Đức Phật thành đạo đã xóa tan màn vô minh u tối của loài người
Đức Phật vừa thành đạo liền tuyên bố: “Lạ lắm thay! Hết thảy chúng sinh đều đầy đủ trí tuệ, đức tướng Như Lai”. Kinh Lăng Nghiêm và tất cả các kinh Đại thừa đều ấn chứng: “Mười phương Phật, mười phương chúng sinh đồng một thể tính thường trụ chân tâm. Chỉ khác nhau ở chỗ mê và ngộ”.
Một phen đã mê thì Phật tính gọi là tạng thức (A-lại-da). Tạng là cái kho chứa các chủng tử. Mỗi người sinh ra tuy hai bàn tay trắng nhưng trong tạng thức có mang theo đủ thứ nghiệp thiện ác. Rồi lớn lên, thân miệng ý lại tiếp tục tạo các nghiệp mới.
Nghiệp báo vận hành ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. Tuy vậy ai cũng có năng lực cải tạo vận mạng. Nếu mình không làm chủ đời mình thì nghiệp sẽ làm chủ, đưa mình vào vòng luân hồi sinh tử. Nếu ta hướng thượng thì giải thoát:
Hiện tại chúng ta thấy bằng nhãn thức.
Hiện tại chúng ta nghe bằng nhĩ thức.
Hiện tại chúng ta ngửi bằng tỵ thức.
Hiện tại chúng ta nếm bằng thiệt thức.
Hiện tại chúng ta xúc bằng thân thức.
Hiện tại chúng ta biết bằng ý thức.
3 thành tựu siêu việt Đức Phật chứng đạt được trong đêm Ngài thành đạo
Ý thức tuy liên kết với 5 thức trên nhưng vẫn độc lập trong phạm vi hoạt động của mình, thọ khổ vui, tưởng yêu ghét v.v… Phát xuất từ ý căn (Mạt na đặc biệt chấp ngã), ý thức là nguồn phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến v.v… 7 thức chủ động tạo nghiệp tức là gieo nhân luân hồi (chủng tử).
Khi chết, 6 căn ngừng hoạt động, 7 thức chấm dứt. Chủng tử tiềm ẩn trong tạng thức vẫn phát triển và biến hóa liên tục để dẫn tới sự thọ sinh đời sau. Gieo nhân hữu lậu, gặt quả hữu lậu, tiếp tục vòng luân hồi cứ mãi mãi không ngừng từ vô thủy.
Đức Phật thành đạo, khám phá ra nguồn nhân sinh tử nên phát minh phương cách giải thoát rất giản dị. Trước hết dùng ý thức quan sát phân biệt chính tà chân vọng. Chỉ quán song tu, ý thức chuyển thành Diệu quan sát trí. Mạt na được thức tỉnh, thoát phiền não thành Bình đẳng tính trí. Tạng thức hết mê mờ là Đại viên cảnh trí. 5 thức trước thay vì tạo nghiệp, từ nay làm việc gì cũng vâng theo Trí tuệ và Từ bi nên được tên là Thành sở tác trí. Rõ ràng nếu quay về tu 3 vô lậu học (giới định tuệ) thì tất cả chúng sinh đều có thể đầy đủ Trí tuệ Như Lai. Bởi vì Phật tính chính nhân ai ai cũng sẵn có.
Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)
Đã hơn 2.500 lần nhân loại làm lễ kỷ niệm này. Chúng ta tự nhận là con Phật, học Phật và cầu thành Phật, hẳn cũng cần nhận rõ Phật là gì? Ở đâu?
Nhất thừa viên đốn diệu pháp môn
Để chân thật thấy tính thành Phật
Tay cầm mắt xem tâm miệng tụng
Nên biết đều là đại nhân duyên
Thấy nghe tùy hỷ chứng Bồ-đề
Rốt ráo viên thành đạo vô thượng.
Trích bài giảng “Đức Phật Thành Đạo” - Tỳ-kheo-ni Hải Triều Âm toát yếu
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại
Đức Phật 12:00 20/11/2024Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.
Đức Phật lịch sử
Đức Phật 08:45 20/11/2024Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.
Đức Phật đến với chúng ta
Đức Phật 09:12 05/11/2024Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Xem thêm