nhưng tâm của Ngài không có phấn khởi trong sự xuất ly ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dầu ta có thấy " đây là an tịnh". Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Do nhân gì, do duyên gì, tâm ta không có phấn khởi trong xuất ly, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dầu ta có thấy: "đây là an tịnh".
Tu thiền là xem lại chính mình, chứ không phải xét nét người!
Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ: "Vì ta không thấy sự nguy hiểm trong các dục, vì Ta không làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Lợi ích của xuất ly chưa được chứng đắc, Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy, do vậy tâm Ta không có phấn khởi trong xuất ly ấy. Không tịnh tín, không an trú, không có hướng đến. Này Ananda, về vấn đề ấy ta suy nghĩ như sau: "Nếu sau khi thấy sự nguy hiểm trong các dục, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích trong sự xuất ly, Ta thưởng thức lợi ích ấy. Thời sự kiện này có thể xảy ra:" Tâm của Ta có thể phấn khởi trong xuất ly, tịnh tín, an trú và hướng đến, vì Ta có thấy" đây là an tịnh"."
Rồi này Ananda, sau một thời gian sau khi thấy được sự nguy hiểm trong các dục, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy, sau khi chứng được lợi ích trong sự xuất ly, Ta thưởng thức lợi ích ấy. Và này Ananda, tâm Ta hứng khởi trong xuất ly, tịnh tín, an trú và hướng đến, vì ta có thấy: "đây là an tịnh". Này Ananda sau một thời gian Ta ly dục, chứng đạt và an trú sơ thiền. Do ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với dục vẫn hiện hành.
Như vậy đối với ta là một chứng bệnh. Ví như này Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên, như là một chứng bệnh. Cũng vậy, các tưởng tác ý câu hữu với dục vẫn hiện hành ở nơi Ta, như vậy, đối với Ta là một chứng bệnh".
"Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: " Vậy ta hãy chỉ tức các tầm và tứ... chứng đạt và an trú thiền thứ hai. Nhưng tâm của Ta không có hứng khởi đối với không có tầm ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến dầu Ta có thấy" đây là an tịnh".
Này Ananda, về vấn đề ấy ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, tâm Ta không có hứng khởi đối với không có tầm ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dầu Ta có thấy: "đây là an tịnh".
Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: "Vì ta không thấy nguy hiểm trong các tầm, vì Ta không làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Lợi ích không có tầm chưa được chứng đắc, Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy. Do vậy tâm Ta không hứng khởi đối với không có tầm, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến.
Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau: "Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong các tầm, Ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích không có tầm, Ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra: "Tâm của ta có thể hứng khởi không có tầm, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy " đây là an tịnh".
Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy nguy hiểm trong các tầm, Ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy, sau khi chứng được lợi ích không có tầm, Ta thưởng thức lợi ích ấy. Và này Ananda, tâm Ta hứng khởi trong không có tầm, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy "đây là an tịnh".
Này Ananda, sau một thời gian Ta diệt tầm và tứ... chứng đạt và an trú thiền thứ hai. Do Ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với tầm vẫn hiện hành nơi ta, như vậy đối với Ta là một chứng bệnh".
Này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: "Vậy Ta hãy ly hỷ, chứng đạt và an trú thiền thứ ba. Nhưng này Ananda, tâm của Ta không có hứng khởi đối với không có hỷ ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dầu ta có thấy "đây là an tịnh".
Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, tâm Ta không có hứng khởi đối với không có hỷ ấy, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dầu Ta có thấy "đây là an tịnh".
Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: "Vì Ta không thấy sự nguy hiểm trong hỷ, vì ta không làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Lợi ích không có hỷ chưa được chứng đắc, Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy. Do vậy tâm ta không hứng khởi đối với không có hỷ ấy, không tịnh tín, không an trú, không có hướng đến.
Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau: "Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong hỷ, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích trong không có hỷ, Ta thưởng thức lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra: "Tâm của Ta có thể hứng khởi trong không có hỷ, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta có thấy "đây là an tịnh".
Rồi này Ananda, sau một thời gian, sau khi thấy nguy hiểm trong hỷ, Ta làm cho sung mãn sự nguy hiểm ấy, sau khi chứng được lợi ích trong không có hỷ, ta thưởng thức lợi ích ấy.
Và này Ananda, tâm Ta hứng khởi trong không có hỷ, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy "đây là an tịnh". Này Ananda, sau một thời gian, Ta ly hỷ... chứng đạt và an trú thiền thứ ba. Do Ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với hỷ vẫn hiện hành. đây đối với Ta là một chứng bệnh. Ví như này Ananda, đối với người sung sướng đau khổ có thể khởi lên như là một chứng bệnh.
Cũng vậy các tưởng, tác ý cùng khởi với hỷ vẫn hiện hình ở nơi Ta, như vậy đối với Ta là một chứng bệnh".
Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: "Vậy Ta hãy đoạn lạc, đoạn khổ... chứng đạt và am trú thiền thứ tư. Nhưng tâm của ta không có hứng khởi đối với không khổ, không lạc, không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dầu Ta có thấy "đây là an tịnh".
Này Ananda, về vấn đề ấy, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, tâm Ta không hứng khởi đối với không khổ, không lạc ấy,không có tịnh tín, không có an trú, không có hướng đến, dầu Ta có thấy "đây là an tịnh".
Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: "Vì Ta không thấy nguy hiểm trong xả lạc, vì ta không làm cho sung mãn nguy hiểm ấy. Lợi ích của không khổ, không lạc chưa được chứng đắc, Ta chưa được thưởng thức lợi ích ấy. Do vậy tâm ta không hứng khởi đối với không khổ, không lạc ấy, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến.
Này Ananda, về vấn đề ấy Ta suy nghĩ như sau: "Nếu sau khi thấy nguy hiểm trong xả lạc, ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy. Sau khi chứng được lợi ích trong không khổ, không lạc, Ta thưởng thức sự lợi ích ấy, thời sự kiện này xảy ra: "Tâm của Ta có thể phấn khởi trong không khổ, không lạc, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta có thấy "đây là an tịnh".
"Rồi này Ananda, sau một thời gian sau khi thấy nguy hiểm trong xả lạc, Ta làm cho sung mãn nguy hiểm ấy, sau khi chứng được lợi ích trong không khổ, không lạc. Ta thưởng thức lợi ích ấy. Và này Ananda, tâm Ta hứng khởi trong không khổ, không lạc, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy "đây là an tịnh".
Này Ananda, sau một thời gian Ta xả lạc, xả khổ... chứng đạt và an trú thiền thứ tư. Do Ta trú với sự an trú này, các tưởng tác ý cùng khởi với xả lạc vẫn hiện hành, như vậy đối với Ta là một chứng bệnh. Ví như này Ananda, đối với người sung sướng, đau khổ có thể khởi lên như là một chứng bệnh. Cũng vậy, các tưởng tác ý cùng khởi với xả vẫn hiện hành nơi Ta, như vậy đối với Ta là một chứng bệnh".
Tiếp tục như vậy, Ngài chứng thiền Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Diệt thọ tưởng định. Tại Không vô biên xứ thiền, Ngài vượt qua các sắc tưởng, tại Thức vô biên xứ thiền, Ngài vượt qua Không vô biên xứ, chứng đắc Thức vô biên xứ. Tại Vô sở hữu xứ thiền, Ngài vượt qua Thức vô biên xứ và chứng đắc Vô sở hữu xứ. Tại Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài vượt qua Vô sở hữu xứ và chứng đắc Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tại Diệt thọ tưởng định, Ngài vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ và chứng đắc diệt thọ tưởng định: "Ta phấn khởi trong diệt thọ tưởng định, tịnh tín, an trú, hướng đến, vì Ta thấy "đây là an tịnh".
Này Ananda, sau một thời gian Ta vượt qua phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú diệt thọ tưởng định. Ta thấy với trí tuệ và các lậu hoặc đi đến đoạn diệt". Như vậy là tiến trình giải thoát, thành đạo của đức Phật đi từ thiền thứ nhất, vượt qua thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư, vượt luôn bốn thiền ở Vô sắc giới, chứng đạt Diệt thọ tưởng định, với trí tuệ đoạn trừ các lậu hoặc để thành bậc Chánh Giác.
Cứ mỗi thiền chứng đạt, an trú và vượt qua, Thế Tôn cần phải nỗ lực kiên trì đối trị với các trở ngại bệnh chướng của mỗi thiền và cuối cùng, Ngài tuyên bố:
"Cho đến khi nào, này Ananda, chín thứ đệ trú thiền chứng chưa được Ta thuận thứ nghịch thứ chứng đạt và xuất khởi, thời này Ananda, trong thế giới này, với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa môn và Bà la môn, chư thiên và loài người cho đến khi ấy, Ta không xác chứng Ta đã chứng được Vô Thượng Chánh đẳng Chánh Giác cho đến khi nào, này Ananda, chín thứ đệ trú thiền chứng này đã được Ta thuận thứ nghịch thứ chứng đạt và xuất khởi, thời này Ananda, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa Môn và Bà La Môn, chư thiên và loài người, cho đến khi ấy Ta mới xác chứng rằng Ta đã chứng được Vô Thượng Chánh đẳng Chánh Giác. Tri và Kiến khởi lên nơi Ta, Ta biết rằng: "Bất động là tâm giải thoát của Ta. Đây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa". (Kinh Tapussa Trích trong Tăng Chi Bộ Kinh III, số 41 trang 273).
