Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Một số phương diện hoằng pháp theo tinh thần kinh Pháp Hoa

Đức Phật là một nhà hoằng pháp vĩ đại mẫu mực trong việc truyền tải giáo lý cho thính chúng qua kinh Pháp Hoa với những nghệ thuật phương tiện tài tình khéo léo. Để hoằng pháp hiệu quả theo kinh nghiệm của Đức Phật giảng thuyết trong kinh Pháp Hoa nên đảm bảo những yếu tố như sau:

Tài đức của giảng sư

Giảng sư thuyết pháp cần hội đủ hai yếu tố tài năng và đức hạnh trên con đường hoằng pháp. Đức hạnh chính là đạo đức, phẩm hạnh, uy nghi phép tắc chuẩn chỉnh của bậc Thích tử thiền môn, giới hạnh tinh nghiêm, nếp sống thanh cao thoát trần, hạnh nguyện làm lợi ích cho đạo và đời, bậc thầy khả kính mô phạm được mọi người tôn quý. Tài năng chính là thông hiểu tam tạng thánh giáo, sự trải nghiệm tu tập tâm linh, hiểu biết tri thức nhân loại, trang bị đầy đủ kỹ năng, phương tiện để truyền giáo hiệu quả thích, ứng phù hợp với thời đại. Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy rằng: “Dược Vương! Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào, sau khi Đức Như Lai diệt độ muốn vì hàng bốn chúng mà nói kinh Pháp Hoa này thời phải nói cách thế nào? – Người thiện nam, thiện nữ đó phải vào nhà Như Lai, mặc y Như Lai, ngồi tòa Như Lai, rồi mới nên vì bốn chúng mà rộng nói Kinh này” [1].

Giảng sư phải có tâm từ bi rộng lớn, lòng nhẫn nhục nhu hòa, nắm chắc được chân lý và phương tiện giáo pháp, phải tự quán chiếu bản thân chỉnh sửa lỗi lầm, kiểm soát có chánh niệm ba nghiệp, trau dồi giới đức, đạo lực tu hành, chân tu thực học, có tâm huyết dấn thân hành đạo giúp cho Phật pháp được trường tồn lợi ích chốn nhân gian.

Nhân duyên với giảng sư

Trong đạo tràng thuyết pháp, tuy vị giảng sư tuyên dương chính pháp ngoài tài năng đức độ là yếu tố quan trọng cảm hóa người nghe nhưng chưa đủ để thành tựu một pháp hội mà cần phải có thính chúng đủ duyên lành tham dự pháp hội. Với người không có duyên, dù giảng sư nói bao nhiêu lời cũng là thừa, còn như đã hữu duyên thì chỉ cần xuất hiện, giảng sư cũng có thể đánh thức mọi giác quan của thính chúng. Trong hội Pháp Hoa, “Pháp của Phật chứng rất sâu khó hiểu, tất cả hàng Thanh văn cùng Duyên giác không thể đến được, khi Đức Phật nói lời đó, trong hội có các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Cận-sự-nam, Cận-sự-nữ, cả thảy năm nghìn người, liền từ chỗ ngồi đứng dậy lễ Phật mà lui về. Vì sao? Vì bọn người này gốc tội sâu nặng cùng tăng thượng mạn, chưa được mà nói đã được, chưa chứng mà cho đã chứng, có lỗi dường ấy, cho nên không ở lại. Ðức Thế Tôn yên lặng không ngăn cản” [2].

Cái gốc của hoằng pháp

Đức hạnh chính là đạo đức, phẩm hạnh, uy nghi phép tắc chuẩn chỉnh của bậc Thích tử thiền môn, giới hạnh tinh nghiêm, nếp sống thanh cao thoát trần, hạnh nguyện làm lợi ích cho đạo và đời, bậc thầy khả kính mô phạm được mọi người tôn quý.

Đức hạnh chính là đạo đức, phẩm hạnh, uy nghi phép tắc chuẩn chỉnh của bậc Thích tử thiền môn, giới hạnh tinh nghiêm, nếp sống thanh cao thoát trần, hạnh nguyện làm lợi ích cho đạo và đời, bậc thầy khả kính mô phạm được mọi người tôn quý.

Phật chỉ độ những người hữu duyên, mặc dù chuẩn bị đến giờ tuyên dương giáo pháp vi diệu Pháp Hoa nhưng thính chúng không tin nhận giáo pháp liền tự mình rời khỏi pháp hội, mất đi cơ hội ngàn năm một thuở đối với giáo pháp vô thượng tối tôn, Đức Phật tùy duyên không ngăn cản. Vì vậy, khi giảng sư đăng đàn thuyết giảng chính pháp trong pháp hội, ai không đủ duyên nghe pháp, chúng ta cứ để tùy duyên. Bên cạnh đó, giảng sư trong cuộc sống hiện tại phải phát Tứ hoằng thệ nguyện, quảng kết duyên lành rộng lớn với chúng sinh vạn loại để tạo bồ đề quyến thuộc, thính chúng hiện tại và tương lai đồng hành cùng đi sang bến giác.

