Thứ năm, 03/02/2022, 22:31 PM

Du xuân đầu năm tại các ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội

Đi chùa đầu năm đã là thông lệ quen thuộc với người dân để cầu cho một năm mới an khang thịnh vượng, phúc lộc đầy nhà cho gia đình.

Mỗi năm Tết đến xuân về, người Việt lại đi lễ chùa để mong một năm mới tốt lành và bình an. Hãy cùng dạo quanh thăm những ngôi chùa cổ linh thiêng tại Hà Nội.

Tết đến - Xuân về được xem là thời điểm khởi đầu cho một năm mới với nhiều mong ước và khát vọng tốt đẹp. Vào dịp đầu xuân, người Việt Nam thường có phong tục đi lễ chùa cầu mong một năm "thuận buồm xuôi gió" - "vạn sự hanh thông".

Ở Hà Nội, có hơn 100 ngôi chùa lớn nhỏ, nằm xen kẽ trong các phố phường tấp nập. Mặc dù vậy, những ngôi chùa vẫn giữ nguyên được dáng vẻ và những nét kiến trúc nguyên sơ tuyệt đẹp.

Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng về cầu tài, cầu lộc và cầu duyên cho đầu xuân - năm mới ở Hà Nội.

Chùa Trấn Quốc

Địa điểm: Đường Thanh Niên, Hồ Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây có lịch sử gần 1500 năm được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Kiến trúc của ngôi chùa là sự kết hợp hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã, an yên.

Chùa Trấn Quốc.

Chùa Trấn Quốc.

Nổi tiếng là danh thắng bậc nhất đất kinh kỳ, chùa Trấn Quốc xưa kia thường là nơi để các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Đặc biệt vào thời Lý và thời Trần, nhiều cung điện đã được xây dựng tại đây như cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên phục vụ cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của nhà vua.

Bảo tháp được đặt trong khuôn viên của chùa gần cây bồ đề với ý nghĩa: Hoa sen tượng trưng cho Phật, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế, còn bồ đề là tri giác, là trí tuệ vô thượng.

Ảnh chụp Màn hình 2022-02-03 lúc 22.33.57

Chùa Trấn Quốc cổ kính hiện nay còn lưu giữ khá nhiều hiện vật như bộ tượng thờ ở thượng điện gồm những pho tượng đúc đồng được tạo tác tỉ mỉ, trau chuốt và mang đến nét đẹp đặc trưng riêng, có một ý nghĩa linh thiêng thần bí. Trong đó có pho tượng Thích Ca nhập Niết bàn được đánh giá là bức tượng Niết bàn đẹp nhất ở Việt Nam.

Chùa Láng

Địa điểm: Phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Tên chùa còn được gọi là Chiêu Thiền Tự có ý nghĩa rằng: “Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền”. Người Pháp gọi là Pagode des Dames.

Ảnh chụp Màn hình 2022-02-03 lúc 22.35.44

Chùa tương truyền được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ năm 1138 đến năm 1175), để thờ vua cha và tiền thân của Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, những lần quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989...

Chùa có cảnh quan đẹp, được miêu tả trong tấm bia có niên đại Thịnh Đức thứ tư (1656): “Thật là danh lam bậc nhất, thế gian không có chùa nào sánh kịp. Khí tốt phượng thành bên hữu tỏa khắp, dòng sông Tô Lịch bên tả lượn vòng, Nhị Hà nghìn dặm quanh kinh đô uốn khúc, như rồng xanh lớp lớp chầu về, Tản Viên dãy núi đầy khí đẹp hướng vào, như hổ trắng đàn đàn đến họp”. Giờ đây, mặc dù xung quanh luôn ồn ào xe cộ, nhưng chùa Láng vẫn là chốn thiền lặng, bình yên, như tách hẳn những ồn ào, náo nhiệt nơi trần gian.

Ảnh chụp Màn hình 2022-02-03 lúc 22.35.22

Đây là cũng một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Hà Nội và cả Việt Nam, gồm 198 pho tượng lớn nhỏ, tiêu biểu là tượng Lý Thần Tông (1128 – 1138) ngồi trên ngai vàng và pho tượng Từ Đạo Hạnh đan bằng mây phủ sơn bên ngoài.

Vào những ngày đầu xuân, du khách thập phương nườm nượp về đây khói hương nghi ngút và lặng yên hưởng chút dư vị thanh bình hiếm hoi còn sót lại giữa lòng Hà Nội.

Chùa Hà

Địa điểm: Phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Nhắc đến ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất của mảnh đất kinh kì thì chùa Hà là một trong những cái tên nổi tiếng nhất. Ngôi chùa nằm ẩn mình thanh tịnh trên phố chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Ảnh chụp Màn hình 2022-02-03 lúc 22.36.43

Nhiều bạn trẻ tìm đến chùa vào ngày rằm để dâng hương, xin sớ, xem quẻ cầu duyên. Lời nguyện cầu của họ đều linh ứng và tin tức này nhanh chóng truyền đến tai mọi người. Từ đó, chùa Hà luôn đông đúc vào những ngày lễ, tết.

Người đến dâng hương không chỉ có những người đang cô đơn, lẻ bóng, những người không may trong chuyện gia đình, mà còn cả những đôi bạn trẻ đến cầu mong cho chuyện tình cảm tốt đẹp hơn. Các hàng lưu niệm quanh chùa cũng bán rất nhiều vòng, nhẫn… mà cái nào cũng đi theo đôi, theo cặp.

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ nằm trên phố Quán Sứ được xây dựng từ rất lâu đời, đây còn là trụ sở của giáo hội Phật giáo Việt Nam nên càng được nhiều người tin tưởng.

Tọa lạc tại số 73 phố Quán Sứ quận Hoàn Kiếm, chùa Quán Sứ được xây dựng từ thế kỉ 15 vào thời vua Lê Thế Tông. Ngày nay ngôi chùa thu hút rất nhiều Phật tử tới hành hương và cầu bình an, trở thành một chốn hồn thiêng giữa lòng Hà Nội.

6-ngoi-chua-linh-thieng-tai-ha-noi-de-du-xuan-le-bai-dau-nam-1612842355-1

Chùa Quán Sử nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh. Trong ngày đầu năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Điểm đặc sắc riêng biệt của chùa Quán Sứ là tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Đây là điều hiếm gặp tại các ngôi chùa trên đất nước Việt Nam.

Chùa Kim Liên

6-ngoi-chua-linh-thieng-tai-ha-noi-de-du-xuan-le-bai-dau-nam-1612842539-1

Chùa Kim Liên nằm phía Đông Bắc Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm của quận Tây Hồ. Chùa có kiến trúc độc đáo với đường nét của cung đình tinh xảo, toàn bộ cổng chùa được làm bằng gỗ rất đồ sộ và được chạm khắc công phu. Các hoa văn được khắc trên vì kèo, đầu cột, đầu mái chùa theo lối kiến trúc từ thế kỷ 17, chủ yếu là hình hổ phù, lá và hoa sen, hình rồng cách điệu, mây vờn… Không chỉ vào dịp Tết, đây là địa chỉ quen thuộc để người dân đến tìm sự thư thái, thanh tịnh và cấu bình an, may mắn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm