Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/09/2022, 09:13 AM

Du lịch thánh tích Phật giáo ở Nhật Bản

Du lịch Nhật Bản, không chỉ chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên bốn mùa tươi đẹp, khám phá nền văn hóa đặc sắc, thưởng thức ẩm thực đa dạng, hay ngắm nhìn các công trình kiến trúc độc đáo,... mà du khách còn cơ hội đến với những thánh tích Phật giáo.

Hành trình du nhập Nhật Bản của đạo Phật

Ra đời ở Ấn Độ, trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển, Phật giáo đã dần trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống tư tưởng, tinh thần của con người. Phật giáo đã du nhập vào nhiều quốc gia trong đó có Nhật Bản.

Phật giáo ở Nhật Bản trải qua một quá trình du nhập và phát triển lâu dài, cho đến ngày nay đã được sự đón nhận không chỉ người dân trong nước mà còn thu hút du khách thập phương đến viếng thăm, lễ đền chùa.

Ở Nhật Bản, Phật giáo là tôn giáo có truyền thống gắn bó với dân tộc, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần, ăn sâu vào đạo đức, lối sống của người Nhật.

Chùa Kinkaku-ji (Chùa Gác Vàng) thuộc di sản văn hóa cố đô Kyoto. (Ảnh: intertour).

Chùa Kinkaku-ji (Chùa Gác Vàng) thuộc di sản văn hóa cố đô Kyoto. (Ảnh: intertour).

Cụ thể, từ thế kỷ I TCN., Phật giáo đã vượt qua khỏi biên giới Ấn Độ và mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang nhiều nước ở châu Á, trong đó có Nhật Bản. Đến thế kỷ thứ III, Nhật Bản đã có sự xuất hiện của hoạt động cô đồng, bói toán và tiếp xúc với những thổ hào từ các bộ tộc ở Trung Quốc.

Đầu thế kỷ thứ V, Nhật Bản bắt đầu tiến hành các cuộc chiến nhằm tìm kiếm nguồn của cải và tay nghề lão luyện của những thợ lành nghề từ Triều Tiên, Trung Quốc. Những người bị bắt không chỉ mang những kỹ thuật mới tới Nhật Bản mà ở họ còn có những sắc thái khác nhau của nền văn minh từ lục địa đến quần đảo Nhật Bản. Và trong số đó, có những người thuộc nhóm thứ hai là các nhà truyền bá tư tưởng Phật giáo.

Đạo Phật chính thức được đón nhận ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI mà theo nhiều tài liệu là vào năm 538. Từ đó trở đi, Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nền văn hóa xã hội Nhật Bản.

Chùa Seiganto-ji là ngôi chùa thuộc tỉnh Wakayama, Nhật Bản

Chùa Seiganto-ji là ngôi chùa thuộc tỉnh Wakayama, Nhật Bản

Tuy nhiên, đạo Phật ở Nhật Bản không phải là bản sao trực tiếp từ Ấn Độ, mà trước khi vào Nhật Bản, đạo Phật đã phát triển ở Trung Quốc và ở một mức độ nhất định, bị biến đổi ở Triều Tiên.

Khi du nhập vào Nhật Bản, đạo Phật, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đã được bản địa hóa cho phù hợp với trình độ nhận thức và để có thể kết hợp với một số tín ngưỡng bản địa nhằm thâm nhập một cách thuận lợi vào quần chúng nhân dân.

Và, do sự tác động qua lại giữa đạo Phật và các giá trị truyền thống Nhật Bản mà tôn giáo ngoại nhập này đã trở thành một yếu tố kích thích các giá trị truyền thống phát triển và ngược lại, các giá trị truyền thống Nhật Bản đã làm cho Phật giáo mang sắc thái riêng của Thiền Nhật Bản (Zen).

Cũng như những quá trình truyền bá của đạo Phật sang bất cứ một khu vực nào trên thế giới, ở Nhật Bản, đạo Phật cũng phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt và sự chèn ép quyết liệt của các tôn giáo khác ở bản địa. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, đạo Phật ở Nhật Bản đã có mối quan hệ tốt đẹp với các tôn giáo khác, người dân đã dần chấp nhận và tín ngưỡng đạo Phật.

Du lịch Nhật Bản và những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

Ngày nay, Nhật Bản đã có 9 trường tiểu học, 51 trường trung học, 131 trường cao đẳng và 14 trường đại học chuyên phục vụ cho việc đào tạo nhân tài trong lĩnh vực Phật học.

Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, đã có 179 tiến sĩ và thạc sĩ, học sĩ được đào tạo từ những cơ sở này, trong đó có những học giả nổi danh với những công trình chuyên luận về Phật Giáo được nhiều học giả trong và ngoài giới, trong và ngoài Nhật Bản quan tâm.

Để phục vụ cho “Cứu nhân độ thế” của Phật Giáo, ở Nhật Bản, người ta đã xây dựng một hệ thống gồm 116 viện dưỡng lão Phật giáo, 26 viện cứu hộ, 3 viện tàn phế,... Cùng với đó là 220 cơ sở phúc lợi nhi đồng, 38 thư viện, 49 viện bảo tàng và những hoạt động khác của các cá nhân về công tác xã hội, như giáo dục phạm nhân trong các nhà tù, bảo vệ nhân quyền, ủy viên điều đình,...

Hiện Nhật Bản có trên 160 giáo phái, 14908 ngôi đền và chùa với số người theo đạo Phật là 98033 triệu người, chiếm khoảng 40,4% dân số Nhật Bản.

Do số lượng chùa và các tăng lữ đông, để đảm bảo cuộc sống của mình, các tín đồ phải tự làm việc. Và chính điều này đã thúc đẩy những hoạt động của các tín đồ đạo Phật đã vượt ra khỏi phạm vi chùa chiền và đi vào đời sống bình thường của nhân dân, tạo điều kiện cho Phật giáo có cơ hội thâm nhập vào đời sống nhân dân và dễ dàng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thời đại.

Những bức tượng phật bên ngoài một ngôi chùa ở Nhật Bản. (Ảnh: vyctravel)

Những bức tượng phật bên ngoài một ngôi chùa ở Nhật Bản. (Ảnh: vyctravel)

Để hiểu rõ hơn về lịch sử Phật giáo cũng như vai trò của tôn giáo này đối với con người Nhật Bản, khách du lịch có thể thực hiện chuyến du lịch Nhật Bản để khám phá các công trình, kiến trúc và những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nơi đây. Từ đó du khách sẽ cảm nhận được đời sống Phật giáo Nhật Bản và có cái nhìn sâu sắc hơn về tín ngưỡng này ở một cường quốc của Châu Á.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm