Dữ liệu thống kê: Đạo Phật có bao nhiêu Phật tử, tín đồ?
Số lượng Phật tử hiện nay trên thế giới là khoảng từ 1.2 tỉ đến 1.6 tỉ, gần bằng số lượng tín đồ của hai tôn giáo lớn nhất thế giới là Hồi giáo và Thiên Chúa giáo (gồm Công giáo, Tin Lành, Anh giáo và Chính thống giáo).
Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số khoảng 500 triệu người. Con số này đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc. Trung Quốc họ không lưu giữ những con số thống kê các tín đồ tôn giáo. Cũng vậy, nhiều nguồn thông tin của các nước phương Tây không thừa nhận rằng một người có thể theo nhiều hơn một tôn giáo.
Tại châu Á, tình trạng một người theo hai, ba, hay thậm chí nhiều tôn giáo là điều bình thường. Tại Trung Quốc, trong nhà có bàn thờ với hình tượng và biểu tượng của Lão giáo, Khổng giáo và Phật giáo chung nhau cũng là chuyện bình thường trong một gia đình.
Số lượng Phật tử tại Trung Quốc
Theo thống kê của Trung Quốc năm 2009, quốc gia này có khoảng 1,3 tỉ người. Những điều tra (như Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ về Trung Quốc, Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Trung Quốc hiện đại, Hãng Thông tấn BBC, tạp chí China Daily, và một phúc trình của những nhà Truyền giáo Tin Lành tại Trung Quốc) phát hiện ra rằng có khoảng từ 80% đến 91% người Trung Quốc xác nhận rằng Phật giáo là một trong những tôn giáo của họ.
Nếu dùng con số gần với số bách phân cực đại của những điều tra nói trên, nghĩa là lấy 80%, thì riêng Trung Quốc có khoảng 1,1 tỉ Phật tử.
Cũng tại quốc gia đông dân nhất hành tinh này, chỉ trên một Diễn đàn Phật tử Trung Quốc (bskk.com) mà thôi đã có khoảng 60.000 hội viên đăng ký và có hơn 2 triệu người tham gia, bình luận, chia sẻ về vấn đề Phật giáo. Con số nầy gấp đôi con số của một diễn đàn Phật giáo lớn nhất bằng Anh ngữ (mà trong đó có cả Phật tử Trung Quốc tham gia cuộc thảo luận). Dưới đây là một vài nghiên cứu đã phân tích và định lượng số Phật tử tại Trung Quốc và bách phân của nó (khi so với tổng dân số nước này):
- Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ: Khoảng 8% đến 40% (Phúc trình ghi 8%, nhưng ghi chú thêm rằng có cả “hàng trăm triệu” người Trung Quốc theo nhiều tôn giáo cùng một lần, kể cả Phật giáo).
- BBC News, năm 2007: Khoảng 16% đến 23%.
- ChinaDaily.com, năm 2007: Khoảng 16% đến 21%.
- Seanetwork.org, bài viết của Tiến sĩ A. Smith, 2004: Khoảng 50% đến 80%.
- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Trung Quốc hiện đại: Khoảng 23% đến 98% (Phúc trình ghi 23% nhưng ghi chú thêm rằng có 98% người Trung Quốc theo nhiều hơn một tôn giáo, trong đó có Phật giáo).
- Kênh Buddhist Channel, bài viết “Phật giáo phát triển mạnh tại Trung Quốc” ngày 7-7-2009: Khoảng 91%.
Số lượng Phật tử tại Mỹ
Xác định số Phật tử tại Mỹ cũng có vấn đề vì Văn phòng Thống kế Dân số Hoa Kỳ (US Census Bureau) không hỏi dân Mỹ theo tôn giáo nào. Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng bách phân Phật tử khi thì khá thấp, vào khoảng 0,5%, khi thì khá cao, vào khoảng 3%. Vài nghiên cứu với kết quả bách phân thấp khẳng định rằng một nửa số Phật tử Mỹ thuộc dân da trắng, nguồn gốc Âu châu.
Điều này chứng tỏ rằng những nghiên cứu đó có thể có sai số lớn. Ai đã từng tiến hành điều tra tình hình Phật giáo tại Mỹ bằng cách thực tế đến các Tự viện và Thiền đường thì đều thấy rằng đa số Phật tử đều chủ yếu là người Á châu hoặc có gốc Á châu. Luồng di dân từ Á châu đến Mỹ thì rất cao nhờ các cơ hội kinh tế và nhờ chính sách nhập cư cởi mở của Mỹ cho những người có kỹ năng như trong khu vực y khoa. Số lượng di dân từ châu Á đến Mỹ là trong khoảng từ 0,5 triệu đến 7 triệu người mỗi năm, và chắc rằng một số lượng lớn những người di dân nói trên là Phật tử.
Một lý do khác khiến cho các điều tra có số bách phân thấp là vì họ căn cứ vào những phúc trình thống kê của một Tổ chức Phật giáo, đó là “Những Giáo hội Phật giáo của Mỹ”, BCA: Buddhist Churches of America, (vốn là một trong hiếm hoi những tổ chức chịu thống kê số thành viên, tín đồ của mình). Nhưng BCA chỉ là một nhánh trong Tịnh Độ tông, vốn chỉ là một tông phái trong hệ thống Đại Thừa, vốn cũng chỉ là một thừa trong trường phái Phật giáo.
Vào năm 1995, một công trình nghiên cứu đã xác định rằng 1,6% dân Mỹ là Phật tử. Chỉ vài năm sau đó, số Phật tử tăng lên gấp đôi; điều này cho phép chúng ta ước lượng một con số bách phân là từ 2% đến 4% (xem R. Baumann, Đại học Hannover). Giáo sư Tiến sĩ C. Prebish đã xác nhận rằng 2% dân số Mỹ là Phật tử, và đa số những Phật tử Mỹ đó (80%) có nguồn gốc Á Châu, nghĩa là 4,8 triệu trên 6 triệu (xem Đại học Tiểu bang Utah, 2007).
Cập nhật vào tháng Ba năm 2007: Nhờ những cuộc tranh luận [để xác định số lượng Phật tử trên thế giới] , cuối cùng, vài nguồn tài liệu và Bách khoa Từ điển đã thừa nhận số liệu Phật tử tại Trung Quốc. Những tài liệu này cho rằng cuộc điều tra nào xác định 91% thì không đúng, nhưng vài nguồn tài liệu cũng đã ghi rằng, như Wikipedia chẳng hạn, có trên 60%. Vì vậy, cho Bảng Tổng kết bên dưới, chúng tôi sẽ dùng bách phân “lạc quan” 80% và bách phân “bi quan” 50% cho số lượng Phật tử tại Trung Quốc.
Cập nhật vào tháng Bảy năm 2009: Bách phân số Phật tử tại Ấn Độ đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây nhờ có nhiều buổi quy y tập thể của giai cấp Cùng đinh (Dalit), đổi đạo từ Ấn Độ giáo sang Phật giáo. (Xin xem Lễ Đổi đạo 50.000 người và Tài liệu của tạp chí Newsweek, 3/2008, với tựa đề “Ngày nay, 3,25% Phật tử tại Ấn Độ”).
Ngoài ra, xin xem thêm bài viết “Sự quyến rũ của Phật giáo” (The Appeal of Buddhism) trong tạp chí The Dhamma Encyclopedia để có thêm dữ liệu thống kê, các trang Web Phật giáo và các nguồn tài liệu khác.
Bảng Tổng kết số lượng Phật tử
Dưới đây là bảng Tổng kết tương đối chính xác hơn, ghi chú số lượng Phật tử trên toàn thế giới [7/2009] sau khi đã thêm vào những dữ liệu ở trên (Bách phân số Phật tử trên tổng dân số quốc gia / vùng / châu lục được ghi trong ngoặc đơn):
Quốc gia / Vùng / Châu lục Số Phật tử (Bách phân)
Trung Quốc (ước lượng “lạc quan”): 1.070.893.447(80.00%)
Trung Quốc (ước lượng “bi quan”): 669.308.405 (50.00%)
Nhật Bản: 122.022.837 (96.00%)
Thái Lan: 62.626.649 (95.00%)
Ấn Độ: 37.913.134 (3.25%)
Tích Lan: 14.933.050 (70.00%)
Những nước Á châu khác: 280.209.398 (21.00%)
Á CHÂU (ước lượng “lạc quan”): 1.588.598.515
Á CHÂU (ước lượng “bi quan”): 1.187.013.473
Hoa Kỳ: 6.135.071 (2.00%)
Canada và các quốc gia đảo Bắc Mỹ: 368.447 (1.10%)
Bắc Mỹ: 6.503.518 Đức: 905.657 (1.10%)
Pháp: 773.215 (1.20%)Anh Quốc: 733.394 (1.20%)
Những nước Âu châu khác: 785.700 (0.15%)
Châu Úc: 3.197.966
Châu Mỹ Latinh và Nam Mỹ: 868.929 (0.15%)
Châu Úc và Châu Úc đại lợi: 618.752(1.80%)
Châu Phi: 194.550 (0.02%)
Toàn thế giới (ước lượng “lạc quan”): 1.599.982.230 (Khoảng 1.6 tỉ)
Toàn thế giới (ước lượng “bi quan”): 1.198.397.188 (Khoảng 1.2 tỉ)
Như vậy, số lượng Phật tử hiện nay trên thế giới là khoảng từ 1.2 tỉ đến 1.6 tỉ. Số lượng này gần bằng số lượng tín đồ của hai tôn giáo lớn nhất thế giới là Hồi giáo và Thiên Chúa giáo [gồm Công giáo, Tin Lành, Anh giáo và Chính Thống giáo].
Ngay cả với số lượng “bi quan” (1.2 tỉ), con số nầy cũng cao hơn rất nhiều con số “300 đến 500 triệu” thường được ghi chú trong các tài liệu trích dẫn.
Điều quan trọng khi biết được con số thực sự là để viết sử cho chính xác, và để biết rằng chúng ta không “cô đơn” khi chúng ta tư duy và hành xử. Điều chúng ta phấn đấu không phải là có thêm nhiều Phật tử mà là có thêm nhiều “Phật đà” (kẻ thức tỉnh) giúp nội tâm chúng ta cũng như nhân loại được bình an.
Nguồn: Thedhamma.com
(Tham khảo link chi tiết: http://www.thedhamma.com/buddhists_in_the_world.htm)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
GHPGVN chúc mừng Giáng sinh năm 2024 tại Tổng hội thánh Tin Lành VN tại Hà Nội
Tin tức 11:00 24/12/2024Chiều 23/12, phái đoàn đại diện GHPGVN do Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN làm trưởng đoàn, cùng chư tôn đức Văn phòng 1 T.Ư đã tới Tổng hội thánh Tin Lành VN miền Bắc chúc mừng Giáng sinh năm 2024.
Đại lễ khánh thành chùa Sùng Nghiêm, Bắc Giang
Tin tức 10:20 24/12/2024Đến dự lễ khánh thành có các chư tôn đức là lãnh đạo Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp của trung ương và các địa phương có liên quan cùng đông đảo các Tăng, Ni, Phật tử, nhân dân và du khách gần xa.
Chùa Phú Lâm (Tuyên Quang) trao quà đến người dân có hoàn cảnh khó khăn
Tin tức 18:00 23/12/2024Ngày 22/12/2024 chùa Phú Lâm, phường Mỹ Lâm, TP. Tuyên Quang đã trao tặng các phần quà đến người dân khó khăn trên địa bàn huyện nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
197 Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ nhận học bổng tổng trị giá gần 1,4 tỉ đồng
Tin tức 11:40 23/12/2024Buổi trao diễn ra chiều 21/12, tại pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM).
Xem thêm