Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/12/2018, 14:07 PM

Đức Phật sử dụng thần thông, phép lạ như thế nào

Bài trước có đề cập đến ba phép lạ, thần thông mà Đức Phật dùng trong quá trình giảng pháp. Tuy nhiên, Ngài không lạm dụng các phép thần thông này.

Thái độ của Đức Phật đối với các loại thần thông

Bài liên quan

Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên những gì khác lạ với những hoạt động bình thườngcủa con người đều có sức hấp dẫn. Do đó, hầu hết dân chúng đều ngưỡng mộ những người có khả năng thi triển biến hóa thần thông vì cho đó là những khả năng đặc biệt từ những người siêu xuất. Những phép mầu như ảo hóa, huyễn hoặc ấy có sức lôi cuốn mãnh liệt khó cưỡng. Không chỉ người cư sĩ tại gia bị cuốn vào trong các biến hóa thần thông này, mà đến cả người xuất giathời Phật, như Tỳ-kheo Sunakkhatta cũng có thái độ bất mãn, phẫn nộ, từ bỏ đời sống xuất gia, trở lui về đời sống thế tục chỉ vì ông chỉ trích Phật không có thần thông biến hóa (Đại kinh sư tử hống, Trung bộ kinh, số 12).

Thật ra, Đức Phật thành tựu đầy đủ tất cả các loại thần thông nhưng Ngài rất hạn chế trong việc sử dụng chúng như là một cách biểu diễn năng lực đặc biệt nhằm đáp ứng tâm lý tò mò, hiếu kỳvới điều lạ lùng, khác người của số đông dân chúng, vì Ngài thấy điều này không đem lại lợi íchthiết thực nào cả.

Trong những tình huống cần thiết, Đức Phật vẫn sử dụng thần thông, nhưng Ngài sử dụng rất hạn chế và dè dặt. Trong Tăng chi bộ kinh, chương Hai pháp, phẩm I, ghi lại rằng, Đức Phật, như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra, cũng vậy, biến mất ở Thắng Lâm, hiện ra ở Đông Viên, theo lời yêu cầu của chư Thiên. Một lần khác, Đức Phật trên con đường đến Kusinara, đi đến sông Hằng. Lúc bấy giờ sông Hằng tràn ngập nước đến bờ bên kia. Có người đang đi tìm thuyền, có người đang đi tìm phao, có người cột bè để đi qua bờ bên kia. Thế Tôn mau lẹ như người lực sĩ co duỗi cánh tay, biến mất từ bờ bên này và hiện ra bờ bên kia với chúng Tỳ-kheo (Trường bộ kinh số 16: Kinh Đại bát Niết-bàn). Trong những trường hợpcần sự có mặt kịp thời của Đức Phật tại một nơi cách xa mà với cách di chuyển bình thườngNgài không thể đáp ứng, Đức Phật không ngại sử dụng thần thông như một phương tiện. Trong khoảnh khắc co duỗi cánh tay của một người khỏe mạnh, Ngài đã có mặt ở nơi cần đến. Đây là lý do chính đáng để sử dụng thần thông biến hóa. Điều này đối với Ngài bình thường và đơn giản, như thể chúng ta sử dụng các phương tiện đi lại để phục vụ cho nhu cầu của mình. Khi nào không gấp gáp và đoạn đường gần, ta đi bộ. Khi khoảng cách xa, ta đi xe máy và với không gianxa nữa, ta đi ô tô, máy bay.

Không những Đức Phật mà các đệ tử dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Ngài cũng không lạm dụng việc thi triển thần thông. Có lần chư Tăng đến nhà gia chủ Citta thọ trai theo lời mời của gia chủ. Hôm đó, trời nóng gay gắt, chư Tăng đổ mồ hôi “thân như bị chảy thành nước”. Trong lúc ấy, có vị Tỳ-kheo Mahaka mới tu chưa được bao lâu, liền dùng thần thông khiến cho có gió mát, có giông nổi lên và mưa bắt đầu rơi hạt, trời dịu mát. Rồi Tỳ-kheo trẻ này thưa vị Trưởng lãotrong chúng “như vậy là vừa rồi, bạch Trưởng lão” thì Trưởng lão ấy cũng xác nhận “như vậy là đủ rồi, cúng dường vậy là đủ rồi”. Sau đó, gia chủ Citta cảm kích năng lực thần thông của Tỳ-kheo Mahaka, mới theo về tịnh xá vị ấy ở, yêu cầu thi triển thần thông lần nữa cho gia chủ xem. Tỳ-kheo Mahaka bảo đem bó cỏ đặt trên một chiếc thượng y trong hành lang. Rồi Tôn giảMahaka vào trong tịnh xá, gài then cửa lại, thực hành thần thông lực khiến cho ngọn lửa phun ra từ lỗ ống khóa và giữa các khe cửa, đốt cháy cỏ nhưng không đốt cháy thượng y. Gia chủ Citta đập thượng y, hoảng hốt, lông tóc dựng ngược. Tỳ-kheo Mahaka, từ tịnh xá đi ra và nói với gia chủ Citta “thôi, như vậy là vừa rồi”. (Tương ưng bộ kinh, tập IV, chương XII, kinh số 4).

Như vậy, khi cần thiết, trong trường hợp này là lúc trời nóng quá, tạo nên sự khó chịu, không thể tập trung, ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của chúng Tăng khi đang thọ thực tại nhà gia chủ, chư Tăng cũng có thể vận thần thông để đem lại sự mát mẻ, dễ chịu cho đại chúng. Trong một  trường hợp khác, khi gia chủ yêu cầu, để xác chứng kết quả tu tập của mình nhằm tạo niềm tinvào Tam bảo cho người mới tiếp cận giáo pháp, Ngài cũng cho phép chư Tăng thể hiện năng lựcthần thông. Tuy nhiên, người thi triển thần thông không sa đà vào đó mà dừng lại ở điểm “như vậy là đủ rồi”, vì kết quả tu tập của một hành giả đâu chỉ ở khả năng thi triển thần thông? Rất nhẹ nhàng, bức thông điệp Ngài trao gởi cho các đệ tử rằng, đây chỉ là phương tiện để tạo môi trường tốt nhất, tâm lý thoải mái nhất để chư Tăng thực hành và hướng dẫn Chánh pháp mà thôi. Quan điểm của Đức Phật rất rõ ràng, nhất quán rằng chỉ thi triển thần thông khi thật sự cần thiết và chỉ để phục vụ cho việc hoằng pháp mà thôi.

Đức Phật không dùng thần thông để chiêu dụ người

Trong nhiệm vụ cảm hóa người khác bằng con đường giáo dục, chúng ta thấy Đức Phật đã lựa chọn một phương pháp rất đặc biệt, như được ghi chép trong kinh Kevaddha (Trường bộ kinh, số 11). Kevaddha yêu cầu Đức Phật dạy cho Tỳ-kheo hiện pháp thần thông để nhiếp phục dân chúng ở Nalanda. Thế Tôn từ chối không chấp nhận và dạy rằng trong ba pháp thần thông: Thần túc thông, Tha tâm thông, và Giáo hóa thần thông, Ngài chỉ lựa chọn Giáo hóa thần thông, tức là chỉ sử dụng phép mầu của giáo dục để cảm hóa mọi người mà thôi. Trong quá trình thực hiệngiáo dục thần thông này, trong một số tình huống cần thiết, Ngài sử dụng các loại thần thông kia như những phương tiện hỗ trợ cho quá trình này diễn ra hiệu quả hơn.

Biến hóa thần thông và tha tâm thần thông là kết quả của sự tu tập, thực hành Chánh pháp, do vậy, Ngài dùng từ “thành tựu” khi nói về các loại thần thông này. Tuy nhiên, đây chưa phải là cứu cánh giải thoát, nên đừng để dính mắc vào sự thành tựu này mà chướng ngại trên đường tu tập. Vả lại, không vì khả năng hơn người này mà sử dụng tùy tiện với mục đích không cao thượng. Đoạn kinh trên là một hồi chuông cảnh tỉnh cho hàng đệ tử xuất gia của Phật, không sử dụngchiêu trò gì, dưới bất kỳ hình thức nào, để lôi kéo, thu hút dân chúng đến với mục đích cho đông đảo về số lượng. Nhiệm vụ của người xuất gia là thắp sáng tâm lành của người tu học Phật, đáp ứng nhu cầu học pháp và hành pháp cho người có duyên với Phật pháp, chứ không phải dùng các cách “đắc nhân tâm” không phù hợp với Chánh pháp chiêu dụ cho đông đảo người về với mình vì mục đích lợi dưỡng. Nếu không nhắc nhở mình, người hướng dẫn pháp dễ dàng đi lệch hướng và bị cuốn vào vòng xoáy danh lợi khi sống bao vây giữa sự cung kính và lợi dưỡng của dân chúng mà xa dần con đường thực hành và hướng dẫn nếp sống phạm hạnh.

Có tình huống Đức Phật tạm thời dùng thần thông trong một thời điểm nào đó đối với chúng sanh còn mê mờ chưa giác ngộ, nhưng đó chỉ là phương tiện để dắt dẫn đối tượng đến với sự thực hành giáo pháp. Câu chuyện về Tôn giả Nanda, một người em cùng cha khác mẹ với Đức Phật, cho chúng ta thấy Đức Phật dùng thần thông để đưa Nanda lên quan sát cõi trời, nhìn thấy các thiên nữ xinh đẹp để Nanda so sánh sắc đẹp của các thiên nữ với người vợ đẹp mới cưới của mình, rồi Đức Phật hứa sẽ cưới 500 thiên nữ xinh đẹp cho Nanda sau khi Nanda thực hànhphạm hạnh rốt ráo, thành tựu đạo quả. Rốt cuộc, trong quá trình thực hành pháp, cảm nhận được hạnh phúc tối thượng của đời sống giải thoát, không dính mắc, tự tại của người xuất giaphạm hạnh, Tôn giả Nanda đến Đức Phật xin hủy lời hứa trước kia (Chú giải Kinh Pháp cú). Ở đây, Đức Phật dùng thần thông để chiêu dụ Nanda đến với giáo pháp, nhưng đó chỉ là cái cớ để tạo duyên cho Nanda thực hành pháp và chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát; đây mới là mục đích của Đức Phật vậy.

Dùng thần thông để có thể dễ dàng tiếp cận đối tượng

Đức Phật thường sử dụng các loại thần thông như là một phương tiện hỗ trợ cho công việc giáo hóa của Ngài được thuận tiện hơn và hiệu quả hơn. Cách Ngài sử dụng biến hóa thần thông và tha tâm thần thông trong các trường hợp đặc biệt được trình bày ở đây cho chúng ta hiểu rõ hơn về điều này. Trong  một số tình huống, Ngài dùng thần thông để có thể tiếp cận đối tượng cần giáo hóa một cách dễ dàng hơn, cụ thể nhất là trường hợp Đức Phật độ tướng cướp Angulimāla (Trung bộ kinh số 86: kinh Angulimāla; Trưởng lão tăng kệ, câu 866 đến 891). Khi cần thiết, Ngài dùng thần thông hiển lộ đầy đủ 32 tướng đại nhân để nhiếp phục một nhóm Bà-la-môn ngoại đạoquy ngưỡng Ngài và sẵn lòng tiếp nhận giáo pháp giải thoát (Trung bộ kinh số 91: kinh Brahmayu; kinh số 92: kinh Sela). Ta tìm hiểu kỹ hơn về trường hợp Ngài độ tướng cướp Angulimāla. Đây là một trong vài trường hợp hiếm hoi Đức Phật sử dụng biến hóa thần thông.

Để có thể tiếp cận với tướng cướp hung hãn này, Đức Phật chọn cách dùng đến thần thông là điều hợp lý nhất, vừa để kịp thời tiếp cận đối tượng, vừa tạo uy lực trước Angulimāla. Chính sự phi thường của Đức Phật bước đầu gây tò mò và thán phục đối với Angulimāla, để rồi từ đó, Đức Phật có khả năng cảm hóa tướng cướp bạo tàn này chịu dừng lại để có cuộc đối thoại với Ngài. Chính sự biến hóa thần thông của Đức Phật đã giúp tên cướp này thay đổi cách ứng xử. Angulimāla đã hành xử hoàn toàn khác với Đức Phật, thay vì với bao nhiêu người trước đó, hễ gặp mặt là tên cướp này liền giết một cách vô cảm, chặt ngón tay kết thành vòng hoa, rồi tiếp tụcđi tìm đối tượng khác để giết. Để tiếp cận một tên sát nhân máu lạnh như vậy, sử dụng biến hóa thần thông là điều vô cùng cần thiết và hợp lý. 

Thế nhưng, thần thông biến hóa này cũng chỉ được Đức Phật sử dụng rất hạn chế như một phương tiện để hỗ trợ quá trình cảm hóa, giáo hóa và giúp người chuyển hóa, chứ không hề lạm dụng. Mục đích rốt ráo, cứu cánh của Đức Phật là đưa Angulimāla ra khỏi quỹ đạo sống tội lỗi, tà kiến, mê si và đặt người này vào con đường thực hành Chánh pháp. Đức Phật đã tương kế tựu kế để có thể gởi bức thông điệp có tác dụng đánh động mạnh mẽ tâm thức của Angulimāla bằng câu nói “Ta đã dừng từ lâu; còn ngươi thì chưa dừng”. Đức Phật đã thành công trong việc cho người bệnh nặng uống thuốc bằng cách “cho ăn kẹo trước, bảo uống thuốc sau”; trước Ngài thể hiện thần thông, nhằm thỏa mãn lòng ham muốn hiếu kỳ của tướng cướp này, sau Ngài dùng tâm từ bi và trí tuệ để nhiếp phục Angulimāla. Nhìn cả quá trình cảm hóa này, ta thấy nhờ những lời khai tâm mở trí của Đức Phật đúng thời điểm mà một tướng cướp khát máu đã trở thành một vị Tỳ-kheo mẫu mực trong Tăng đoàn. Đây là gì mà không phải giáo hóa thần thông?

Trong suốt cuộc đời giáo hóa chúng sanh với mục đích giúp người chuyển mê khai ngộ, Đức Phật chỉ chú trọng đến giáo hóa thần thông, còn biến hóa thần thông và tha tâm thần thông, Ngài cho rằng đó là sự huyễn hóa, nguy hại và vô ích, đưa đến nhiều nguy hiểm nếu lạm dụng chúng (Tăng chi bộ kinh, chương Ba pháp, phẩm VI, kinh 60).

Thế nhưng, nếu biết kết hợp và sử dụng đúng lúc, có chừng mực thì những khả năng thần thông này có thể hỗ trợ hiệu quả trong quá trình giáo hóa, giúp người khai tâm mở trí và Đức Phật rất thành công khi làm như vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Phật làm tròn chữ hiếu với mẹ trước khi nhập Niết bàn

Đức Phật 13:54 19/04/2024

Trước khi nhập Niết Bàn, vì báo ân công đức sinh thành, Đức Phật đã diễn nói “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện” tại pháp hội ở cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu Ma Da. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành.

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Xem thêm