Thuyết pháp phù hợp với căn cơ, nhu cầu thính chúng

Đệ tử Phật có phúc đức nhân duyên nghiệp báo không đồng nhau, nhiều căn cơ chủng tính trí tuệ khác nhau, sự thu nhận và hành trì đa dạng phong phú nên trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật thuyết pháp phân chia ra thành ba phần khác nhau gồm: pháp thuyết chu, dụ thuyết chu và nhân duyên thuyết chu. Đối với hàng đại đệ tử thượng căn với trí tuệ sâu rộng sáng suốt thấu hiểu được chính pháp như tôn giả Xá Lợi Phất thì Đức Phật thuyết pháp trực tiếp để độ đệ tử, hạng trung căn như tôn giả Tu Bồ Đề, Mục Kiền Liên… Thế Tôn thuyết pháp qua những thí dụ để hàng đệ tử thông hiểu, thực hành quán chiếu chứng đắc quả vị, còn hạng hạ căn thì Thế Tôn nói những nhân duyên thiện lành về kiếp quá khứ chư vị đệ tử từng gieo trồng, nay khuyến hóa tiếp tục hành trì tu tập để đạt quả vị thánh. Đức Phật tùy theo đối tượng thính chúng mà phương tiện thuyết giảng giáo pháp thành tam thừa cho phù hợp nhằm độ thoát tất cả chúng sinh nhưng thật ra chỉ có nhất thừa: “Xá Lợi Phất! Ðức Như Lai chỉ dùng một Phật Thừa mà vì chúng sanh nói pháp không có các thừa hoặc hai hoặc ba khác” [3].

Giảng sư thuyết pháp thành công, việc tìm hiểu đối tượng nghe pháp, nhu cầu thính chúng là hết sức quan trọng. Qua những câu hỏi giao tiếp làm quen thính chúng, thăm dò đối tượng sẽ giúp giảng sư có thiện cảm ban đầu tốt đẹp với thính chúng. Bên cạnh đó, giảng sư nắm được thông tin đối tượng thuyết giảng như: Trình độ Phật học, thế học, sở thích, nhu cầu đối tượng nghe pháp, lứa tuổi, … để từ đó có sự điều chỉnh bài giảng cho phù hợp với thực tế nhằm đạt kết quả hoằng pháp tốt nhất. Trong kinh Tương Ưng việc tìm hiểu căn cơ nhu cầu đối tượng trước khi thuyết pháp được Thế Tôn hết sức chú trọng: “Thế Tôn trong khi nhìn đời với Phật nhãn, thấy có hạng chúng sinh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng lợi căn, độn căn; có hạng tính thuận, tính nghịch; có hạng dễ dạy, khó dạy; một số thấy sự nguy hiểm phải tái sinh thế giới khác và sự nguy hiểm của những hành động lỗi lầm” [4].

Một số đặc điểm hoằng pháp của Đức Phật

Giảng sư thuyết pháp cần hội đủ hai yếu tố tài năng và đức hạnh trên con đường hoằng pháp.

Giảng sư thuyết pháp cần hội đủ hai yếu tố tài năng và đức hạnh trên con đường hoằng pháp.

Thuyết pháp đúng thời

Bản kinh Pháp Hoa với giáo lý tối thượng thừa dành cho Bồ tát tu hành đạt quả vị Phật, khi thời gian chưa đến căn cơ chưa đủ thì pháp nói ra không đạt kết quả mà ngược lại có thể làm cho đệ tử thối thất tâm Bồ đề. Trong phẩm thứ 7 kinh Pháp Hoa Phật dạy: “Ðức Như Lai cũng lại như thế, nay vì các ông mà làm vị Ðại Ðạo Sư, biết các đường dữ sinh tử phiền não hiểm nạn dài xa nên bỏ nên vượt qua. Nếu như chúng sinh chỉ nghe một Phật thừa thời chẳng muốn thấy Phật, chẳng muốn gần gũi”[5]. Vì thế trong những năm đầu thuyết pháp, Đức Phật nói ngũ thừa pháp để độ nhân, thiên, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và đến những năm cuối cuộc đời Ngài khi thời điểm đến Thế Tôn mới nói pháp nhất thừa, với tuệ giác quán chiếu Ngài biết nói sớm sẽ không phù hợp với căn cơ thính chúng.

Buổi giảng pháp được thành tựu tốt đẹp yêu cầu vị giảng sự phải thuyết pháp đúng thời điểm thích hợp như lời Đức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất:“Pháp mầu như thế, các Đức Phật Như Lai đến khi đúng thời mới nói đó như hoa linh thoại đến thời tiết mới hiện một lần. Xá Lợi Phất! Các ông nên tin lời của Phật nói không hề hư vọng” [6]. Hoa linh thoại đúng thời điểm mới trổ hoa, người nghe pháp được lợi ích nhất phải chọn thời điểm thuyết giảng thích hợp, khi nhân duyên chín mùi người nghe sẽ thích thú liễu ngộ thâm thúy nghĩa lý trong kinh như người đói được ăn, người nghèo được của báu, người mù được sáng, người đi đêm được đèn …

Môi trường thuyết pháp

Giảng sư hoằng pháp phải xem xét văn hóa tín ngưỡng bản địa vùng miền, tôn trọng hài hòa trên tinh thần đoàn kết, phương tiện ứng dụng những lời Phật dạy phù hợp với thực tế… giúp cho quá trình truyền đạo được hanh thông thuận lợi, thính chúng dễ dàng hoan hỷ tiếp thu chính pháp.

Trú xứ cần chuẩn bị đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh, môi trường thuyết giảng đầy đủ các cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho pháp sư và thính chúng trong buổi thuyết pháp như: âm thanh, ánh sáng, trang hoàng hội trường, điện, nước, bàn thuyết pháp, chỗ ngồi giảng sư thính chúng,… Trong kinh Pháp Hoa trước khi tuyên dương chính pháp Thế Tôn chuẩn bị đạo tràng lý tưởng để thuyết giảng: “Những nước của Phật biến hóa ra đó cũng dùng lưu ly làm đất, cây báu trang nghiêm cao năm trăm do tuần, nhánh lá hoa trái đều có thứ lớp tốt đẹp, dưới cây đều có tòa báu sư tử cao năm do tuần, dùng các thứ báu để trau dồi. Những nước đó cũng không có biển cả sông ngòi và các núi lớn: núi Mục-chơn-lân-đà, núi Thiết-vi, núi Ðại Thiết-vi, núi Tu-di v.v… thông làm một cõi nước Phật, đất báu bằng thẳng, các báu xen lẫn nhau làm màn trùm khắp ở trên, treo các phan lọng, đốt hương báu lớn, các hoa trời báu trải khắp trên đất” [7].

Hoằng pháp thời hội nhập

Tài năng chính là thông hiểu tam tạng thánh giáo, sự trải nghiệm tu tập tâm linh, hiểu biết tri thức nhân loại, trang bị đầy đủ kỹ năng, phương tiện để truyền giáo hiệu quả thích, ứng phù hợp với thời đại.

Tài năng chính là thông hiểu tam tạng thánh giáo, sự trải nghiệm tu tập tâm linh, hiểu biết tri thức nhân loại, trang bị đầy đủ kỹ năng, phương tiện để truyền giáo hiệu quả thích, ứng phù hợp với thời đại.

Ngày nay trên bước đường hoằng truyền giáo pháp thời đại công nghệ số hóa, thời đại công nghệ thông tin, con người có thể kết nối với nhau không giới hạn về mặt khoảng cách. Sứ giả Đức Như Lai với chủ trương đem ánh sáng từ bi trí tuệ, giáo lý Phật đà phổ độ nhân sinh, chúng ta cần phải trang bị kiến thức nội ngoại điển, hành trì tu tập lời Phật dạy, trang bị kỹ năng sư phạm thuyết giảng, công cụ phương tiện truyền giáo cần thiết phù hợp với thời đại để giúp cho chính pháp được lưu thông lan tỏa và hoàn thành chí nguyện hoằng pháp Phật tổ giao phó. Đệ tử Phật luôn tắm mình trong chính pháp, thực hành chính pháp, suy nghĩ công cuộc hoằng pháp lợi sinh và tiếp tục hành trình tiếp nối con đường Như Lai đã chọn: “Ta sẽ thuyết pháp một cách tuần tự, ta sẽ thuyết pháp với sự thấy hiểu trọn vẹn pháp môn, ta sẽ thuyết pháp với lòng thương yêu, ta sẽ thuyết pháp không vì danh lợi, ta sẽ thuyết pháp không làm thương tổn cho mình và người” [8]. Có như thế chính pháp mới được lưu truyền, chúng sanh mới được an lạc, giải thoát.

Chú thích:

[1] Thích Trí Tịnh (2007), Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, tr.303.

[2] Thích Trí Tịnh, sđd, tr.64.

[3] Thích Trí Tịnh, sđd, tr.66.

[4] Thích Minh Châu (2013), Kinh Tương Ưng Bộ – Tập I, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2013, tr.223.

[5] Thích Trí Tịnh, sđd, tr.249.

[6] Thích Trí Tịnh, sđd, tr.65.

[7] Thích Trí Tịnh, sđd, tr.314.

[8] Thích Minh Châu, Kinh Tăng Chi Bộ II, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2015, tr.193.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)

Kinh Phật 14:35 06/11/2024

Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.

Kinh Thiên sứ

Kinh Phật 06:26 31/10/2024

Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".

Kinh Điều Ngự

Kinh Phật 23:40 28/10/2024

Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:

Phật nói kinh vô thường

Kinh Phật 14:45 03/10/2024

Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?

Xem thêm