Như vậy, tiến trình giải thoát của đức Phật cho thấy sự giải thoát giác ngộ của Ngài là cả một quá trình tuần tự, từ Sơ thiền cho đến Diệt thọ tưởng định, để cuối cùng đoạn diệt các lậu hoặc, thành bậc Chánh đẳng Chánh Giác. Trải qua 9 thiền chứng như vậy, và tại mỗi thiền chứng Ngài phải phấn đấu vượt qua các chướng ngại, tiến lên thiền chứng kế tiếp, để cuối cùng chứng Vô Thượng Chánh đẳng Chánh Giác. Như vậy tiến trình thành đạo của Ngài là một tiến trình tuần tự tiến lên, từng thiền chứng một tiến lên thiền chứng kế tiếp, không có vấn đề nhảy vọt, vượt qua nhiều cấp bậc một lần. Tiến trình này cũng chứng tỏ không có vấn đề thoát nhiên đại ngộ. Sự thành đạo của Ngài là cả một quá trình tu chứng kiên trì lâu dài bền bỉ, luôn luôn hướng thượng như trong Kinh đã diễn tả.
b. Thiền quán tứ niệm xứ: Quán thân bất tịnh, quán thọ khổ đau, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Xin xem bài viết dòng sông tâm thức: Nguyên thủy cùng tác giả.
Tóm lược lại gồm 4 bước:
Bước thứ 1. Quán thân trên thân gồm thấy rõ biết rõ hơi thở vô ra. 2. Cảm giác toàn thân theo hơi thở vô ra. 3. Nội thân ngoại thân. 4. Đi đứng nằm ngồi co tay duỗi tay; 5. Nội tạng cơ thể ta; 6. Tứ đại đất nước gió lửa; 7. Thân ta sau khi chết.
Bước thứ hai: quán thọ trên thọ: 1. Lạc thọ khổ thọ thuộc vật chất hay không thuộc vật chất; 2. Bất khổ bất lạc.
Bước thứ ba: quán tâm trên tâm: 1. Tâm tham sân si. 2. Tâm quảng đại, tâm định, tâm giải thoát có tánh sinh diệt.
Bước thứ tư: quán pháp trên pháp gồm: 1. Năm triền cái: ái dục; sân hận, sanh diệt như thế nào; hôn trầm thụy miên sanh diệt; trạo hối sanh diệt; nghi sanh diệt. 2. Nội pháp và ngoại pháp; 3. Ngủ uẩn tập diệt từng uẩn một. 4. Quán thân nội ngoại xứ sanh diệt; 5. Quán Thất giác chi có hay không có; 6. Quán Tứ thánh đế hiểu rõ lý diệt khổ và đạo đế.
Quân Tứ niệm xứ mang lại sự đắc đạo là gì? Sau khi quán chiếu chi tiết từng bước một ta đạt được vô ngã diệt mất cái tôi, thân thể ta đi đứng có oai nghi của kẻ hiểu thấu quán thân bất tịnh. Ta chấp nhận cái chết và luân hồi. Ta nhận ra được tham sân si phiền não lậu hoặc chân tướng của nó. Nhận được rõ pháp vô ngã không thể có sự độc lập của cái tôi do duyên mà hình thành. Từ thân ta đến ngoại cảnh đều vô thường vô ngã đưa đến ta tu tĩnh lặng và nhận ra theo duy thức, ta chỉ là một dòng tâm thức trôi lăn luân hồi không ngừng nghỉ. Nhưng đó là biến đổi từ chân tâm trong ta. Từ đó ta loại trừ cái biển đổi bên ngoài mà nhận chân Chân tâm bên trong nằm trong thực tại từng sắc na hiện tiền còn gọi là vô thời không theo Trung quán luận. Cái biết do diệt mất thời gian không gian trống rỗng không và bình đẳng mọi vạn pháp đưa đến diệt bỏ vọng tâm là dòng tâm thức trôi lăn đó để thanh tịnh hoá tâm là Chân tâm bất diệt.
Dựa vào duy thức luận ta dùng ý thức ở phần Chứng tự chứng phần là cái biết cái chứng sau cái biết của Tự chứng phần là cái biết thứ hai cái biết trực giác trực nhận đó là giác ngộ. Giác ngộ là nhận chân thật của vạn pháp. Nhận chân thực tướng vạn pháp thì diệt ngã và diệt tham sân si triệt để thì đó là giác ngộ. Lý thuyết có vẻ dễ dàng nhưng thực hành rất công phu và rất khó khăn. Lý do là quán thân thọ tâm pháp do hướng ngoại thì dễ hướng chính thân mình tâm mình thì rất khó, nên quán Tứ niệm Xứ có khi cả đời cũng chưa thành đạt.
(Còn tiếp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm